Sang thu của Hữu Thỉnh là một bài thơ rất hay không chỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa mà còn chứa đựng nhiều chiêm nghiệm của tác giả. Vậy vẻ đẹp đó là gì, những chiêm nghiệm của thi nhân như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài phân tích sang thu của Hữu Thỉnh chọn lọc hay nhất dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mở bài phân tích Sang thu của Hữu Thỉnh chọn lọc hay nhất:
Thiên nhiên là chất liệu vàng trong nghệ thuật văn chương. Bằng chất liệu ấy, người nghệ sĩ đã khéo léo tạo nên những tuyệt tác để đời không chỉ có những giá trị nghệ thuật mà còn chất chứa những giá trị nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người. Đây cũng là bản chất, mục đích cốt lõi của nghệ thuật văn chương. Và phải chăng mang trong mình vai của “kẻ nâng giấc” nên mỗi vần thơ, đặc biệt là vần thơ trong bài “Sang thu”, Hữu Thỉnh đều chứa đựng không đơn thuần là vẻ đẹp của thiên nhiên lúc chuyển giao mùa mà còn là những thông điệp sâu sắc của nhà thơ muốn gửi tới đời, tới người.
2. Phân tích Sang thu của Hữu Thỉnh chọn lọc hay nhất:
2.1. Khái quát tác giả và tác phẩm:
Nhắc tới Hữu Thỉnh người ta nghĩ ngay tới một nhà văn rất mực tinh tế và sâu sắc. Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống nông thôn. Là một nhà thơ trưởng thành trong thời bình nên trong thơ ca của ông, ta hiếm thấy những vần thơ cách mạng lửa cháy trong thời chiến. Như vậy không có nghĩa vần thơ của ông thiếu sức mãnh liệt mà chỉ là vẻ đẹp ấy lại được thể hiện một cách rất riêng rất tinh tế, sâu sắc về cuộc đời, con người đang sống trong thời bình. Bài thơ “Sang thu” được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977. Khoảng thời gian sau khi đất nước mới được thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” cũng phần nào thể hiện được bước chuyển biến của con người từ thời chiến sang thời bình.
2.2. Phân tích:
Có bốn mùa trong năm, ấy vậy mà mùa thu vẫn là một cái gì đó khơi gợi cảm hứng thi ca nhiều nhất. Thu xuất hiện trong chùm thơ Thu của
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Đang say sưa thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, của thôn quê yêu dấu thì nhà thơ bỗng chốc nhận ra một tín hiệu ngỡ ngàng. Đó chính là hương ổi. Phải chăng hương ổi ấy là mang vị ngọt của tuổi thơ của mỗi người nhưng cũng là mùi vị của khúc giao mùa mới. Một thứ hương thơm độc đáo vừa lạ vừa quen. Quen thuộc bởi hương ổi rất gần gũi và thường gắn liền với đồng quê, làng xóm của người Việt Nam, vô cùng dân dã, mộc mạc, bình dị. Nếu Nguyễn Khuyến nhắc tới thu là nhắc tới ao thu, Lưu Trọng lưu nhắc tới thu là nhắc tới là vàng, hay rất nhiều các thi nhân khác chọn những hình ảnh hữu hình như một dấu hiệu nhận biết mùa thu đang tới gần thì dấu hiệu hương ổi của Hữu Thính chính là một dấu hiệu đặc biệt vô cùng. Thời khắc của sự chuyển giao mùa lại được bỗng nhận ra chỉ bằng một dấu hiệu vô hình, không sắc, chỉ có hương. Nó là một sự tinh tế trong cách cảm nhận riêng của Hữu Thỉnh. Phải nói chắc rằng, Hữu Thỉnh là một nhà thơ tinh tế đến nhường nào, gắn bó với làng quê, thiên nhiên cũng như yêu quý tuổi thơ của mình ra sao mới có thể nhận ra được hương vị độc đáo ấy trong khúc giao mùa của đất trời. Đông từ “Phả” đã diễn tả một cách mãnh liệt về độ thơm của hương ổi ấy. Không phải một mùi hương nhẹ nhàng, mờ nhạt, hương thơm ấy vô cùng đậm đà, nồng nàn. Hương thơm ấy không chỉ dừng trong phạm vi nhỏ hẹp mà còn đã quện cùng “gió se” lan tỏa khắp không gian, mọi nơi chốn.
Khúc chuyển giao mùa ấy đâu chỉ ngân mỗi thanh âm của hương ổi, gió se mà còn có những có cả làn sương đang chùng chình qua lối nhỏ. Không gian thu lơi đãng hơi sương tạo nên một cảnh thu lãng mạn. Làn sương ấy không bình thường, mà “chùng chình” những bước chân chậm rãi như còn lưu luyến. Làn sương hóa thành một cô gái mỏng manh, nhẹ nhàng, có phần chậm chạp nhưng như cố ý bởi còn luyến tiếc thứ gì đó mà chưa dứt bước ra đi hẳn. Phải chăng hạ còn nắng đẹp, cây trái xanh tươi mà chưa kịp thưởng hết thì thu đã mời gọi những hương thơm dịu ngọt làm man mác tâm hồn nên mới đầy lưu luyến, phải rềnh ràng, chậm chạp lúc giao thu.
