Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt:
- 2 2. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt:
- 3 3. Dàn bài phân tích tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau ngắn gọn nhất:
- 4 4. Dàn bài phân tích tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau chi tiết nhất:
- 5 5. Mẫu bài văn phân tích tâm trạng nhân vật Tràng vào buổi sáng hôm sau hay nhất:
1. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt:
Tràng là chàng trai xấu xí, độc thân, ế vợ sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp, Tràng phải làm nghề kéo xe thóc thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày. Tuy nhiên, qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, “Thị” theo không anh về làm vợ.
Khắc hẳn với nét tính cách mà Tràng gặp thị. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ, bà vừa ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là mẹ; vừa đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất. Gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống từ khi có nàng dâu đã thay đổi hoàn toàn, sự bừa bộn được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tươm tất. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn. Tuy nhiên, ở đoạn cuối tác phẩm hiện lên hình ảnh đắt giá. Đó là câu chuyện thị về hình ảnh người ta phá kho thóc Nhật cứu đói. Nó đã mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.
2. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt:
Nhan đề gợi tình huống éo le, kích thích trí tò mò người đọc, bởi lẽ, người ta có thể nhặt thứ này, thứ khác, chứ không ai lại nhặt được “vợ”. Bởi theo quan niệm xa xưa, dựng vợ gả chồng là việc lớn, thiêng liêng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, không thể qua quýt, coi như trò đùa.
“Vợ nhặt” là điều trái khoáy, oái ăm, bất thường, vô lí, song lại rất có lí, hợp tình. Bởi nó, bản thân nhan đề tự nó đã gợi ra cảnh ngộ éo le, sự rẻ rúng của giá trị con người. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Dàn ý diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau.
3. Dàn bài phân tích tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau ngắn gọn nhất:
3.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm
– Giới thiệu vào đoạn trích tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau: Nhà văn Kim Lân đã tập trung miêu tả đến tả tâm trạng và những cảm nhận của Tràng trong buổi sáng hôm sau, thể hiện sức mạnh của tình thương, của hạnh phúc có thể làm đổi thay con người.
3.2. Thân bài:
– Buổi sáng hôm sau, nhân vật Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận lần đầu, Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng “có cái gì vừa thay đổi mới lạ” khi có sự xuất hiện của nàng dâu mới.
– Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp, nhưng những hình ảnh bình dị này nhưng lại khiến cho Tràng xúc động, Tràng thấy cuộc sống của mình thay đổi hẳn:
+ Suy nghĩ trở nên trưởng thành, chín chắn hơn trước kia.
+ Tràng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với vợ con, với gia đình nhỏ của mình, bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
+ Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng.
– Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới qua lời kể cuaqr Thị đã hiện lên trong đầu Tràng đã gợi ra sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Tràng.
3.3. Kết bài:
Ý nghĩa đoạn trích: Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau, đã tiếp nối mạch diễn biến của câu chuyện, thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với nhân vật của mình, cũng thể hiện những khát khao sống mạnh mẽ, mãnh liệt đang ấp ủ của những người nông dân nghèo.
4. Dàn bài phân tích tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau chi tiết nhất:
4.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả và đoạn trích
– Khái quát về nội dung đoạn trích tâm trạng Tràng vào buổi sáng hôm sau khi có Thị.
4.2. Thân bài:
– Khái quát về hoàn cảnh Tràng nhặt được vợ và tâm trạng của Tràng khi có vợ trong chiều ngày hôm trước.
– Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng hôm sau:
+ Hắn cứ tưởng mình đang mơ, tâm trạng cứ lơ lửng một cách êm ái vì giấc mơ ấy thật đẹp.
+ Tràng nhận ra sự thay đổi của từ bên ngoài “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”, hắn không còn vô tâm, hời hợt nữa, hắn nhìn những vật xung quanh: nhà cửa được dọn sạch, mấy chiếc quần áo rách như tổ đĩa đã được đem ra sân hong… và cảm động trước cảnh tượng mẹ chồng và nàng dâu cùng nhau dọn dẹp.
+ Tình cảm của Tràng trỗi dậy, “bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng, hắn cảm nhận được mình đã có một gia đình. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Tràng thấy cuộc đời mình đã thay đổi và hắn đã trưởng thành hơn, hắn thấy hắn phải có trách nhiệm hơn với gia đình.
+ Sự thay đổi cuối cùng xuất hiện ở chi tiết cuối của tác phẩm là hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” cùng sự tiếc rẻ của Tràng cho thấy sự vận động tích cực trong suy nghĩ của người nông dâ
– Nhà văn đã khắc họa diễn biến tâm lí của nhân vật thông qua việc tập trung miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩa, để cho thấy được sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng của Tràng đại diện cho những người nông dân hiền lành, chất phác nhưng giàu tình yêu thương, sức sống và khát vọng mãnh liệt.
* Liên hệ với hình ảnh Chí Phèo để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhà văn.
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu:
+ Hắn nhận ra cuộc sống xung quanh với những điều bình dị mà lâu rồi hắn chưa thấy: Đi từ hiện tại Phèo nhớ đến quá khứ, rồi lại nghĩ đến thực tại, hắn thấm thía nỗi đau của đời mình, lo sợ bệnh tật, tuổi già và cô độc.
+ Khi được Thị Nở bưng cho bát cháo hành tâm trạng hắn từ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, rồi cảm động và ân hận, trong lòng hắn trỗi dậy một khao khát muốn được hoàn lương, được sống thân thiện.
4.3. Kết bài:
– Khái quát lại vẻ đẹp và ý nghĩa của nhân vật Tràngtrong tác phẩm.
– Nêu suy nghĩ của cá nhân về nhân vật.
