Cũng như các tác phẩm khác trong phong trào Thơ Mới, Tràng Giang của Huy Cận mang vẻ đẹp hùng vĩ, đẹp đẽ nhưng lại mang vẻ u sầu tâm trạng. Dưới đây là bài viết về Phân tích khổ 4 Tràng Giang của Huy Cận.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích khổ 4 Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Huy Cận và tác phẩm Tràng Giang
Dẫn dắt người đọc vào Phân tích khổ 4 Tràng Giang của Huy Cận
1.2. Thân bài:
Nội dung: tâm trạng buồn bã, bơ vơ, cô đơn của tác giả Huy Cận khi nhớ nhà
Bức tranh thiên nhiên
Một hoàng hôn với lớp lớp mây như những núi bạc, cánh chim nhỏ trong áng chiều và sóng nước Tràng Giang.
Bức tranh tâm trạng
Hình ảnh: “ chim nghiêng cánh ” để miêu tả hoạt động “ bóng chiều sa ”. Cánh chim trĩu xuống dưới bởi bóng chiều, hoàng hôn mặt trời như sa xuống mặt đất. Nếu như với Bà Huyện Thanh Quan, và Lí Bạch … thì cánh chim là chỉ là sự báo hiệu về hoàng hôn thì trong thơ Huy Cận là cảm xúc đơn độc trước cuộc sống .
Thi nhân cho thấy gốc nhìn mới trong hai câu kết :
“ Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà ”
Hai câu thơ xuất phát từ thơ của Thôi Hiệu trong tác phẩm “ Hoàng Hạc Lâu ” :
“ Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thươngh sử nhân sầu ”
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Thôi Hiệu nhìn khói mà nhớ quá khứ, nhớ miền quê, nơi chôn rau cắt rốn. Nỗi sầu đậm sắc tố cổ xưa.
Còn Huy Cận, đang ở quê nhà mình nhưng vẫn dâng lên nỗi nhớ nhà. Nhớ nhà có thể hiểu là nỗi nhớ về quốc gia đang mất chủ quyền, nỗi buồn mang tầm thời đại.
Từ láy “ dợn dợn ” gợi ra cái hình trạng của sóng nước và sóng lòng trong tác giả
1.3 Kết bài:
Khổ thơ là tâm trạng lạc lõng, mất mối liên hệ với cuộc sống, là tâm trạng của cái tôi lãng mạn trong phong trào thơ mới .
2. Phân tích khổ 4 Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất:
Nhà thơ Huy Cận có nhiều tác phẩm hay tả cảnh thiên nhiên, nhớ về quê hương đất nước, trong đó nổi bật là bài thơ “Tràng Giang” là nỗi lòng chung của cái tôi cá nhân trong phong trào thơ Mới. Đặc biệt khổ thơ cuối của “Tràng Giang” đã nói lên tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả khi nhớ nhà:
Huy Cận đã vẽ nên vẻ đẹp vừa hoài cổ vừa mang tinh thần hiện đại:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”
Tác giả đã sử dụng tính từ “lớp lớp” miêu tả rõ hình ảnh từng lớp mây như đang dát bạc cả bầu trời. Câu thơ sử dụng phép so sánh hình ảnh ẩn dụ và lối ngắt câu với “mây cao đùn núi bạc” tạo thành “lớp lớp” khiến ta hình dung những đám mây dưới nắng như dát bạc. Hình ảnh cổ điển và càng thi vị được lấy cảm hứng từ một tác phẩm Đường cổ của nhà thơ Đỗ Phủ:
Để tô điểm cho vẻ đẹp thiên nhiên, tác giả đã so sánh mây trắng như “bạc”, từ “đùn” khiến mây chuyển động bằng nội lực hình thành lên núi bạc. Và tính thời đại càng thể hiện rõ ràng hơn qua dấu hai chấm ở câu thơ sau gợi nên mối quan hệ giữa cánh chim và bóng chiều.
Mây trời bao la, cùng tiếng chim nghiêng, mà nghiêng không phải là nghiêng bình thường mà lại là “chim nghiêng cánh nhỏ” trong bóng hoàng hôn. Bóng chiều đè nặng xuống cánh chim nhỏ, in bóng lê mặt nước khiến tất cả cùng nghiêng đi. “Cánh chim” và “bóng chiều” là những hình ảnh trong thơ cổ điển.
Nếu như những lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan, và Lí Bạch … thì cánh chim là chỉ là sự báo hiệu về hoàng hôn thì trong thơ Huy Cận là cảm xúc đơn độc trước cuộc sống.
Thi nhân cho thấy gốc nhìn mới trong hai câu kết :
“ Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà ”
Hai câu thơ xuất phát từ thơ của Thôi Hiệu trong tác phẩm “ Hoàng Hạc Lâu ” :
“ Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thươngh sử nhân sầu ”
( Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai )
Thôi Hiệu nhìn khói mà nhớ quá khứ, nhớ miền quê, nơi chôn rau cắt rốn. Nỗi sầu đậm sắc tố cổ xưa. Còn Huy Cận, đang ở quê nhà mình nhưng vẫn dâng lên nỗi nhớ nhà. Nhớ nhà có thể hiểu là nỗi nhớ về quốc gia đang mất chủ quyền, nỗi buồn mang tầm thời đại. Lòng quê ở đây nói lên nỗi nhớ quê hương với hai từ “gợn” cho ta bóng hình sóng đang ở bên cạnh, sóng cũng biết cũng nhớ hay tác giả đang nhớ về quê hương? Sự lên xuống của con sóng hay nỗi nhớ da diết của nhà thơ không chỉ một lần mà liên tục. Câu thơ muốn nói lên nỗi nhớ về quê hương tự do thanh bình của tác giả khi sống trong cảnh sông nước.
