Quá trình đô thị hóa trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi giai đoạn mang lại những biến đổi và phát triển riêng nhưng nhìn chung vẫn chưa được đồng bộ và trình độ chưa cao so với thế giới. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Phát biểu nào đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay? mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Phát biểu nào đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng giảm.
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C. Trình độ đô thị hóa tương đối cao.
D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
Đáp án đúng: B
2. Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam:
a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
– Thời kỳ Cổ đại: Vào thế kỷ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên của Việt Nam, biểu tượng cho sự hình thành sớm của nền đô thị hóa trong nước.
– Thời kỳ phong kiến: Các đô thị như Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng và Phố Hiến xuất hiện ở những vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại và quân sự. Những đô thị này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của triều đình và quân đội đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng.
– Thời kỳ Pháp thuộc: Người Pháp thiết lập nhiều đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, và Nam Định. Các đô thị này không chỉ phát triển về quy mô mà còn về cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị, trở thành trung tâm hành chính và thương mại quan trọng.
– Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Quá trình đô thị hóa bị đình trệ và các đô thị chịu nhiều tổn thất do chiến tranh. Các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá, làm chậm quá trình phát triển.
– Thời kỳ chống Mỹ (1954 – 1975): Đô thị hóa phát triển theo hai hướng khác nhau:
+ Miền Bắc: Xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với công nghiệp hóa, hình thành một số đô thị như Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh,…
+ Miền Nam: Chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” để tập trung dân cư nhằm phục vụ chiến tranh, dẫn đến tăng số dân đô thị nhưng không phát triển bền vững.
– Thời kỳ 1975 – nay: Đô thị hóa diễn ra tích cực hơn sau khi đất nước thống nhất, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị hiện đại.
b) Tỷ lệ dân thành thị tăng
– Dân số thành thị tăng: Số dân thành thị tăng nhanh và liên tục, từ 12,9 triệu người năm 1990 lên 22,3 triệu người năm 2005.
– Tỷ lệ dân thành thị tăng: Tỷ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% năm 1990 lên 26,9% năm 2005. Mặc dù tăng trưởng đáng kể, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
– Số lượng đô thị và dân số đô thị không đồng đều:
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: Có số lượng đô thị nhiều nhất (167 đô thị), chủ yếu là các đô thị nhỏ như thị trấn và thị xã, với số dân đô thị thấp.
+ Đông Nam Bộ: Có ít đô thị nhất (50 đô thị), nhưng tập trung nhiều đô thị quy mô lớn và có số dân đô thị cao nhất. Đây là khu vực phát triển đô thị mạnh mẽ nhất, với dân số đô thị cao gấp 5 lần so với vùng Tây Nguyên (6,928 nghìn người so với 1,368 nghìn người).
– Số thành phố còn ít: Tổng số thành phố chỉ có 38 trong tổng số 689 đô thị, cho thấy mạng lưới đô thị chưa phát triển toàn diện.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng?
Đô thị hóa tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do các đô thị là
A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng
B. Nơi có các trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế lớn
C. Nơi có động lực lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn kĩ thuật
D. Nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt
Câu 2: Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta là:
A. Trình độ đô thị hoá thấp.
B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
D. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Cần Thơ.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Câu 4: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 5: Nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế
A. có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
B. phân tán về không gian địa lí.
C. phân bố không đồng đều giữa các vùng.
D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
Câu 6: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:
A. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng , Đà nẵng
B. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ
C. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
D. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương
Câu 7: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do
A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động.
B. Vùng mới được khai thác gần đây.
C. Có nhiều trung tâm công nghiệp.
D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hóa nước ta:
A. Thời phong kiến, đô thị Việt Nam hình thành ở nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự.
B. Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được mở rộng và tập trung phát triển mạnh.
C. Từ 1945-1975, ở miền Bắc đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị có từ trước.
D. Từ 1975 đến nay, các đô thị phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt phát triển các đô thị lớn.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ đô thị hóa của nước ta còn thấp:
A. Hệ thống giao thông, điện, nước, môi trường và các công trình phúc lợi xã hội còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
B. Các vấn đề an ninh trật tự xã hội còn nổi cộm, chưa giải quyết triệt để.
C. Số lao động đang đổ xô tự do vào các đô thị để kiếm công ăn việc làm còn lớn.
D. Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau.
Câu 10: So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân số đô thị của nước ta ở mức:
A. Cao
B. Trung bình
C. Thấp
D. Rất thấp
Câu 11: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 12: Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay
A. Hà Nội
B. TP Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng
D. Đà Nẵng
Câu 13: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất
B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm
D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn
Câu 14: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần
A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị
B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị
C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa
D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa
Câu 15: Vùng có số lượng đô thị ít nhất nước ta là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 16: Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là
A. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
B. Tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật
C. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
D. Tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế
Câu 17: Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì
A. Pháp thuộc.
B. 1954 – 1975.
C. 1975 –1986.
D. 1986 đến nay.
Câu 18: Vùng có số lượng thị trấn nhiều nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 19: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 – 1975 có đặc điểm
A. phát triển rất mạnh trên cả hai miền.
B. hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
C. quá trình đô thị hoá bị chựng lại do chiến tranh.
D. miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chựng lại.
Câu 20: Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là
A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Câu 21: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta ( năm 2007) là
A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh
Câu 22: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị loại đặc biệt ( năm 2007) ở nước ta là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 23: Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1979 – 2014
Năm | Số dân thành thị | Tỉ lệ dân thành thị (%) |
1979 | 10,1 | 19,2 |
1989 | 12,5 | 19,4 |
1999 | 18,8 | 23,7 |
2014 | 30,0 | 33,1 |
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ kết hợp cột và đường
THAM KHẢO THÊM: