Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Phân tích nội dung chính bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

  • 03/02/202403/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    03/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Bài du kí "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" kể về chuyến đi tới Đồng Tháp Mười của nhà văn Văn Công Hùng. Ông đã đem đến cho độc giả góc nhìn thú vị và chân thực về những điểm độc đáo của Đồng Tháp Mười 

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Khái quát chung về tác phẩm:
        • 1.1 1.1. Tìm hiểu chung:
        • 1.2 1.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
      • 2 2. Dàn ý phân tích bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi:
      • 3  3. Phân tích bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi:



      1. Khái quát chung về tác phẩm:

      1.1. Tìm hiểu chung:

      – Xuất xứ: Tác phẩm Đồng Tháp Mười được in trên Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011. 

      – Bố cục gồm ba phần: 

      + Phần 1 (từ đầu đến “chiêm ngưỡng nhiều”): nước lũ và con đường ở Đồng Tháp Mười; 

      + Phần 2 (tiếp theo đến “mênh mông Đồng Tháp Mười”): Đồ ăn và loài hoa đặc trưng của Đồng Tháp Mười; 

      + Phần 3 (còn lại): di tích và tính cách con người ở Đồng Tháp Mười.

      – Tác phẩm Đồng Tháp mùa nước nổi là những thu hoạch của Văn Công Hùng sau chuyến thăm tới Đồng Tháp Mười. Nhà văn đã ghi chép lại những suy nghĩ, tình cảm và cách nhìn nhận của mình về con người, cảnh quan, ẩm thực, những di tích đặc trưng ở nơi đây với vẻ đẹp của sự mộc mạc, giản dị, chân thành nhất. Đồng thời gửi gắm vào bài viết tình cảm yêu mến trân trọng của mình.

      1.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

      – Giá trị nội dung: Nội dung văn bản tái hiện lên thiên nhiên ở Đồng Tháp Mười vào mùa lũ một cách vô cùng chân thực, sinh động và hấp dẫn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất với cuộc sống thường ngày. Văn bản mở ra trước mắt người đọc một Đồng Tháp Mười với những đặc điểm riêng biệt, cung cấp cho người đọc cái nhìn chân thực về nơi đây. Đồng thời, thể hiện tình cảm yêu mến chân thành của tác giả đối với nơi đây một cách tự nhiên.

      – Giá trị nghệ thuật: Giọng văn tự nhiên, kết hợp giữa tự sự và miêu tả, ngôi kể tự nhiên, chân thật, gần gũi.

      2. Dàn ý phân tích bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi:

      Tầm quan trọng của lũ đối với tự nhiên:

      – Lũ được coi là nguồn sống của cư dân miền sông nước.

      – Lũ mang phù sa màu mỡ, cá tôm đa dạng, làm nên văn hóa đồng bằng.

      – Không có lũ thì cây cỏ héo khô, thiếu nước ngọt trầm trọng.

      – Lũ duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân.

      => Lũ có vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường tự nhiên và con người của vùng Đồng Tháp Mười.

      Vẻ đẹp của Tràm Chim:

      – Tràm Chim là sự kết hợp của tràm và chim.

      – Những cây tràm kết thành rừng còn chim thì dày đặc.

      Món ăn đặc sản của Đồng Tháp Mười:

      – Hai món đặc sản bao gồm: bông điên điển xào tôm và cá linh ngót.

      => Trong cảm nhận của tác giả, đây là hai món “quốc hồn quốc túy”. 

      Vẻ đẹp của loài sen Đồng Tháp:

      – Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, tinh khiết, bung nở giữa bùn.

      => Loài sen Đồng Tháp mang vẻ đẹp riêng, không trộn lẫn với nơi khác. 

      Nét độc đáo của khu di tích Gò Tháp:

      – Vị trí: nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười nên trở thành của hiếm.

      – Diện tích rộng lớn khoảng 5.000 mét vuông.