“Hoàng hôn không khói cũng nhớ nhà”
Nhà thơ mượn từ “khói” trong thơ Thôi Hiệu để nói lên cảm xúc của mình, nếu nhà thơ nhìn khói mà nhớ nhà thì nhà thơ Huy Cận không có “khói” nhưng vẫn nhớ về mái ấm nơi chôn rau cắt rốn đã nuôi tôi khôn lớn. Huy Cận lại buồn trước cảnh vắng vẻ, những con sóng “gợn sóng” gợi nhớ quê hương nhưng lại chỉ thấy hư vô, Huy Cận một mình đối diện với cảnh trống vắng. Chính vì thế mà khát vọng được yêu thương và được gắn bó với đời là nguyện vọng của tác giả.
Bằng biện pháp so sánh tài tình và miêu tả khéo léo, nhà thơ Huy Cận đã thể hiện rõ nỗi buồn về quê hương da diết của tác giả. Nỗi nhớ, nỗi buồn càng da diết khi đứng ngay trên quê hương, nhưng quê hương không còn nữa mà trong cảnh nước mất nhà tan.
3. Phân tích khổ 4 Tràng Giang của Huy Cận ngắn gọn nhất:
Mỗi khi trở lại với phong trào Thơ mới, bên cạnh tên tuổi lớn như: Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, không thể không nhắc đến Huy Cận – một tâm hồn thơ ảo của dàn đồng ca đầy cảm xúc. Tất cả mạch cảm xúc và phong cách nghệ thuật sáng tạo được thể hiện sinh động qua bài thơ Tràng giang rút từ tập thơ Lửa thiêng. Đặc biệt khổ thơ cuối được coi là khổ thơ tha thiết nhất trong Tràng Giang.
Nếu như ở ba khổ thơ đầu, là “nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn tìm đâu ra như trường tồn” trải dài theo sự mênh mông của dòng sông thì đến khổ thơ sau tâm trạng ấy được mở ra trong không gian hoàng hôn buổi chiều muộn:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”
Đó là lời tâm sự của tác giả khi bóng chiều buông xuống. Địa danh Tràng Giang hiện lên với vẻ đẹp kỳ vĩ với tầng mây tạo thành một núi khổng lồ, được những tia nắng chiếu rọi thành một ngọn núi bạc. Đó là là một hình tượng nghệ thuật đẹp được tạo nên bởi sự cảm nhận tinh tế và một hồn thơ yêu tha thiết quê hương. Hình ảnh núi bạc ấy sống động hơn qua động từ “đùn”. Tầng mây trắng nối tiếp lớp lớp như những nụ bông trắng nở trên trời, khi ánh chiều tắt, vẻ đẹp tỏa sáng.
Trong bài thơ, hình ảnh nhà thơ trong mỗi cảnh vật hiện với cùng một dáng vẻ cô đơn, lạc lõng, như cành củi, đám bèo…. Đó là con chim nhỏ, chờ ánh chiều tà, nghiêng cánh về chân trời xa gợi một cái gì cô đơn, vừa gợi một sự trống trải trong tâm hồn. “Chim nghiêng cánh” đợi bóng chiều đối lập với hình ảnh núi bạc giữa trời nước bao la khiến cho khung cảnh vốn đã trống trải lại càng xa vắng và sóng sông đã buồn lại càng buồn hơn. Hình ảnh cánh chim ấy là cảm hứng của biết bao thi nhân để bày tỏ những cảm xúc nồng nàn, những nỗi niềm sâu kín nhất. Nếu câu thơ trước gợi sự, bồng bềnh của mây trời thì câu thơ tiếp nặng trĩu trong bóng chiều trong cảm xúc hoài niệm của nhà thơ.
“ Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà ”
“Lòng quê” như một nốt nhạc buồn, nó gợi đủ thứ sóng vừa là sóng nước vừa là sóng lòng diễn tả nỗi lòng của nhà thơ trước cảnh trời trong khoảnh khắc hoàng hôn với tình yêu quê hương đất nước. Đây là một tình yêu đất nước sâu sắc hơn, nồng nàn hơn, bền chặt hơn, bởi cái “lòng quê” được thể hiện trong vừa cổ điển vừa hiện đại. Với bây giờ Huy Cận không cái mịt mù của khói sóng, cũng không cần cái lạnh thấu da, và cũng không cần một cái gì gợi nên nỗi buồn mà tình quê vẫn đang trào dâng da diết. Đứng ngay trên mảng đất quê hương mà nhà thơ vẫn nhớ về quê hương, nhưng đó là một quê hương độc lập chủ quyền, quê hương tự do.
Đây là một khổ thơ đặc sắc ở sự kết hợp giữa thể thơ truyền thống với nét thơ hiện đại. Cảm hứng ngôn từ ấy được thể hiện cụ thể trong ba khổ thơ đầu rồi kết tinh ở khổ thơ cuối về một tình yêu đất nước chân thực nhất, sâu sắc nhất của hồn thơ Huy Cận. Đó là một hồn thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới.