Phân tích tài chính doanh nghiệp? Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp? Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp??
Đối với mọi doanh nghiệp được lập ra họ cũng đều rất quan tâm tới tài chính của chính doanh nghiệp họ và các doanh nghiệp hợp tác hay cạnh tranh khác để họ biết được các điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp đó, cũng như nắm được tài chính doanh nghiệp đang cần phải thay đổi theo hướng nào cho phù hợp. Có thể nói phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong các giải pháp giúp cho doanh nghiệp giải quyết tình trạng trên. Vậy để hiểu thêm về phân tích tài chính doanh nghiệp? Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xác định điểm mạnh, điểm yếu, sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Thông qua việc thiết lập các mối quan hệ giữa những chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cùng với báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Việc phân tích giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào, tăng trưởng hay suy giảm, sức khỏe tài chính hiện tại ra sao. Ngoài ra, phân tích tài chính dựa trên các chỉ số giúp dự báo tình hình tài chính trong tương lai. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng:
+ Đối với nhà đầu tư: Bản thân mỗi nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định tham gia vào một dự án nào đó của doanh nghiệp, sẽ phải tính toán khả năng lợi ích mà mình nhận được. Thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ biết được doanh nghiệp đang sử dụng vốn của mình như thế nào, những rủi ro nào phải chịu trên đồng vốn mình bỏ ra, lợi nhuận thực nhận khi dự án kết thúc lời hay lỗ. Nếu không thực hiện phân tích, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định sai lầm, dự đoán và đánh giá khả năng sinh lời kém, từ đó rủi ro cao.
+ Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: thf việc phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò không nhỏ bởi với bản thân họ là nhà quản trị trực tiếp, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh nên cần nhiều thông tin phục vụ cho công việc. Thông qua phân tích báo cáo tài chính giúp tạo ra chu kỳ đánh giá hiệu quả tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Bên canh dó để hỗ trợ thực hiện các nguyên tắc về quản lý tài chính, lợi nhuận và khả năng giải quyết rủi ro, thanh khoản,… Căn cứ vào những thông tin trong quá trình phân tích giúp nhà quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, dự đoán tài chính trong công ty hiệu quả hơn.
+ Đối với tổ chức tín dụng thì việc phân tích tài chính doanh nghiệp ngoài các vai trò chung như các đối tương khác thì trong hoạt động doanh nghiệp, việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một trong những chiến lược được áp dụng thường xuyên. Lúc này, doanh nghiệp cần đi vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Nếu trong quá trình phân tích tài chính tổ chức tín dụng thấy rằng khả năng trả nợ của doanh nghiệp kém thì họ sẽ hạn chế cho vay. Thông thường, với các khoản vay ngắn hạn thì tổ chức tập trung phân tích khả năng thanh toán. Nếu là khoản vay dài hạn thì phân tích và thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phương pháp so sánh
Một phương pháp phân tích rất hay được sử dụng đó là phương pháp so sánh, phương pháp này là phương pháp được các nhà phân tích sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực phân tích kinh tế phân tích tài chính. Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề sau đây
Các dạng so sánh
Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối
Mỗi phương pháp so sánh đều có những ưu điểm riêng, đối với phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối sẽ phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích tài chính sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
Còn ngoài ra thì còn phương pháp so sánh bằng số tương đối cũng có những tiện ích của nó và mỗi phương pháp sẽ được ứng dụng trong các trường hợp khác nhau, và cơ bản thì khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối.
Phương pháp phân chia
Phương pháp này được sử dụng để phân chia quá trình và kết quả chung thành những bộ phận cụ thể theo các tiêu chí nhất định để thấy rõ hơn quá trình hình thành và cấu thành của kết quả đó theo những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng chủ thể quản lý trong từng thời kỳ. Trong phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tế theo những tiêu thức nhất định.
Phương pháp liên hệ, đối chiếu
Ngoài các phương pháp nêu như trên thì có một phương pháp rất đặc biệt đó là phương pháp phân tích dựa trên sự liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động.
3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Như chúng tôi đã trình bày theo như trên quá trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp được hiểu chính là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp, có thể dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.
Các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đều quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
+ Nhà đầu tư (Bao gồm các cổ đông hiện tại và tương lai)
+ Các đối tượng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp như: Ngân hàng, tổ chức tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác…
+ Những người hưởng lương trong doanh nghiệp
+ Cơ quan quản lý Nhà nước;
+ Nhà phân tích tài chính
Để phân tích kĩ lưỡng hơn về tài chính của một doanh nghiệp chúng ta cần xác định tài chính của doanh nghiệp bao hàm nhiều nội dung khác nhau tùy thuộc vào mục đích phân tích. Tuy nhiên, về cơ bản, khi phân tích tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường chú trọng đến các nội dung chủ yếu sau:
+ Ccaanf thực hiện đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp và từ đó có cơ sở cho sự phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn (Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp)
+ Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
+ Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán;
+ Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ;
+ Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Phân tích điểm hoà vốn và việc ra quyết định
+ Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn;
+ Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, đặt hàng các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
Như vậy thông qua các thông tin chúng tôi đã đưa ra để phân tích tài chính doanh nghiệp ta thấy đây chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng chủ thể quản lý có cơ sở cần thiết để lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.