Phân tích tương đồng doanh nghiệp được hiểu là một quy trình được sử dụng để nhằm mục đích đánh giá giá trị của một công ty sử dụng các số liệu của các doanh nghiệp khác có qui mô tương tự trong cùng ngành. Vậy phân tích tương đồng doanh nghiệp là gì? Đặc điểm và vai trò như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân tích tương đồng doanh nghiệp là gì?
Khái niệm phân tích tương đồng doanh nghiệp:
Phân tích tương đồng doanh nghiệp được hiểu là một quy trình được sử dụng để nhằm mục đích đánh giá giá trị của một công ty sử dụng các số liệu của các doanh nghiệp khác có qui mô tương tự trong cùng ngành.
Phân tích tương đồng doanh nghiệp đã so sánh hiệu quả hoạt động với giả định rằng các công ty tương tự sẽ có bội số định giá tương tự. Các chủ thể là những nhà phân tích đưa ra một danh sách các số liệu thống kê có sẵn cho các công ty đang được xem xét và tính toán các bội số định giá để nhằm mục đích so sánh chúng.
Phân tích tương đồng doanh nghiệp trong tiếng Anh là gì?
Phân tích tương đồng doanh nghiệp trong tiếng Anh là Comparable Company Analysis.
2. Đặc điểm phân tích tương đồng doanh nghiệp:
Một trong những điều đầu tiên mà các chủ thể là những nhân viên ngân hàng cần biết là làm thế nào để có thể thực hiện phân tích so sánh hoặc phân tích tương đồng doanh nghiệp. Có một quy trình rõ ràng để nhằm mục đích có thể tạo ra một phân tích tương đồng doanh nghiệp.
Thông tin trong báo cáo phân tích tương đồng doanh nghiệp được sử dụng để nhằm mục đích có thể xác định ước tính giá trị gần đúng cho giá cổ phiếu hoặc giá trị công ty.
Để có thể thực hiện phân tích tương đồng doanh nghiệp, đầu tiên chúng ta sẽ cần thành lập một nhóm bao gồm các công ty có quy mô tương tự trong cùng ngành hoặc khu vực. Các chủ thể là những nhà đầu tư sau đó có thể so sánh một công ty cụ thể với các đối thủ cạnh tranh một cách tương đối.
Thông tin này có thể được sử dụng để nhằm mục đích có thể xác định giá trị doanh nghiệp của công ty và nhằm để tính các tỉ lệ khác được sử dụng để so sánh một công ty với các công ty ngang hàng trong nhóm.
3. Phân tích tương đồng doanh nghiệp và phân tích tương đối:
Có nhiều cách được sử dụng nhằm mục đích để có thể định giá một công ty. Các phương pháp phổ biến nhất dựa trên dòng tiền và hiệu suất tương đối so với các công ty tương đồng.
Các mô hình định giá dựa trên tiền mặt, chẳng hạn như phương pháp chiết khấu dòng tiền cũng có thể giúp các chủ thể là những nhà phân tích tính toán giá trị nội tại dựa trên các dòng tiền trong tương lai. Giá trị này sau đó được so sánh với giá trị thị trường thực tế.
Nếu giá trị nội tại cao hơn giá trị thị trường, cổ phiếu bị định giá thấp. Nếu giá trị nội tại thấp hơn giá trị thị trường, cổ phiếu bị định giá quá cao.
Ngoài việc định giá giá trị nội tại, các chủ thể là những nhà phân tích có thể định giá dòng tiền bằng cách so sánh tương đối, so sánh tương đối sẽ cho phép các chủ thể là những nhà phân tích phát triển các điểm chuẩn hay giá trị trung bình của ngành.
Các biện pháp định giá phổ biến nhất hiện nay đã được sử dụng trong phân tích tương đồng doanh nghiệp cụ thể đó là giá trị doanh nghiệp trên doanh số (EV/S), tỉ số giá trên thu nhập (P/E), chỉ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) và hệ số giá trên lợi nhuận (P/S).
Nếu tỉ lệ định giá của công ty mà lại cao hơn mức trung bình danh sách các công ty ngang hàng, công ty bị định giá quá cao. Nếu tỉ lệ định giá thấp hơn mức danh sách các công ty trung bình ngang hàng, công ty bị định giá thấp.
Khi sử dụng kết hợp mô hình định giá nội tại và mô hình so sánh tương đối với các thước đo định giá gần đúng sẽ giúp các chủ thể là những nhà phân tích nắm bắt được giá trị thực của một công ty.
4. Các thuật ngữ liên quan phân tích tương đối doanh nghiệp:
Tìm hiểu về giá cổ phiếu:
Giá cổ phiếu được hiểu là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần quan tâm khi quyết định mua hau bán cổ phiếu. Chỉ số giá biến động hàng ngày, chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Giá cổ phiếu được hiểu cơ bản là mức giá của cổ phiếu tại một thời điểm nhất định. Hay chúng ta hiểu là số tiền mà các chủ thể là những nhà đầu tư cần bỏ ra để nhằm mục đích có thể mua một đơn vị cổ phiếu tại thời điểm hiện tại đang giao dịch trên thị trường.