Trước những tín chuyển biến lúc giao mùa sang thu, cảm xúc của thi nhân không khỏi bất ngờ, ngỡ ngàng, và hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra những tín hiệu đặc biệt đó. Hữu Thỉnh đã sử dụng tất cả các giác quan của mình từ khứu giác, thị giác, xúc giác để có thể cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và đất trời lúc sang thu một cách vô cùng sinh động, tinh tế để rồi đi đến một kết luận: “Hình như thu đã về”. Đây là một sự phỏng đoán hoàn toàn bằng cảm giác trong tâm hồn thi nhân, thể hiện thái sự mơ hồ, chưa chắc chắn về sự chuyển mình sang thu đột ngột đó. Thế nhưng chính điều này cũng cho thấy sự tinh tế vô cùng trong logic tâm trạng mà nhà thơ muốn lột tả. Những tín hiệu báo hiệu sang thu không hữu hình, vô hình khối, vô màu sắc nên không tránh khỏi sự ngỡ ngàng, bối rối của thi nhân.
Nếu không gian thu được thu hẹp ở những vần thơ đầu thì sang những vần thơ trong khổ thơ thứ hai, không gian thu đã được mở rộng về biên độ từ mặt đất lên đến bầu trời:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Không còn những dòng chảy thác lũ lúc ngự hạ, dòng lúc chuyển mình sang thu đã dần dần vơi những sóng nước cuồn cuộn, gấp gáp bằng những dòng chảy lắng lại, từ từ có phần dềnh dàng, chậm chạp đi. Phải chăng, dòng sông đang muốn níu kéo mùa hạ ở lại, chưa muốn sang mùa thu. Trái lại với sự “dềnh dàng” của dòng sông là sự “vội vã” của cánh chim. Ở đây Hữu Thỉnh đã sử dụng nghệ thuật đối, không chỉ làm nổi bật nên khung cảnh thơ rộng mở, khoáng đạt hơn mà còn bộc lộ rõ tâm trạng con người giường như cũng đang rộng mở theo chiều kích ấy để tận hưởng khung cảnh đó. Hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động “vắt nửa mình” đã tạo nên một khung cảnh rất giàu chất tạo hình, và sinh động vô cùng, bộc lộ được sự vận động của thời gian, không gian. Đám mây trắng bồng bềnh, mềm xốp, trắng muốn bỗng bước dài ra tựa một dải lụa vắt ngang trên nền trời xanh thẳm dịu dàng, đằm thắm cũng chính là gianh giới nghiêng chao giữa những ngày hạ rực rỡ với tiết thu se lạnh. Cảnh thu hiện lên vừa thực, vừa mơ, lại có chút bay bổng, độc đáo mà xuyết xao lòng người.
Và khi đắm mình trước những cảnh đẹp xao xuyến, tâm trạng thi nhân đâu chỉ dấy lên những cảm xúc bâng khuâng, rung động mãnh liệt mà còn dõi theo đó là biết bao những suy tư sâu sắc về con người, cuộc đời:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Thi nhân đã vô cùng tinh tế và nhạy cảm khi nhận ra những chuyển biến về mặt thời tiết. Vẫn là sấm, mưa, nắng, những dấu hiệu thời tiết của ngày hạ nhưng trong khoảnh khắc phút giao mùa dường như đã có sự đổi thay về mức độ. Ánh nắng nóng oi bức của mùa hạ đã dần nhạt màu, chẳng còn gay gắt; những cơn mưa rào bất chợt ào ào kéo đến cũng đã vơi dần đi, tiếng sấm quen dần nhưng nhẹ nhàng đi, chẳng còn dữ dội khiến cho lòng người cũng vơi đi sự bất ngờ. Và từ chính những sự chuyển biến tinh tế mà nhà thơ đã phát hiện ra ấy, thi nhân đã có những chiêm nghiệm sâu sắc:
“Sấm” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những tác ngoại cảnh với những trăng trầm của đời người. “Hàng cây đứng tuổi” là những hàng cây lâu năm, cao lớn, là cành xum xuê, bộ rễ cắm sâu vào lòng đất không gì có thể quật ngã bởi chúng đã chứng kiến và trải qua biết bao mưa nắng, giông bão của cuộc đời. Phải chăng đó cũng chính là quy luật, vòng đời của con người mà thi nhân đã chiêm nghiệm. Con người trong cuộc đời luôn phải trải qua biết bao biến cố, khó khăn, thử thách, gian nan nhưng chỉ cần kiên trì vượt qua tất cả cuối cùng con người sẽ vừng vàng, sừng sững như một cây đại thụ với đời. Khi viết bài thơ này, Hữu Thỉnh mới chỉ hơn ba mươi tuổi, vậy mà nhà thơ đã có những chiêm nghiệm sâu sâu như sống cả cuộc đời phải chăng là đều có nguyên do của nó. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh xuất thân từ một người lính của ông. Bao nhiêu vất vả khó khăn thâm chí là chết chóc, bi thương nơi chiến trường khốc liệt đã trở thành cơ hội tôi luyện cho nhà thơ một bản lĩnh rắn rỏi và nghị lực vươn lên pi thường, sẵn sàng đối diện với mọi biện động bất thường, dữ dội nhất.
3. Kết bài Sang thu của Hữu Thỉnh chọn lọc hay nhất.
Thật vậy “sang thu” quả thực là một thi phẩm đẹp. Cái đẹp ấy không chỉ được chiết ra từ vẻ đẹp mà nhà thơ lột tả trong khúc giao mùa mà còn là cái đẹp trong tấm lòng, tài năng của nhà thơ qua cách gửi gắm những chiêm nghiệm quý báu của mình vào vần thơ ấy. Ai đó đã từng nói rằng: một tác phẩm có giá trị sẽ vượt lên mọi bờ cõi của giá trị và sống mãi với thời gian” và dường như ở “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta thấy được điều đó.