Phân tích tài chính doanh nghiệp được biết đến chính là một trong số những công cụ có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống quản lý của các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? Nội dung, vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?
Phân tích tài chính doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích một cách thích hợp để nhằm mục đích có thể xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu cụ thể khác, hình thành lên một hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm từ đó sẽ có thể đánh giá được thực trạng tài chính và cũng như đưa ra những dự đoán tiềm lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Ta nhận thấy rằng, phân tích tài chính doanh nghiệp trước hết chính là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính cụ thể thành những thông tin có giá trị và mang đến hữu ích cho các doanh nghiệp. Quá trình chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính cụ thể thành những thông tin hữu ích thực chất có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của các chủ thể là những nhà phân tích.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay cũng được sử dụng giống như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp còn được sử dụng như là công cụ dự đoán các điều kiện và kết quả tài chính trong tương lai, đây cũng chính là công cụ đánh giá của các chủ thể là những nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đối với các chủ thể là những nhà quản trị.
Phân tích tài chính doanh nghiệp trong tiếng Anh là: Financial analysis of business.
2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp:
Ta nhận thấy mục tiêu chính của phân tích tài chính doanh nghiệp như sau:
– Mục tiêu chính của phân tích tài chính doanh nghiệp là hiểu được các con số hay nắm chắc các con số:
Mục tiêu sử dụng những dữ liệu phân tích tài chính để nhằm mục đích có thể làm phương tiện hỗ trợ để thông qua đó có thể hiểu rõ các số liệu tài chính được ghi trong các báo cáo của doanh nghiệp.
Dựa vào phân tích tài chính doanh nghiệp đó để có thể đưa ra được nhiều biện pháp phân tích nhằm mục đích có thể thực hiện miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa, biết chắt lọc những thông tin cần thiết từ những dữ liệu đã có lúc đầu.
– Mục tiêu chính của phân tích tài chính doanh nghiệp là đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai:
Dựa vào các công cụ và kỹ thuật để thực hiện phân tích tài chính nhằm mục đích cho việc cố gắng đưa ra các đánh giá để từ đó sẽ có các căn cứ về tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp và thông qua đó có thể đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng về những sự cố kinh tế sẽ xảy ra trong tương lai.
3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:
Ta nhận thấy, căn cứ từ những mục tiêu phân tích tài chính cũng như dựa vào bản chất và nội dung các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp được chia thành những nhóm sau:
– Thứ nhất: Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính:
Nội dung phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính nhằm mục đích để có thể đánh giá khái quát cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn của đơn vị và cũng thông qua đó sẽ có thể phát hiện những đặc trưng trong việc sử dụng vốn cũng như trong quá trình thực hiện huy động vốn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có tính tự chủ cao trong huy động vốn và sử dụng vốn nên phân tích tài chính còn quan tâm đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
– Thứ hai: Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
Khi đang họat động trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều cần có phải những hướng chiến lược phát triển riêng trong từng giai đoạn cụ thể. Lợi nhuận được đánh giá chính là mục tiêu cuối cùng nhưng ta nhận thấy rằng, những mục tiêu đó sẽ cần phải luôn gắn liền với mục tiêu thị phần cụ thể. Cũng chính bởi vì thế mà doanh thu và lợi nhuận được đánh giá chính là hai yếu tố quan trọng khi thực hiện việc đánh giá hiệu quả. Hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽ cần xem xét một cách tổng thể và toàn diện trong sự tác động qua lại giữa hoạt động kinh doanh và các hoạt động tài chính. Phân tích hiệu quả họat động của doanh nghiệp trên thực tế sẽ không chỉ xem xét hiệu quả cá biệt mà việc phân tích hiệu quả họat động của doanh nghiệp còn xem xét hiệu quả một cách tổng hợp.
