Tìm hiểu về phân tích SWOT? Những thành tố trong mô hình SWOT?
SWOT được biết đến chính là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh cụ thể là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Thực tế thì đây được biết đến là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp và nó có những ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về các thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
Ẩn1. Tìm hiểu về phân tích SWOT:
Ta hiểu về phân tích SWOT như sau:
Phân tích SWOT (SWOT) được đánh giá chính là một yếu tố quan trọng được sử dụng nhằm mục đích chính đó là để tạo dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích SWOT, các doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đã được đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao và có ý nghĩa to lớn đã giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.
Phân tích SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh nội địa mà phân tích SWOT còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh quốc tế nhằm mục đích để có thể đáp ứng các nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Ưu, nhược điểm của phân tích SWOT:
– Ưu điểm của phân tích SWOT:
+ Miễn phí là một ưu điểm của phân tích SWOT: Một trong những lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT là nó không có chi phí liên quan. Đó là quá trình phân tích bất cứ ai làm kinh doanh cũng có thể hoàn thành một cách hợp lý, và do đó, không đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia hoặc tư vấn. Đây là một phương pháp hiệu quả để phân tích các dự án và đề xuất trong một công ty ở bất kỳ chức năng hoặc ngành nào.
+ Kết quả quan trọng là một ưu điểm của phân tích SWOT: Tiền đề đằng sau phân tích SWOT là xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong khái niệm được phân tích. Kết quả lý tưởng đối với một công ty là tối đa hóa các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu để công ty có thể tận dụng các cơ hội được liệt kê ở trên, vượt qua các mối rủi ro đã xác định.
+ Ý tưởng mới là một ưu điểm của phân tích SWOT: Một lợi ích khác của phân tích SWOT là có thể giúp tạo ra các ý tưởng mới cho doanh nghiệp. Bằng cách xem xét các vấn đề xuất hiện trong các cột và các phân tích SWOT. Nó không chỉ nâng cao nhận thức về những lợi thế (và bất lợi) tiềm ẩn và những mối đe dọa mà còn có thể giúp cho các chủ thể sẽ có thể phản ứng hiệu quả hơn trong tương lai, kế hoạch để nhằm mục đích chuẩn bị khi những rủi ro.
– Nhược điểm của phân tích SWOT:
+ Kết quả phân tích chưa chuyên sâu là một nhược điểm của phân tích SWOT: Thông thường, phân tích SWOT khá là đơn giản, phân tích SWOT thường không được đưa ra phản biện. Nếu công ty chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án dựa trên phân tích SWOT, nó không đủ toàn diện để các chủ thể có thể đánh giá, định hướng các mục tiêu. Ví dụ cụ thể như một danh sách dài các vấn đề không thể được giải quyết bởi các điểm mạnh, điểm yếu.
+ Nghiên cứu bổ sung cần thiết cũng được xem là một nhược điểm của phân tích SWOT: Để có thể phân tích SWOT thành công, phân tích SWOT cần nhiều hơn một danh sách về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các rủi ro. Ví dụ cụ thể như khi một công ty nên xem xét điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh để nhằm mục đích có thể xác định ưu thế của công ty mình so với đối thủ. Một bản phân tích SWOT kỹ lưỡng nên xem xét cơ hội hoặc quy mô của các rủi ro để xem nó có liên quan đến những điểm mạnh và điểm yếu của công ty hay không.
Hãy lưu ý rằng, kỹ thuật phân tích SWOT cũng có thể đơn giản và dễ nắm bắt, tuy nhiên các chủ thể cũng sẽ cần tập trung nhiều nghiên cứu và phân tích để từ đó sẽ có được một bức tranh toàn cảnh.
Để các chủ thể có thể phân tích ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, các quyết định kinh doanh phải dựa trên dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được. Tuy nhiên, thu thập và phân tích dữ liệu SWOT trên thực tế cũng có thể là một quá trình chủ quan phản ánh sự thiên vị của những cá nhân tiến hành phân tích. Ngoài ra, dữ liệu đầu vào cho phân tích SWOT cũng có thể trở nên lỗi thời khá nhanh.
2. Những thành tố trong mô hình SWOT:
Những thành tố trong mô hình SWOT bao gồm:
– Thứ nhất: Strengths – Điểm mạnh:
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm… Strengths – Điểm mạnh phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là một vài lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể sử dụng làm cơ sở để các doanh nghiệp đó có thể tìm ra điểm mạnh của mình:
+ Nguồn lực, tài sản, con người.
+ Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu.
+ Tài chính.
+ Marketing.
+ Cải tiến.
+ Giá cả, chất lượng sản phẩm.
+ Chứng nhận, công nhận.
+ Quy trình, hệ thống kỹ thuật.
+ Kế thừa, văn hóa, quản trị.
– Thứ hai: Weaknesses – Điểm yếu:
Điểm yếu được biết đến chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp đang có. Các doanh nghiệp sẽ cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
– Thứ ba: Opportunities – Cơ hội:
Những tác động từ môi trường bên ngoài sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của các chủ thể thuận lợi hơn mà chúng ta có thể kể đến chính là:
+ Sự phát triển, nở rộ của thị trường.
+ Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu.
+ Xu hướng công nghệ thay đổi.
+ Xu hướng toàn cầu.
+ Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư.
+ Mùa, thời tiết.
+ Chính sách, luật.
– Thứ tư: Threats – Nguy cơ:
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công chính là nguy cơ (hay thách thức). Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:
+ Các chủ thể có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
+ Liệu chủ thể là nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà các chủ thể sẽ có thể chấp nhận được?
+ Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp của các chủ thể là gì?
+ Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của các chủ thể là những khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
+ Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?
Sau khi các doanh nghiệp tìm ra nguy cơ, điều doanh nghiệp cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn.
Mở rộng SWOT:
Sau khi các chủ thể đã trả lời một cách chính xác về tổ chức của bạn: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, thì lúc này đã đến lúc doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản có thể tham khảo để đạt được mục tiêu cuối cùng:
– Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
– Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
– Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
– Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.
Cách thực hiện mô hình SWOT:
– Ứng với bốn yếu tố của mô hình phân tích SWOT, trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
– Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
– Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
– Phân tích ý nghĩa của chúng.
– Các doanh nghiệp cần vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ khỏi các nguy cơ, rủi ro.
– Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả.