Đến với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trong sử thi Đăm Săn là hình ảnh vị tù trưởng anh hùng Đăm Săn đã mang lại bình yên cho cộng đồng dân tộc. Dưới đây là bài viết tham khảo về Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn chọn lọc hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về những vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn
1.2. Thân bài:
Những nét chung của nhân vật Đăm Săn:
– Nhân vật Đăm Săn có ngoại hình vô cùng hoàn mỹ. Theo quan niệm của người dân tộc Ê đê thì Đăm Săn là có vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ với vóc dáng cao lớn và vạm vỡ, khỏe khoắn mang vẻ đẹo phi thường đậm chất con người Tây Nguyên
– Giọng nói của nhân vật Đăm Săn hào sảng
– Trang phục của Đăm Săn vô cùng uy nghiêm
– Đăm Săn là tù trường có rất nhiều của cải
=> Nhân vật mang vẻ đẹp của tự nhiên núi rừng, hoang dã
Đăm Săn trong trận chiến đấu:
– Đăm Săn chiến đấu anh dũng với kẻ thù vì một mục đích vô cùng chính đáng chính là cứu vợ
– Đăm Săn rất nhân nghĩa hào kiệt
=> Đăm Săn là một dũng sĩ anh hùng, với vẻ đẹp của sức mạnh phi thường về thể chất và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn đáng được ngưỡng mộ.
Đăm Săn mở tiệc ăn mừng chiến thắng
– Lời đối đáp hợp tình hợp lí đây thuyết phục đanh được sự chấp thuận của dân dàng
– Khắc họa hình ảnh Đăm Săn nằm trên võng với ngoại hình mạnh vẽ cùng sức mạnh to lớn: ngang sức voi, hơi thở mạnh mẽ tựa sấm
1.3. Kết bài:
Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật và nêu cảm nhận cá nhân của em về nhân vật Đăm Săn.
2. Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn chọn lọc hay nhất:
Khi nhận định về sử thi “Đăm Săn”, nhà nghiên cứu của Giáo sư người Nga N.I.Nhiculin có nhận xét: “Sử thi Đăm Săn là câu chuyện thơ về cuộc đời của người dũng sĩ và những chiến công của chàng. Những người diễn xướng không chỉ ca ngợi thủ lĩnh của bộ lạc là Đăm Săn mà cất lời ca ngợi tất cả những người của cộng đồng – tất cả người làng”. Đây là nhận định xác đáng, ngắn gọn nhất để thấy được vẻ đẹp trong phẩm chất và ngoại hình của người anh hùng Đăm Săn vừa mạnh mẽ, anh dùng nhưng lại rất nhân văn trượng nghĩa.
Nhân vật Đăm Săn là một tù trưởng lập nên nhiều chiến công trong lao động như chế ngự thiên nhiên như thuần phục voi dữ, chăm chỉ làm rẫy, bắt cá… Vì thế khi hai người vợ yêu quý của mình là Hơ Nhị cùng Hơ Bhị bị hai tù trưởng đối địch là Mtao Grư và Mtao Mxây bắt đi, vị anh hùng Đăm Săn không ngần ngại nguy hiểm, một mình thách thức đấu với hai tù trưởng và kết quả là đã dành chiến thắng. Đoạn trích Đăm Săng giành chiến thắng được mở đầu bằng việc miêu tả về nhà Mtao Mxây. Đó là một ngôi nhà rất to và đẹp bởi đây là những tù trưởng giàu có. Và cũng chính tại ngôi nhà ấy, Đăm Săn đã anh dũng tìm đến tận nơi. Sự dũng cảm của Đăm Săn thể hiện trong hành động nhà đối thủ tìm vợ và ở lời thách đấu của chàng: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!”. Là con người luôn có tự tin, Đăm Săn không thèm giở trò hèn đâm lén Mtao Mxây. Thái độ trốn tránh của Mtao Mxây càng làm nổi bật tính cách và tư thế hiên ngang của Đăm Săn ngay từ khi cuộc chiến chưa bắt đầu. Khi bước vào cuộc chiến, Đăm Săn nhường Mtao Mxây múa khiên, là thái độ tôn trọng của một người anh hùng đối với đối thủ. Bước vào cuộc chiến, Đăm Săn đã thể hiện bản lĩnh với động tác múa khiên tung hoành ngang dọc , vượt qua cả đồi tranh, vun vút sang đông lại sang tây, đầy lẫm liệt. Trước sự tấn công của Đăm Săn, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu nhưng Đăm Săn nhanh chóng đớp được. Đó là hình ảnh tượng trưng cho giá trị văn hóa trong đời sống của người Ê-đê. Hành động của Đăm Săn khi đớp miếng trầu đã thể hiện sự tin tưởng của cả một cdân tộc dành cho Đăm Săn. Dù cho nguyên nhân của cuộc chiến là một lí do cá nhân, nhưng Đăm Săn lại có sự ủng hộ, giúp đỡ của cả bản làng. Khi đã nhai trầu, sức mạnh tăng lên, chàng tiếp tục quyết đấu với Mtao Mxây. Những động tác múa như gió như bão, như lốc khiến không gì có thể ngăn cản được chàng. Sức mạnh ấy khiến cho núi ba lần phải rạn nứt, các đồi ba lần bật rễ bay tung khắp trời. Khi Đăm Săn phóng giáo đến phía Mtao Mxây mà không thủng cũng là lúc Đăm Săn mộng thấy ông trời giúp đỡ. Với sức mạnh của thần linh, Đăm Săn đã cắt đầu Mtao Mxây đây là một sự trừng phạt cho kẻ hèn nhát dám cướp vợ người khác. Chiến thắng này không chỉ thể hiện được sự dũng cảm của Đăm San, mà còn bảo vệ được sự bình yên cho bản làng, dân tộc.