      – Cao hơn mực nước biển Hà Tiên 5 mét.

      – Mới khai quật được di tích có niên đại khoảng 1500 năm và được công nhận là di tích quốc gia.

      – Nơi đây từng là căn cứ địa trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

      Con người vùng Đồng Tháp Mười:

      – Vui vẻ, hiền lành, năng động.

      – Sinh hoạt gắn liền với sông nước.

      – Thành phố trẻ trung, hiện đại, nhộn nhịp.

      Cảm xúc của tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp Đồng Tháp Mười:

      – Đối với Tràm Chim: muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,..

      – Đối với món ăn đặc sản: yêu thích, coi đó là “quốc hồn quốc túy”, khát khao, trân trọng.

      – Đối với hoa sen: choáng ngợp.

      – Đối với khu di tích Gò Tháp: trân trọng.

      – Đối với con người, cuộc sống vùng Đồng Tháp Mười: cảm thấy con người chan hòa, tốt bụng; thành phố thay đổi vừa trẻ trung vừa hiện đại.

       3. Phân tích bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi:

      Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi thuộc thể loại du kí – một thể của kí, dùng để ghi lại những điều bản thân đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu khi tới một miền đất khác. Tác phẩm là một bài du kí đặc sắc, là thành quả ghi chép những thu hoạch của Văn Công Hùng sau chuyến thăm tới Đồng Tháp Mười. Đoạn trích sách giáo khoa đã ghi lại những suy nghĩ, tình cảm và cách nhìn nhận của tác giả về con người, cảnh quan, ẩm thực và những di tích đặc trưng ở nơi đây với những nét mộc mạc, giản dị chân thành nhất. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng mà tác giả gửi gắm đến vùng đất này.

      Tác giả Văn Công Hùng được biết đến với tên gọi “nhà thơ Tây Nguyên”. Ông sinh năm 1958 tại Thanh Hóa. Ông là một cây bút đa tài khi có thể vừa viết văn, vừa làm thơ và thích phiêu du. Bởi vậy nên ông là hội viên kì cựu của nhiều hội văn thơ như Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Với quan điểmcủa ông: “Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết”.

      Đoạn trích “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” của tác giả Văn Công Hùng được trích trong bài du kí cùng tên, được in trên Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011, đã ghi lại những cảnh sắc, cuộc sống và con người Đồng Tháp Mười nơi mà tác giả lần đầu ghé thăm. Đoạn trích được mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên và cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười. Đúng như sự nhìn nhận của nhà văn với câu khẳng định: “Nói đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ”. Lũ không phải là thiên tai muốn tránh khỏi mà chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước, mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Nếu không có lũ, nước cạn kiệt đi thì sẽ rất khó khăn. Làm nên nét đặc trưng của cảnh quan Đồng Tháp Mười còn là hệ thống kênh rạch chằng chịt. Kênh được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giồng,…thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc. Vào vùng lõi của Đồng Tháp, khách du lịch có thể ghé thăm vườn quốc gia Tràm Chim. Nơi đây là xứ sở của hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. Tác giả đã vô cùng ngạc nhiên trước cách lí giải về tên gọi “Tràm Chim”, chỉ đơn giản là những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn. Không chỉ có lũ, có kênh rạch chằng chịt, có chim thành rừng mà Đồng Tháp còn nổi tiếng với sen.