5. Mẫu bài văn phân tích tâm trạng nhân vật Tràng vào buổi sáng hôm sau hay nhất:
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn với đề tài quen thuộc về hình ảnh nông thôn và người nông dân với những thú vui đồng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khác với Tô Hoài – Kim Lân không khai thác đời sống con người nơi rẻo cao Tây Bắc mà lại lấn sâu vào cuộc sống của người dân quê – những con người gắn bó thiết tha với quê hương và cách mạng những năm 1945. Tuy số lượng tác phẩm của ông không nhiều nhưng nó đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về cả phong cách nghệ thuật lẫn giá trị nhân đạo của chúng. Tiêu biểu trong số đó là truyện ngắn “Vợ nhặt”. “Vợ nhặt” là bức tranh phản ánh chân thực cuộc sống nghèo khổ, đói kém của người dân làng quê Việt Nam trong nạn đói 1945. Vẻ đẹp ấy được hiện lên một cách trọn vẹn qua hình ảnh nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi đã có vợ.
“Vợ nhặt” là những hình ảnh chân thực được Kim Lân lấy cảm hứng từ bối cảnh từ nạn đói khủng khiếp 1945, hơn hai triệu người chết đói ở nước ta. Nhưng kì lạ thay, trong sự đói khát cùng cực ấy, cận kề bên cái chết, những người dân Việt Nam luôn hướng về sự sống, ánh sáng, hạnh phúc, tương lai, phải chăng, đó là chất “mười” kì diệu, là khát vọng sống mạnh mẽ của con người Việt Nam. Truyện ngắn “Vợ nhặt” xoay quanh một sự kiện đặc biệt quan trọng liên quan đến nhân vật Tràng – người nông dân ngụ cư nghèo, ế vợ, bỗng dưng lại nhặt được người “vợ” giữa tình cảnh trớ trêu.
“Tràng” được Kim Lân khắc họa là một chàng trai xấu xí, nghèo khổ, ế vợ, làm công việc kéo xe bò thuê, công việc bấp bênh. Anh là hình ảnh điển hình của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, những lớp người đang đứng trước ngưỡng cửa cái đói – cái chết như Lão Hạc của
Cũng thức dậy như mọi ngày, nhưng sao hôm nay Tràng thấy lạ lắm. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, hắn dường như cảm thấy mình đã trở thành một người hoàn toàn khác hẳn, niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập trong lòng hắn. Tràng ngạc nhiên trước cảnh tượng nhà cửa: nhìn vợ với mẹ đang quét dọn sân vườn, mọi thứ được sắp xếp lại một cách gọn gàng, ngăn nắp. Một ý nghĩ hạnh phúc đang hiện hữu trong cuộc sống của bởi lần đầu tiên Tràng được sống trong cảm giác rất người, cảm giác người êm ái, lửng lơ như vừa đi ra trong giấc mơ. Hạnh phúc đã khiến Tràng trở nên khác lạ hẳn “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người” , “hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.
Dường như, cái gốc của sự thay đổi ấy chính là gia đình, là niềm khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình ngay cả khi Tràng đang đứng bên bờ vực của cái đói, sự chết chóc. Song, chi tiết đắt giá nhất của Kim Lân xuất hiện trong câu văn “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì đó để tu sửa lại căn nhà”. Hai chữ “xăm xăm” gợi lên bao nhiêu là niềm hớn hở, háo hức trong tâm hồn và cả trong bước chân của Tràng. Hành động “xăm xăm” này là sự thay đổi từ trong tính cách của nhân vật, từ vô lo, vô nghĩ sang sống có trách nhiệm với gia đình mình. Đó là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt thay đổi cả số phận lẫn tình cảm của Tràng, khiến Tràng trở nên trưởng thành, chín chắn hơn, có trách nhiệm với tổ ấm của chính mình.
Tuy nhiên, hình ảnh chân thực của cuộc sống đã kéo chúng ta trở lại thực tại. Bữa cơm cưới đầu tiên trông thật thảm hại, chỉ có một cái mẹt rách, một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối và nồi cháo loãng. Hơn nữa, miếng cháo cám đưa lên miệng đắng chát, nghẹn bứ trong cổ họng cùng với âm thanh tiếng trống thúc thuế dồn dập. Trước lời giải thích của thị“trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”, Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi rồi vỡ lẽ khi nhớ lại hình ảnh đám người đói đi trên con đê hóa ra là Việt Minh. Rồi hỉnh ảnh “lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới”. Sự có mặt của chi tiết nghệ thuật này khiến cho câu chuyện có một cái kết mở, dường như, người ta thấy đâu đó được tia hi vọng về sự sống, về khát vọng đấu tranh của con người trước cảnh nghèo đói, đây là nét khác biệt trong tác phẩm của Kim Lân. Dù thiên truyện đóng lại nhưng số phận của các nhân vật vẫn tiếp tục được vận động theo hướng lạc quan đi lên chứ không bế tắc như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo,…
Qua truyện ngắn “Vợ nhặt” ta thấy được cách xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn Kim Lân hết sức đặc biệt, mỗi nhân vật đều bộc lộ được những tính cách, phẩm chất khác nhau đại diện cho lớp người trong xã hội. Tác phẩm đã thành công khi miêu tả diễn biến tâm trạng cũng như lời nói, tính cách của Tràng để “Vợ nhặt”. Trước những tình cảnh éo le, cảm động ấy thì “Vợ nhặt” như một khúc nhạc đầy bi thương và xót xa trước những gì lẽ ra là cao quý lắm đối với con người. Qua tác phẩm, Kim Lân đã gửi gắm những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ từ những hình ảnh chân thực.