Quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế? Những hạn chế trong giải quyết mối quan hệ nhà nước - thị trường?
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta càng thấy rõ được mối quan hệ tác động qua lại và gắn bó khăng khít giữa thị trường trong nền kinh tế và Nhà nước với nhau. Mối quan hệ này là không tách rời. Vậy để hiểu thêm về Quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế được biểu hiện như thế nào.
Mục lục bài viết
1. Quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế:
Chắc hẳn khi nói về nội dung này ai cũng sẽ hiểu giữa nhà nước và thị trường có mối quan hệ gắn bó khăng khít và biện chứng tương hỗ nhau. Trên thực tế đối với mỗi một nền kinh tế sẽ vận hành hiệu quả nếu mối quan hệ của hai thành tố này được xác lập đúng đắn, phù hợp. Bên cạnh đó thì, giải quyết và xử lý không tốt mối quan hệ này sẽ dẫn tới tình trạng phát triển lệch lạc, thậm chí nó lại là rào cản của nhau.
Chúng ta biết về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường là hai thành tố của một nền kinh tế. Theo đó với mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường có thể được tiếp cận từ nhiều góc nhìn khác nhau. Chúng ta có thể theo dõi khái quát mấy luận điểm nhất định sau đây:
Thứ nhất, thông qua góc độ tiếp cận dưới giác độ quan hệ quản lý. Xết theo góc độ này thì phía nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý, thị trường là đối tượng quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó thì quan hệ giữa nhà nước đứng trên thị trường, thực hiện chức năng quản lý hoạt động của các chủ thể trên thị trường. Thị trường thực hiện các chức năng huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực theo các quy luật thị trường, trên cơ sở tuân thủ khung khổ pháp lý, các quy định của nhà nước. Không những thế nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quản lý nền kinh tế thị trường, nhưng không có nghĩa là nhà nước làm tất cả và nhà nước cũng không thể tự làm tất cả. Chúng ta cũng phải kể đến chức năng chính của nhà nước là tạo các điều kiện, môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động; khuyến khích các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh; định hướng; kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế…
Thứ hai, chúng ta sẽ thực hiện theo tiếp cận dưới giác độ quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế. Nhà nước và thị trường là hai khu vực của nền kinh tế. Theo đó nên trong mối quan hệ này, nhà nước và thị trường có quan hệ ngang vai. Ta thấy rằng thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực và bên cạnh đó thì nhà nước có vai trò bổ sung cho thị trường trong huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực. Trong nhiều trường hợp, thị trường gặp những thất bại. Thị trường tự nó không giải quyết được mọi vấn đề của nền kinh tế. Nếu nhìn nhận trong quan hệ này nhà nước sẽ huy động, phân bổ và đầu tư nguồn lực vào các lĩnh vực mà thị trường không làm được hoặc không muốn làm hoặc làm không có hiệu quả.
Thứ ba chúng ta thực hiện sự tiếp cận dưới giác độ xã hội. Về cơ bản, thị trường có khả năng huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Hay chúng ta có thể hiểu vấn đề này thông qua thị trường và cơ chế vận hành của thị trường, nguồn lực trong nền kinh tế sẽ được huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nhất bởi lí do chính là thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Nguồn lực được huy động và phân bổ vào các lĩnh vực kinh tế hoạt động hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận. Thống qua sự phân phối thu nhập theo cơ chế thị trường, dựa trên mức đóng góp của các chủ thể vào hoạt động kinh tế. Trường hợp cụ thể như để thị trường tự điều tiết, các nhóm yếu thế trong xã hội có nhiều khả năng không đảm bảo được thu nhập và cuộc sống do nhóm này bị thiệt thòi về khả năng tiếp cận nguồn lực, cơ hội học tập, việc làm. Với quan hệ này thì nhà nước sử dụng quyền lực của mình để can thiệp vào việc huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực theo một số mục tiêu mà nhà nước mong muốn.
Như vậy căn cứ dựa trên 03 góc độ nêu trên thì với góc đô cụ thể nào nhà nước và thị trường đều có tác động qua lại, ảnh hưởng, tương tác với nhau, phụ thuộc vào nhau và mối quan hệ này quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội ở các quốc gia. Cũng từ đó ta thấy mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường là quan hệ biện chứng, mỗi bước phát triển của thị trường là điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, bên cạnh đó với hiệu quả quản lý của nhà nước có tác động đến hiệu quả hoạt động của thị trường và nhà nước thực hiện tốt vai trò bổ sung, hỗ trợ cho thị trường phát triển thì nền kinh tế vận hành hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thực tế nếu nhìn nhận vấn đề này tại Việt Nam, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường có nhiều thay đổi, biến chuyển theo từng giai đoạn phát triển của đất nước nhất là trong gần 35 năm đổi mới vừa qua. Theo đó nên thời gian tiếp theo thì vấn đề giải quyết tốt mối quan hệ này là một trong những nhân tố quan trọng mang tính quyết định góp phần vào sự phát triển của đất nước trong bối cảnh mới.
2. Những hạn chế trong giải quyết mối quan hệ nhà nước – thị trường:
Thứ nhất, với vai trò chủ thể quản lý nền kinh tế, nhà nước chậm hoàn thiện hệ thống thể chế, chưa hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của các thị trường. Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn
Thứ hai, việc phân bổ lại nguồn lực từ ngân sách nhà nước để bổ sung cho thị trường còn nhiều hạn chế.
Việt Nam chưa hình thành được các tiêu chí cụ thể trong việc xác định tính ưu tiên trong chi tiêu công. Đầu tư của nhà nước vẫn còn tập trung nhiều vào các ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư. Cùng với cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân còn chưa có sự đột phá mạnh, trong chừng mực nào đó, có thể cho rằng đầu tư của nhà nước đang chèn lấn đầu tư tư nhân trong nhiều lĩnh vực.
Thứ ba, định mức chi thực hiện các chính sách còn rất thấp chưa đủ để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân. Trong khi số địa phương tự chủ được ngân sách còn thấp, ngoại trừ một số ít địa phương có khả năng cân đối ngân sách, chi cho an sinh xã hội từ ngân sách địa phương nói chung chắc chắn là khá nhỏ bé. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng nguồn lực cho đảm bảo an sinh xã hội còn thấp do nguồn lực nhỏ mà phải đầu tư dàn trải cho nhiều chương trình, chính sách. Hoạt động quản lý, giám sát quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực còn khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực thi chính sách.
Thứ tư, mức độ đạt được chỉ tiêu an sinh xã hội quan trọng khá khiêm tốn. Điều này được thể hiện ở số liệu thống kê dưới đây.
Thứ năm, mặc dù bất bình đẳng đã được cải thiện nhưng còn phức tạp, thể hiện ở bất bình đẳng kinh tế, bất bình đẳng giữa các dân tộc, giới, từ bất bình đẳng về tiếng nói và cơ hội; bất bình đẳng về giáo dục và y tế.
Như vậy nên với những hạn chế này chúng ta cần phải phát huy vai trò của nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý thông qua hoàn thiện khung khổ pháp luật và môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động của các chủ thể trên thị trường và bên cạnh đó chúng ta cũng cần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước góp phần hỗ trợ thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và cuối cùng đó là phát huy vai trò trung tâm của nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Nếu kết hợp được các yếu tố này thì đây chính là giải pháp giải quyết mối quan hệ nhà nước – thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới.