Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến? Giới thiệu bài thơ Bạn đến chơi nhà? Nội dung và bố cục của bài thơ Bạn đến chơi nhà? Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ bài thơ Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến? Bài văn mẫu?
Đã bao giờ bạn phải tiếp đón người tri kỉ của mình với một hoàn cảnh rất thiếu thốn chả có gì ngoài tình bạn giữa hai người chưa, đó là hoàn cảnh của
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên khai sinh là Nguyễn Thắng, quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam (hiện nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Quê nội tại Vị Hạ, xã Yên Đổ (hiện này là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).
Có thể nói, Nguyễn Khuyến sống giữa thời kỳ nước mất nhà tan với các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ nhưng kết quả đều bị thực dân Pháp dập tắt.
Nhà thơ là một tâm hồn, nhân cách người Việt Nam tiêu biểu với khí tiết, phẩm giá của người yêu nước chân chính luôn hòa mình vào nhân dân để thấu hiểu nỗi đau của họ, buồn vì sự cùng khổ của họ và đau đớn hơn thấy cảnh đất nước bị dày xéo.
Những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khuyến: Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, Quế Sơn thi tập, Bách Liêu thi văn tập, và nhiều những bài ca, hát ả đào, văn tế và các câu đối truyền miệng.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến là người vừa có đức vừa có tài luôn một lòng yêu nước, thương dân biểu hiện bằng ngòi bút đau khóc vì dân khiến cho các tác phẩm văn thơ của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi đi sâu vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ.
2. Giới thiệu bài thơ Bạn đến chơi nhà:
Bài thơ được rút ra từ tập Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381). Tiêu đề trong bản Quốc văn tùng ký chép là Gặp bạn ngồi chơi suông, còn trong bản Nam âm thảo chép là Gặp bạn ngồi suông tình.
Sau khi từ chức quan về quê ở ẩn, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống tại điền viên dân dã và giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉ thân thiết đã lâu không gặp đến ghé thăm, nhưng ông lại chẳng có gì để thiết đãi bạn mình. Trước tình cảnh thiếu thốn ấy, Nguyễn Khuyến đã sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào phúng và cũng đồng thời bày tỏ nỗi lòng của chính mình.
Bài thơ Bạn đến chơi nhà viết bằng chữ Nôm và thể thất ngôn bát cú đường luật.
3. Nội dung và bố cục của bài thơ Bạn đến chơi nhà:
Bài thơ ngợi ca tình bạn chân thành mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của nhà thơ nhưng cũng biểu lộ tình cảnh thiếu thốn, hạn hẹp của tác giả hay chính là cuộc sống của người dân trong thời kỳ loạn lạc nước mất nhà tan.
Bố cục bài thơ được chia thành 3 phần:
– Phần 1( gồm 6 câu đầu): Giới thiệu hoàn cảnh, tình huống người bạn tri kỉ đến chơi
– Phần 2 (gồm 6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình thiếu thốn đủ thứ khi bạn đến chơi nhà
– Phần 3 ( Câu thơ cuối): Khẳng định tình bạn chân thành, mộc mạc của tác giả
4. Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ bài thơ Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến:
4.1. Mở bài:
Trên cơ sở những thông đã cung cấp phía trên hãy giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời những phẩm chất quý giá của nhà thơ Nguyễn Khuyến, hoàn cảnh ra đời và nội dung Bài thơ Bạn đến chơi nhà.
4.2. Thân bài:
Tình bạn quý báu giữa tri âm, tri kỉ với nhau:
Câu đề (câu thơ thứ nhất): “Đã bấy lâu nay bác đến nhà”
– Sự đột phá, sáng tạo của tác giả thể hiện: trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường thì phần đề có 2 câu thơ (gọi là phá đề hoặc thừa đề) nhưng ở trong bài thơ này lại chỉ có một câu.
– Câu thơ như một lời chào đón đầy mừng rỡ, vui vẻ với sự thân tình của chủ nhà trước sự việc đến thăm của người bạn tri kỉ đã xa cách từ lâu rồi.
– Cách gọi vừa dân dã, mộc mạc vừa kính trọng nhưng lại là sự gắn bó lâu dài, thân thiết giữa hai người bạn được gói gọn trong từ đại từ “bác”
– Ba câu thực (câu thơ thứ 2, 3, 4): Lời phân trần thật thà không hề giấu diếm của người chủ nhà về sự tiếp đón đầy thiếu thốn, không chu đáo của mình
+ Tác giả dùng tới 3 câu thơ, trong khi đó thơ Đường luật phần này thường chỉ có 2 câu thơ
+ Ngôn từ thơ là lời nói tự nhiên, chân thành mộc mạc của một ông lão đã từ quan về nhà quê: với lí do thứ nhất: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa, tiếp đến là lí do thứ hai: Ao sâu nước cả khôn chài cá, và cuối cungfa là lí do thứ ba: Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Hai câu luận: Tiếp tục là lời phân trần với hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Câu thơ hài hước: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (nào là cá, gà, rồi cải, cà, bầu, mướp…), nhưng chỉ tiếc là đều đang độ nửa chừng dở dang, chưa để tiếp đãi được. Nói vui là như vậy thôi chứ thực chất là không có gì cả, vì cuộc sống của nhà thơ nơi quê nghèo quá thiếu thốn.
Hai câu kết: Sự thiếu thốn, nghèo nàn được đẩy lên cao điểm với hình ảnh trầu không có (bắt nguồn từ câu chuyện trong dân gian phải có trầu và nước khi nói chuyện tiếp khách.
Thôi thì vì nhà chả có gì nên đành: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ được coi là linh hồn của cả bài thơ. Tất cả sự chân tình thân thiết đều tập trung ở ba từ ta với ta. Chủ nhà và khách, chỉ bác và tôi với tình bạn sâu sắc, cảm động.
4.3. Kết bài:
Khẳng định lại nội dung của bài thơ và nêu quan điểm cá nhân về tình bạn của tác giả
5. Bài văn mẫu:
Các tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến thường phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc đất nước nhà tan, suy tàn cuộc sống. Trong một số tác phẩm ông viết về tình làng nghĩa xóm và tình bạn bè tri âm tri kỉ rất cảm động thì bài thơ Bạn đến chơi nhà là tiêu biểu nhất. Bài thơ sáng tác trong thời gian ông đã cáo quan về sống ẩn dật thể hiện tình bạn khăng khít giữa hai vị quan thanh liêm rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành cao đẹp ấy đã vượt qua bao nghi lễ tầm thường của thời đại lúc bấy giờ.
Mở đầu bài thơ là một lời tâm tình sâu sắc của tác giả và cũng như là một lời nói thân mật thủ thỉ của một người bạn dành cho tri kỉ của mình lâu ngày không gặp của mình. Trong mỗi câu thơ đó đọc giả cũng cảm nhận được tấm lòng thân ái, và thái độ thoải mái khi gặp lại người có cùng tâm tình, tư tưởng với mình trong hoàn cảnh lâu rồi mới được gặp nhau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Trong cả sáu câu thơ tiếp theo, tác giả Nguyễn Khuyến sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật để liệt kê, gợi tả ra hàng loạt những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống hiện tại của mình cũng như bao người dân thôn quê khác trong thời kì loạn lạc của đất nước. Tuy cũng có những sự phóng đại, nét phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không lẽ nào có thể phủ nhận được rằng kể cả trong hoàn cảnh ấy thứ duy nhất trong nhà có thể đem ra để đãi vị khách quý chỉ có sự chân thành của tác giả với tình bạn chân thành.
Lúc người bạn tri âm tới chơi nhà, trong gia đình lúc này lại chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo già cả. Tất cả những người trẻ đã đi ra ngoài làm việc cả rồi, chẳng còn ai để nhờ đi mua đồ để tiếp khách được nữa. Khi nghĩ đến cái chợ là nơi duy nhất có thể mua bán tất cả những đồ, mặt hàng cần thiết thì lại quá xa nhà, khiến chủ nhà không biết nên phải làm sao nữa. Đến ngay cả những món rau dân dã, thân thuộc nhất cũng chẳng có sẵn ở trong vườn nhà. Hàng loạt các hình ảnh dẫn chứng của nhà thơ như lời than trách tại sao “cải chửa ra cây”, tại sao “cà mới nụ”, sao mà đến cả “bầu vừa rụng rốn” và “mướp đương hoa” cũng như thế. Đến tận cuối cùng là ngay cả tới miếng trầu với xứng danh là “đầu câu chuyện” cũng không có để đưa cho người bạn của mình – đây vốn là những thứ cơ bản nhất trong mỗi cuộc gặp mặt, trò chuyện
Thế nhưng chừng ấy khó khăn thiếu thốn đã được thay thế bằng thứ cảm xúc vỡ òa và trở thành linh hồn của cả bài thơ: “ Bác đến chơi đây ta với ta”. Tất cả thứ vật chất tầm thường giờ đã chẳng thể sáng nổi với tấm lòng và sự chân thành của hai con người tri kỉ. Hai con người ấy là tác giả và cả người tri kỉ đã hòa quyện tâm hồn, chí hướng với nhau thành “ta với ta”. Đây cũng chính là thứ đáng quý nhất trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Bài thơ là tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến dành cho người bạn tri kỉ đến chơi nhà. Với chất thơ tự nhiên, ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thân thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên thỏa mái dễ chịu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cảnh vật và tình người đan xen hài hòa, ấm áp tình bạn tri âm, tri kỉ.