Giá cổ phiếu là dữ liệu quan trọng để nhằm mục đích đánh giá doanh nghiệp có đáng đầu tư không, hay tình hình kinh tế của các đơn vị phát hành. Dựa trên giá cổ phiếu, người chơi quyết định giao dịch mua bán để nắm bắt cơ hội sinh lời, tạo ra lợi nhuận.
Giá cổ phiếu biến động theo nhiều yếu tố khác nhau cụ thể như là: Nhu cầu thị trường, tin tức về doanh nghiệp, năng lực hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình kinh tế thị trường hay yếu tố chính trị…
Giá trị doanh nghiệp:
Giá trị doanh nghiệp trong tiếng Anh là Enterprise Value, viết tắt là EV. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giá trị doanh nghiệp như sau:
– Từ góc độ thị trường ta hiểu giá trị doanh nghiệp là thước đo tổng giá trị của một công ty, thường được sử dụng như một sự thay thế toàn diện hơn cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (hay giá trị vốn hóa thị trường).
– Theo quan niệm của học thuyết Các Mác, giá trị doanh nghiệp được hiểu cơ bản là giá trị của toàn bộ các tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu hiện tại của doanh nghiệp.
– Theo quan niệm của các chủ thê là những nhà kinh tế học theo trường phái lợi ích, giá trị doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lợi ích hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai.
Chỉ số P/E:
Chỉ số P/E trong tiếng Anh gọi là: Price to Earning Ratio.
Chỉ số P/E được hiểu là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty.
Hệ số giá/giá trị sổ sách:
Hệ số giá/giá trị sổ sách trong tiếng Anh là Price-To-Book Ratio, thường kí hiệu là P/B.
Hệ số giá/giá trị sổ sách bằng giá trị thị trường của cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách hiện tại của cổ phiếu.
Ý nghĩa của hệ số giá/giá trị sổ sách và lưu ý khi sử dụng:
– Thông thường, giá trị của hệ số giá/giá trị sổ sách (P/B) càng tiến gần 1 càng tốt bởi vì khi đó thị trường đang đánh giá giá trị cổ phiếu sát với giá trị vốn có của nó, tuy nhiên, cũng có những trường hợp gây nhầm lẫn như doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều và giá trị cổ phiếu đang thấp nhưng cũng tiến gần giá trị 1…
– Khi các chủ thể sử dụng hệ số P/B, người sử dụng cần lưu ý đặc biệt đến các đặc thù về ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn hệ số này đặc biệt sử dụng phù hợp với các ngành dịch vụ vì đối với các doanh nghiệp loại này thì giá trị sổ sách tương đối sát với giá trị thị trường.
– Về cơ bản, hệ số này đảm bảo yêu cầu nhất quán về cả tử số và mẫu số đều đo lường giá trị vốn cổ phần. Tuy nhiên, khả năng hệ số này không nhất quán vẫn có thể xảy ra nếu bạn không cẩn thận trong cách ước tính giá trị sổ sách của vốn cổ phần trên mỗi cổ phần.
Hệ số giá/doanh thu:
Hệ số giá/doanh thu trong tiếng Anh là Price-To-Sales Ratio, kí hiệu: P/S.
Hệ số giá/doanh thu là hệ số được tính toán bằng cách lấy giá trị thị trường của cố phiếu chia cho doanh thu của cổ phiếu.
Công thức xác định: P/S = Giá trị thị trường/Doanh thu của cổ phiếu
Ý nghĩa của hệ số P/S:
– Hệ số giá/doanh thu đã cho thấy thị trường định giá bao nhiêu mỗi đô la doanh số của công ty. Hệ số này phát huy hiệu quả trong việc định giá các cổ phiếu tăng trưởng chưa mang lại lợi nhuận hoặc phải chịu một thất bại tạm thời.
– Hệ số giá/doanh thu dựa trên doanh thu và nhằm mục đích để xác định xem doanh thu được đánh giá cao như thế nào. Hệ số giá/doanh thu khi càng cao thì giá trị được đánh giá từ doanh thu càng lớn.
– Đối với phương pháp này, các chủ thể là những nhà phân tích cho rằng tăng trưởng doanh thu mạnh và ổn định là yêu cầu đối với một công ty tăng trưởng. Ngoài ra, so với tất cả số liệu trên các báo cáo tài chính, thông tin về doanh số ít bị tác động bởi các thủ thuật trong công tác kế toán.
– Trong các giai đoạn mà doanh nghiệp ở thời kì bão hòa, thời kì biến động mạnh hoặc trường hợp mà thu nhập của công ty bằng 0 thì tỉ số này được sử dụng thay thế cho các tỉ số nêu trên một cách phù hợp.
– Tuy nhiên, thông thường thì tỉ số này cũng rất ít được sử dụng, hệ số giá/doanh thu thường dùng để nhằm mục đích có thể so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành nhiều hơn và chính xác hơn là dùng để định giá một doanh nghiệp riêng lẻ.