      Theo tác giả, “sen Tháp Mười là một thế lực, thế lực của cái đẹp tự nhiên”. Chẳng vậy mà sen nơi đây đã đi vào thơ ca từ lâu: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen – Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Bằng những lời văn giàu hình ảnh, ngôn ngữ gợi cảm kết hợp với ngòi bút nhân hoá độc đáo, tác giả Văn Công Hùng đã nêu bật được vẻ đẹp riêng của sen Đồng Tháp với những đầm sen hồng nở đẹp nức lòng người: “Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen tinh khiết mưng mở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác, mà không chen, chúng chiếm những không gian rộng lớn, chỉ mình sen. Tràm dày đặc tíu tít xung quanh như những người lính gác cần mẫn và trung thành. Sen vươn lên giữa nắng, giữa gió phương Nam, kiêu hãnh và tự tin khoe sắc hồng đặc trưng của mình”. Tác giả Văn Công Hùng đã nắm bắt được cái hồn của cảnh vật nơi Đồng Tháp, từ đó tái hiện trong câu chữ bức tranh khung cảnh thiên nhiên nơi Đồng Tháp Mười hiện lên vừa tinh khiết, vừa ngạo nghễ, kiêu hãnh đầy tự tin, cảnh quan hiện lên thật sinh động, cuốn hút, để những trang viết cứ phảng phất phong vị miền Tây.

      Bài kí còn đem đến những hiểu biết cho người đọc về những nét văn hoá đặc sắc của vùng Đồng Tháp Mười về ẩm thực và kiến trúc. Nhắc đến văn hoá ẩm thực của mảnh đất miền Tây này, ta không thể không nhắc đến cá linh và bông điên điển – hai món ăn đặc trưng mà theo cách nói của tác giả Văn Công Hùng đó là “hai món quốc hồn quốc tuý đồng bằng ấy”. Qua những dòng viết của mình, người đọc thấy được niềm trân trọng của tác giả khi thưởng thức hai món ăn dân dã gắn với miên man sông nước của vùng đất phương Nam. Theo sát hành trình du hí của nhà văn, người đọc còn được mở rộng kiến thức về văn hoá kiến trúc Đồng Tháp Mười qua khám phá khu di tích Gò Tháp với độ rộng khoảng 5 000 mét vuông và cao hơn khoảng 5 mét, là một di tích được khai quật với nền gạch cổ có khoảng 1 500 năm trước, là đại bản doanh của cụ Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều – hai vị anh hùng chống thực dân Pháp và cũng là căn cứ địa chống Mỹ cứu nước của cách mạng Việt Nam. Tháp Sen được chọn để xây dựng ở đây như cách tôn vinh sen Đồng Tháp Mười. Nhà văn không chỉ cung cấp cho người đọc kiến thức địa lí mà còn mở rộng kiến thức lịch sử về vùng đất nơi đây.

      Khép lại bài kí là những cảm nhận chân thực của nhà văn về cuộc sống và con người nơi Đồng Tháp Mười qua chi tiết: “Người dân vui vẻ sống, hiền lành sống, năng động sống… chung với nhịp nhàng nước kiệt nước ròng, với những câu vọng cổ là đà trên nước mỗi khi chiều về bên chai rượu đế với ca trà đá, cuộc sống cứ thế trôi, bình dị và an lành, tự tin và khảng khái, nhưng họ góp phần làm nên một Đồng Tháp năng động hiện đại”. Hành trình khám phá Đồng Tháp Mười chỉ có một ngày đầy nuối tiếc trải qua nhiều cảm xúc đan xen vừa ngỡ ngàng, vừa choáng ngợp, vừa tận hưởng, vừa tiếc nuối,… nhà văn cùng người bạn của mình dạo một vòng quanh thành phố Cao Lãnh để ngắm thành phố lúc về đêm trước khi về.

      Bằng giọng văn đặc trưng của mình, tác giả đã tái hiện thiên nhiên Đồng Tháp Mười vào mùa lũ một cách chân thực, sinh động gắn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất, mở ra trước mắt người đọc một Đồng Tháp Mười với những đặc điểm riêng đặc biệt. Đoạn trích cũng cho thấy tình cảm chân thành yêu mến của tác giả tự nhiên, tác giả thật sự trân trọng chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới này, coi đó là cơ hội quý giá để khám phá, mở mang hiểu biết về thiên nhiên và con người mảnh đất phương Nam. 

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết