Phản ứng KOH + CH3COOH hay KOH ra CH3COOK hoặc CH3COOH ra CH3COOK thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là kiến thức liên quan đến axit axetic và một số bài tập có liên quan về KOH có lời giải, mời các bạn học sinh cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phương trình CH3COOH tác dụng với KOH:
CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O
là kali hydroxide (aq) – dung dịch.
CH3COOH là axetic acid (aq) – dung dịch.
CH3COOK là kali acetate (aq) – dung dịch.
H2O là nước (l) – lỏng.
Phản ứng này là một phản ứng trung hòa axit-bazo, trong đó axetic acid là một axit và KOH là một bazơ, tạo ra muối (kali acetate) và nước
Điều kiện đề CH3COOH tác dụng với KOH: Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.
2. Tính chất hóa học của Axit axetic:
* Tính axit yếu
Axit axetic là một axit hữu cơ mang đầu đủ tính chất của một axit yếu, yếu hơn axit HCl, H2SO4 nhưng mạnh hơn axit cacbonic H2CO3
Làm quỳ tím chuyển đỏ
Tác dụng với kim loại đứng trước H: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2↑
Tác dụng với bazơ: CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O
Tác dụng với oxit bazơ: 2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O
Tác dung với muối: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
* Tác dụng với rượu etylic
CH3COOH + C2H5-OH CH3COOC2H5 + H2O
axit axetic rượu etylic etyl axetat
* Phản ứng cháy
Axit axetic cháy trong oxi tạo sản phẩm gồm CO2 và H2O
3. Tính chất hoá học của KOH:
Kali hydroxide (KOH) là một hợp chất hóa học quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và hóa học. Đây là một bazơ mạnh và là một trong những chất kiềm có tính chất ưu việt trong các ứng dụng khác nhau. Dưới đây là một số tính chất hoá học quan trọng của KOH:
Tính bazơ mạnh: Kali hydroxide là một bazơ mạnh trong nước. Nó phản ứng hoàn toàn với axit để tạo ra muối và nước. Ví dụ, phản ứng của KOH với axit axetic đã được thảo luận ở trên.
Tính ứng dụng trong phản ứng trung hòa: Do tính bazơ mạnh, KOH thường được sử dụng để trung hòa axit trong nhiều ứng dụng. Ví dụ, trong sản xuất xà phòng, KOH được sử dụng để trung hòa axit béo và tạo ra muối (xà phòng) cùng với glycerol.
Tính phân huỷ: Kali hydroxide có khả năng phân huỷ nhanh chóng trong nước, tạo ra nhiệt và tạo ra dung dịch kali hydroxide loãng. Phản ứng phân huỷ này là một phản ứng exothermic.
Tính hấp thu nước: KOH là một chất hút ẩm mạnh. Nó có khả năng hấp thụ nước từ không khí, tạo ra dung dịch có thể bão hòa. Do đó, KOH thường được sử dụng làm chất hút ẩm trong các ứng dụng như bảo quản thực phẩm hoặc làm chất khử ẩm trong quá trình sản xuất và lưu trữ.
Tính Oxy hóa: Trong điều kiện phù hợp, kali hydroxide có thể tham gia vào các phản ứng oxy hóa, đặc biệt là khi kết hợp với một chất oxi hóa mạnh. Ví dụ, trong phản ứng với dung dịch clo, KOH có thể tạo ra khí clo và nước theo phản ứng:
2KOH+Cl2→KCl+KClO+H2O
Tính tác dụng với kim loại: Kali hydroxide có khả năng tác dụng với nhiều kim loại, tạo ra dung dịch của muối kim loại và nước. Ví dụ, với nhôm, phản ứng sẽ tạo ra dung dịch của muối kali aluminate và hydro.
2Al+2KOH+6H2O→2KAl(OH)4+3H2
Tính chất hoá học đa dạng của kali hydroxide làm cho nó trở thành một trong những hợp chất quan trọng trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ sản xuất hóa chất đến công nghệ thực phẩm và dược phẩm.
4. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1. Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi giảm dần từ trái qua phải là:
A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH
B. CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH, C2H6
C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH
D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi giảm dần từ trái qua phải là: CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH, C2H6
Câu 2. Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A. HCHO và CH3COOH
B. C3H5(OH)3 và HCHO
C. C3H5(OH)3 và CH3COOH
D. C2H4(OH)2 và CH3COCH3
Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2→ [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O
Câu 3. Axit acrylic (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch:
A. K2CO3
B. Br2
C. KCl
D. Ba(HCO3)2
Câu 4. Cho 4,92 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH, H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch KOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau khi phản ứng là
A. 3,34 gam
B. 3,52 gam
C. 6,68 gam
D. 8,42 gam
Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng :
Sơ đồ phản ứng tổng quát:
X + NaOH → Muối + H2O (1)
0,08 → 0,08 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mmuối= mX+ mNaOH – mH2O= 4,92 + 0,08.40 – 0,08.18 = 6,68 gam
Câu 5. Cho 11,52 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 14,56 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH2=CHCOOH.
B. CH3CH2COOH.
C. CH3COOH.
D. HC≡CCOOH.
Tính toán trên phương trình phản ứng theo qui tắc tam suất
Công thức axit đơn chức mạch hở có dạng RCOOH
2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O
2.(R + 45)g (2R + 128) (g)
11,52 g 14,56 g
=> 11,52.(2R + 128) = 14,56.(2R + 90)
=> R = 27 (CH2=CH-)
Vậy X là CH2=CH-COOH
Câu 6. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?
A. Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
B. Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo và tơ nhân tạo.
C. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 đến 5%.
D. Bằng cách oxi hóa etan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axetic
Câu 7. Có các nhận định sau:
(1)Từ 1 phản ứng có thể chuyển ancol etylic thành axit axetic.
(2) Từ CO có thể điều chế được axit axetic.
(3) Axetandehit có công thức là CH3CHO.
(4) Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(5) Ancol etylic tác dụng được với NaOH.
Số nhận định không đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. => Sai. Không làm đổi màu quì.
Ancol etylic tác dụng được với NaOH. => Sai.
Câu 8. Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(a) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân
(b) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau
(d) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ
(e) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Nhận xét đúng là (a), (d).
(b) sai do saccarozơ không tráng bạc.
(c) sai do hai chất này đều có dạng (C6H10O5)n nhưng hệ số n khác nhau.
(e) sai do thuỷ phân tinh bột thu được glucozơ.
Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có anđehit mới tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Cho a mol anđehit đơn chức tham gia phản ứng tráng bạc thì luôn thì được 2xmol Ag.
C. Các chất có công thức phân tử C2H4O2 đều tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Phản ứng tráng bạc dùng để phân biết glucozơ và saccarozơ.
Các hợp chất có nhóm CHO như CH3CHO, HO-CH2-CHO, HCOOCH3,…đều tham gia phản ứng tráng bạc⇒Nhận định A sai.
B sai
CH3COOH có công thức phân tử là C2H4O2 không tham gia phản ứng tráng bạc
⇒ Nhận định C sai.
Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc, saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc ⇒
Phản ứng tráng bạc dùng để phân biệt glucozơ và saccarozơ ⇒
⇒ Nhận định D đúng.
Câu 10. Đánh giá nào sau đây đúng về pH của dung dịch CH3COOH 0,2M ?
A. 2 < pH < 7
B. pH < 2
C. pH = 2
D. pH > 7
CH3COOH là axit yếu nên pH < 7
CH3COOH CH3COO- + H+.
Do CH3COOH không phân li hoàn toàn nên [H+] < 0,2 → pH >2
Vậy 2< pH(CH3COOH) < 7.