Mục lục bài viết
1. Phân tích tâm trạng Liên trong truyện Hai đứa trẻ hay nhất:
Xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn 5 năm nhưng Thạch Lam sớm khẳng định là cây bút truyện ngắn độc đáo. Được rút ra từ tập truyện ngắn ” Nắng trong vườn”, ” Hai đứa trẻ” – truyện ngắn tiêu biểu thể hiện độc đáo phong cách không trộn lẫn với ai của Thạch Lam. Với “Hai đứa trẻ” người đọc ai cũng đều thấy cảnh đợi tàu chính là sự kiện tiêu biểu để ngòi bút Thạch Lam thăng hoa.
Là thành viên nhóm Tự Lực Văn Đoàn và em ruột Nhất Linh, Hoàng Đạo nhưng phong cách sáng tác Thạch Lam đi theo hướng riêng độc chấm phá mới mẻ. Tình cảm của ôm dành cho lớp người nghèo trong xã hội thời bấy giờ. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn nhưng không có truyện. Là một thước phim về phố huyện nghèo, chị em nhà Liên vào buổi chiều tối mùa hè. Không có thắt nút, không có mở nút nhưng truyện lại đi vào tâm trí người đọc một nỗi buồn sâu lắng rất đẹp – vẻ đẹp hạnh phúc trong cuộc sống bình thường không thể bình thường hơn đã được Thạch Lam khám phá ra.
Buồn ngủ ríu cả mắt nhưng đêm nào, hai chị em Liên và An đều cố thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về. Tại sao lại như vậy? Đi bán hàng? Cũng không phải mở hàng đón khách trên tàu xuống. Họ lại dóng cửa hàng và chờ tàu bởi lý do khác. Chị em An Liên cốt là muốn nhìn chuyến tàu – là sự hoạt động cuối cùng đêm khuya. Con tàu như đem một thế giới mới khác đi qua, cảm xúc của hai chị em vừa bâng khuâng vừa mơ hồ rồi háo hức hồi hộp. Đợi chuyến tàu như chờ giây phút giao thừa. Bé An ríu mắt rồi nhưng không quên dănj chị nhớ kêu dậy ngắm tàu. Còn Liên ngồi yên bất động ngắm lấy sao trời lấp lánh, Liên bỗng tỉnh hẳn, mơ hồ, không hiểu. Dường như Liên hoàn toàn đắm chìm vào thế giới thần tiên, mộng mơ riêng của mình thoát khỏi cảnh cơ cực thực tế.
Thấy ánh đèn từ xa, tiếng còi vọng lại, Liên vội đánh thức em dậy: ” Dậy đi, An. Tàu đến rồi!” Lời gọi thúc giục không dấu nỗi niềm vui phấn khởi của Liên, Liên dắt em đứng dậy nhìn đoàn xe vụt qua. Hai chị em háo hức muốn hòa mình vào thế giới ấy, càng háo hức thì lúc tàu qua hai đứa trẻ càng ngẩn ngơ. Tàu đã đi xa, hai chị em vẫn nhìn theo chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa rồi xa mãi. Con tàu đưa Liên về với tuổi thơ hồn nhiên, thời ngọt ngào của tuổi thần tiên, đều thức dậy trong cô bé giúp cô có niềm tin hơn vào tương lai tươi sáng.
Liên và An đêm nào cũng đợi tàu, đối với nhiều người đây là việc vô bổ nhưng với trái tim Thạch Lam, anh phát hiện ra được ẩn sâu trong tâm hồn đó là cả bầu trời tâm sự. Một khát khao mãnh liệt, là nhuc ầu tinh thần của hai chị em. Con tàu đại diện cho hi vọng, ước mơ hay lại chính là tuổi thơ hạnh phúc, vui vẻ. Khát vọng càng cháy, sự mãnh liệt đấy càng bùng lên trong Liên nhưu ánh sao le lói giữa bầu trời đêm. Qua cách Thạc Lam miêu tả, ông gửi gắm vào đó sự thương xót trước bế tắc kiếp người nhỏ bé. Thạc Lam còn muốn tha thiết nói đến người đọc: “Hãy cứu lấy đứa trẻ, hãy thay đổi cuộc sống cơ cực này đi”. hãy làm gì để đứa trẻ thơ được sống với lứa tuổi hồn nhiên đó, là mầm cây có hi vọng vươn xa không phải để tồn tại rồi tàn.
“Hai đứa trẻ” vừa chân thực, vừa sinh động, lại giàu giá trị hiện thực, thấm đẫm cả cảm xúc nhân
Cảnh đợi tàu là cảnh khép lại thiên truyện nhẹ nhàng, lắng đọng lại trong dộc giả nhiều điều của Thạch Lam. Là cảnh tượng sẽ lưu giữ mãi trong tâm trí người đọc. Khép lại tác phẩm, ta thấy sự bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương ấm áp không hề tan biến mà còn sâu kín, sâu xa. “Hai đứa trẻ” thực sự đã hoàn thành được sứ mệnh của văn chương chân chính khi gợi lên trong người đọc tình cảm trong sáng và giàu ý nghĩa.
2. Phân tích tâm trạng Liên trong truyện Hai đứa trẻ ngắn nhất:
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam viết vào năm 1938, Liên là nhân vật chính mà tác giả tập trung vào khai thác tâm trạng lẫn nội tâm. Dù mới chỉ là một cô bé mới lớn nhưng trong sâu thẳm cô đã ôm ấp, khát khao những cái rất mới trong sự khao khát và ước muốn ở phố huyện nghèo này.
Liên được tác giả khai thác rất nhiều chi tiết lẫn các khía cạnh. Mới đầu tác giả giới thiệu rằng Liên chỉ là cô bé tám tuổi, nhưng trong tiềm thức và tâm hồn của Liên thì vào dưới ngòi bút của tác giả, Liên đã như một người trường thành, một người tháo vát công việc gia đình đảm đang. Với đứa em Liên đóng vai trò là người chị cũng là người mẹ, với gia đình Liên là người con ngoan hiếu thảo chăm chỉ, biết giúp đỡ cha mẹ, đang ở độ tuổi ăn học vui chơi nhưng mà với Liên thì không, dường như tác giả đang khắc họa Liên là người già trước tuổi, người hiểu chuyện trước đời.
Hình ảnh những đứa trẻ đang lang thang trên khu phố, thi Liên đã thức tĩnh hơn với cuộc sống, cảm nhận được mình là người may mắn hơn vô vàn người khác. Càng về khuya, thì tâm trạng Liên ngày càng thức tỉnh và buồn hơn, u sầu hơn.
Từ lúc nhỏ, Liên là cô bé có tuổi thơ phải chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, buồn chán, ẻo ọt, héo úa của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Với tâm hồn thơ bé đó, khi cảnh càng khuya lạnh, cảnh đoàn tàu đêm chạy ngang qua con phố huyện nghèo chính là niềm an ủi cuối cùng to lớn cho một niềm đau kết thúc ngày dài. Khiến cho Liên phải hồi tưởng về quá khứ về những ngày sống vui vẻ. Với Liên đây cũng là kỉ niệm không bao giờ có thể phai. Cảnh đoàn tàu dường như đại diện cho bao khát khao, mơ ước của Liên về một tương lai tươi mới đầy sắc màu. Khi đoàn tàu qua, cũng là lúc hai chị em nhìn ngắm tia sáng mong manh vụt qua. Cảnh hai chị em chờ đoàn tàu không phải để bán hàng nhưng là cái Liên hồi niệm về quá khứ, khao khát cuộc sống mới.
Qua nhân vật Liên Thạch Lam đã làm toát lên giá trị nhân văn cao đẹp, giúp người đọc thấu hiểu nỗi buồn đau của nhân vật cũng như cả của con người ở phố huyện này. Giá trị nhân văn của tác phẩm được tác giả khắc họa qua nhân vật Liên khiến người đọc hiểu rõ hơn số phận con người trong thời kỳ này.
3. Phân tích tâm trạng Liên trong truyện Hai đứa trẻ điểm cao nhất:
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn, xuất thân trong gia đình công chức, gốc quan lại. Thạch Lam là nhà văn theo khuynh hướng văn học lãng mạn thế nhưng tác phẩm của ông đều mang màu sắc hiện thực. Một trong những truyện ngắn nổi bật của ông là Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn. Ở tác phẩm này Thạch Lam khắc họa rõ ước mơ và khát vọng của hai chị em Liên và An và đặc biệt tác giả đã miêu tả thành công nội tâm sâu kín của nhân vật Liên.
Câu chuyện mở ra với khung cảnh buổi chiều tàn, câu văn nhẹ nhàng, man mác cứ rung lên vang động lòng người: Chiều chiều rồi, một chiều êm ả văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài bờ ruộng, những câu văn mềm mại nhẹ nhàng đi vào lòng người, trong buổi chiều tàn đó, có sự quan sát nhỏ bé của bé Liên, tâm hồn được miêu tả: Liên không hiểu nhưng Liên thấy lòng buồn trước giờ khắc buổi chiều tàn, lòng Liên nổi lên những tình cảm dành cho đứa trẻ nghèo nhặt nhạnh những thứ vương vãi trên nền đất của chợ phố huyện nghèo.
Trước giờ khắc ngày tàn, Liên xuất hiện những nét tâm trạng hết sức nhẹ nhàng, tinh tế sâu trongtâm hồn nhạy cảm, thánh thiện. Những rung động đó cứ thổn thức trong tâm hổn Liên khiến người người phải suy ngẫm về cuộc sống. Hình ảnh Liên và An hi vọng là hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện có thể mang đến những khát khao cháy bỏng, mơ ước rực cháy, chuyến tàu như mang diện mạo mới đến cho con phố huyện chìm ngập màn đêm tối. Cũng là hình ảnh của thế giới tran fngaajp ánh sáng khi mà bố cnf chưa mất, hai chị em AN và Liên vẫn còn hạnh phúc, không biết suy nghĩ lo ấu khao khát là gì. Thế nhưng ước mơ cũng là ước mơ, con thuyền đi qua, phố huyện cái rập quay về phố huyện nghèo tăm tối.
Ẩn dấu đằng sau những tâm hồn nhạy cảm tinh tế ấy lại là những khát khao mong muốn được đổi đời được vươn đến những miền ước mơ xa xôi, dù đêm đã khuya nhưng hai chị em vẫn cố thức để đợi chuyến tàu đêm, chuyến tàu để lại cho chị em những kỉ niệm, những dấu ấn khó phai nhòa. Liên mong ngóng chờ đợi chuyến tàu đi qua để được chiêm ngưỡng thứ ánh sáng lấp lánh mà xa xỉ từ phố huyện, hay để được mơ ước đến những miền xa xôi. Đối với hai chị em, chuyến tàu đêm như ngọn đuốc đã thắp sáng trong hai chị em giấc mơ, khát vọng được đổi đời để hòa mình vào dòng chảy của cuộc sống, được sống đầy đủ và hạnh phúc hơn. Thạch Lam đã rất tinh tế khi lồng ghép ảnh chuyến tàu đêm vào câu chuyện, đây là một sáng tạo độc đáo, đắt giá của Thạc Lam. Liên hẳn phải là một cô bé tốt bụng, yêu đời mới có thể nhạy cảm mà phát hiện ra với những hình ảnh đi ngang qua phố huyện đó như thế, em đã phải mở lòng với cuộc sống, với cuộc đời mới cảm nhận được hết những khát khao, hoài bão của chính mình.
Những tháng ngày tươi đẹp lúc mà Liên còn ở Hà Nội là những tháng ngày Liên được sống được tận hưởng và được trải nghiệm thời gian thú vị, vui vẻ nhất, đã thế những kí ức ở Hà Nội còn khiến Liên không thể quên nổi rằng còn có một thế giới tràn đầy ánh sáng, đầy niềm tin. Khát khao đó vẫn cứ dai dẳng kéo dài đến khi Liên và An chuyển về phố huyện, chứng kiến bao mảnh đời sống ở nơi đây, Liên thấy nghẹn ngào, tủi hờn nhớ bố vì cuộc sống nhọc nhằn khổ cực. Còn tuổi ăn và chơihai chị em đã phải trông hàng bán hàng giúp mẹ, hình ảnh ấy quá đỗi đối lập đối với ngày tháng rực rỡ huy hoàng khi mà hai chị em còn ở Hà Nội và được thưởng thức những cốc nước xanh, đỏ.
Hình ảnh người đọc nhớ nhất về hai chị em là dù trời đã về khuya, đêm đã tàn nhưng vẫn kiên trì thức để đợi chuyến tàu đêm cuối cùng đi ngang qua. Sự ngây thơ, trong sáng của hai chị em càng bộc lộ rõ ở điểm này. Phải có tình yêu mãnh liệt với cuộc sống và phải có ước mơ, hoài bão thì Liên và An mới có thể sống trọn vẹn cuộc đời. Nhân vật Liên được miêu ta tâm trạng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả, khiến người đọc trầm trồ, ngẫm nghĩ về số phận cảu những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn có ước mơ bay xa, bay cao.
Với sự nhạy cảm tinh tế của nhà văn, nghệ thuật viết điêu luyện, Thạch Lam cho chúng ta thưởng thức trang văn thấm nhuần xúc cảm, trang văn lột tả tâm lý nhân vật và thấu hiểu vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, ông tìm ra cái đẹp khắp hang cùng ngõ hẻm, đi sâu vào lòng người bởi giọng văn ấm áp và tinh tế. Thạch Lam để lại dấu ấn sâu đậm và sâu sắc trong lòng người đọc.