– Thứ ba: Phân tích rủi ro của doanh nghiệp:
Bản chất của họat động kinh doanh trong thực tiễn vẫn luôn mang đầy tính nguy hiểm nên tất cả các chủ thể là những nhà phân tích cũng sẽ đều rất quan tâm đến rủi ro của các doanh nghiệp. Cũng thông qua đó cũng sẽ phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình họat động kinh doanh, trong huy động vốn và công tác thực hiện việc thanh toán. Khía cạnh rủi ro trong quá trình phân tích tài chính khá quan tâm đến rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro phá sản.
– Thứ tư: Phân tích giá trị của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường như ở giai đoạn hiện nay, thực chất thì ta nhận thấy, hoạt động tài chính doanh nghiệp với hai chức năng cơ bản đó chính là huy động vốn và sử dụng vốn nhưng nó lại hướng đến mục tiêu đó chính là nhằm để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp khi được nâng cao không chỉ là kết quả tổng hợp từ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp mà giá trị doanh nghiệp khi được nâng cao còn liên quan đến thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp trước cộng đồng. Đây thực chất cũng chính là phương cách để giúp các chủ thể là những doanh nghiệp có thể từ đó nhanh chóng nâng cao vị trí của mình trên thị trường và cũng từ đó tác động ngược lại đến các họat động tài chính.
4. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cũng chính là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là quá trình thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện tại cũng như là trong quá khứ nhằm mục đích có thể thực hiện đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro xảy ra trong tương lai.
Báo cáo tài chính được hiểu cơ bản chính là những báo cáo đã đưa ra một sự tổng hợp nhất định về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như là tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của các doanh nghiệp. Báo cáo tài chính trên thực tế cũng rất hữu ích đối việc các chủ thể thực hiện quản trị doanh nghiệp, bên cạnh đó thì báo cáo tài chính cũng chính là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những chủ thể là những người bên ngoài doanh nghiệp. Cũng bởi vì nguyên nhân đó mà ta nhận thấy, phân tích báo cáo tài chính được đánh giá là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhóm người khác nhau trên thực tế. Mỗi nhóm người này đều sẽ có những nhu cầu thông tin khác nhau về việc phân tích báo cáo tài chính.
Phân tích tài chính cũng đóng góp những vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như ở giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau thì các doanh nghiệp đó cũng sẽ đều bình đẳng trước pháp luật cũng như trong quá trình doanh nghiệp đó lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Chính bởi vì nguyên nhân đó mà cũng sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp cụ thể như là các chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng hay thậm chí là các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng được nêu ở đây đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên các góc độ khác nhau.
Ta nhấn thấy rằng, phân tích tài chính giai đoạn hiện nay được sử dụng giống như là một công cụ dự đoán các điều kiện và kết quả tài chính được tạo lập ra trong tương lai, từ đó cũng sẽ tạo ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng khác nhau trong đời sống nên mục đích của phân tích tài chính cũng khác nhau tùy theo đối tượng, cụ thể:
– Mục đích của phân tích tài chính đối với nhà cung cấp tín dụng: Chủ thể là nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến các phân tích tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích chính là để có thể từ đó ác định điều kiện tài chính hiện hành, khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản lưu động cũng như tốc độ quay vòng của tài sản đó cũng như đưa ra các dự đoán dòng tiền và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn và khả năng đáp ứng các khoản thanh toán cố định của các doanh nghiệp đó.
– Mục đích của phân tích tài chính đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Các chủ thể là những nhà quản trị doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích bao quát mọi nội dung của phân tích tài chính từ cấu trúc đến các vấn đề hiệu quả và rủi ro doanh nghiệp. Giải quyết các vấn đề này sẽ giúp những nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra phương thức nâng cao hiệu quả kinh doanh, chính sách tài trợ phù hợp và các tiên liệu cụ thể và cơ bản cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
– Mục đích của phân tích tài chính đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: chủ sở hữu doanh nghiệp đều có sự quan tâm đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũng như khả năng nhận tiền từ vốn đầu tư của mình.