Cuộc chiến kết thúc, Đăm Săn đã thuyết phục những người dân tại làng Mtao Mxây cùng trở về làng của mình và đương nhiên dân làng đều chấp thuận theo chàng: “Không đi sao được!”. Đăm Săn cùng người dân mới về làng đem theo cả của cải của Mtao Mxây. Để mừng chiến thắng, chàng mở tiệc kéo dài suốt cả mùa khô, trước tiên là để tạ ơn thần linh bởi chính nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn mới đánh bại kẻ thù. Sau đó, dân bản cùng nhau uống rượu, ăn thịt và đánh chiêng đánh la tạo nên chung cảnh thật nhộn nhịp biết bao.. Cả bản làng không phân biệt người mới, người cũ đều hòa vào không khí lễ hội. Đăm Săn quả là một tù trưởng đích thực với hình ảnh ngực quấn chéo tấm mền chiến và khoác tấm áo chiến, hai bên tai đeo nụ, còn bên mình đủ giáo gươm trong lễ hội. Một tù trưởng tràn đầy tiếng tăm vang dội với một cơ thể to lớn, có sức mạnh vượt xa mọi giới hạn, sáng ngang với trời đất với sức voi đực, hơi thở tựa sấm dậy. Không còn là một vị tù trưởng nữa, trong sử thi, trong những người dân Ê-đê Đăm Săn hiện lên thành một vị thần đem lại bình yên cho buôn làng.
Là hình tượng biểu tượng trong Sử thi nhân vật Đăm Săn hiện lên trong tư thế của một vị tù trưởng tài năng cùng sức mạnh phi thường với lòng dũng cảm, khí phách, và trở thành hình mẫu anh dùng lí tưởng của người Ê-đê.
3. Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn ngắn gọn nhất:
Từ bao đời nay, truyền thống của người Ê-đê là quây quần bên bếp lửa, nghe về sử thi Đăm Săn, về người tù trưởng của dân tộc mình với những chiến công vĩ đại trong xây dựng và bảo vệ cộng đồng buôn làng. Trong những chiến công ấy khoảnh khắc để lại ấn tượng lớn nhất trong lòng người vẫn là đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây.
Cuộc chiến này là do Mtao Mxây đã cướp vợ của Đăm Săn, đây là một nỗi sỉ nhục. Vẻ đẹp của Đăm Săn hiện rõ từ bước chân vào nhà Mtao Mxây thật dũng mãnh với đầu đội khăn đẹp ý chí hừng hực , đôi mắt sáng. Tư thế ấy cùng hành động xô đổ hàng rào của chàng rất đẹp và rất dũng mãnh. Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn với Mtao Mxây bắt đầu. Mọi cử chỉ, ngôn ngữ và hành động của Đăm Săn đều là sức mạnh phi thường với màn múa khiên độc đáo: Một bước nhảy, vượt qua mấy đồi tranh. Tiếng gió rít vù vù cây cối xung quanh nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai còn ghê gớm hơn nhờ sức mạnh của miếng trâu.
Đăm Săn không hề đơn độc khi các tù trưởng bạn hùng mạnh cũng góp sức giúp chàng ngoài ra còn có sự trợ giúp của ông trời. Ông Trời đã giúp Đăm Săn đánh rơi áo giáp của kẻ thù sau đó chàng đã kết liễu kẻ thù, không chỉ dành lại danh dự mà còn mang lại yên bình cho dân làng. Trước sự anh dũng đấy của Đăm Săn khiến chàng thêm quyền uy nghiêm và trở thành biểu tượng của người anh hùng.
Sau chiến thắng là lễ mừng chiến thắng để tôn vinh xứng đáng chiến sông của Đăm Săn. Không khí lễ hội vô cùng tưng bừng với tiếng chiêng trống vỡ cả sàn nhà, bay mái tranh lợp nhà, khiến cả thiên nhiên phải lắng nghe: con khỉ con vượn quên đi hái trái cây, rồi cả những con voi và con tê giác quên cả cho con bú. Nổi bật giữa sự hoan hỉ ấy là người anh hùng vị tù trưởng Đăm Săn ít ai sánh kịp. Vẻ đẹp ấy của chàng vẫn nổi bật từ mái tóc dài cuồn cuộn, uống rượu không biết say, ăn uống không biết no. Ngôn ngữ phóng đại của sử thi khiến chàng ngang sức mạnh thần linh. Hình ảnh Đăm Săn sau thắng lợi này được mô tả phóng đại và vang vọng mãi về người anh hùng của cộng đồng. Chàng ta mang chiếc chăn choàng trên vai, tay thì đeo vòng, tay cầm gươm sắc bén.
Đoạn trích khiến người đọc có những cách nhìn độc đáo về biểu tượng người anh hùng Đăm Săn trong trận chiến đem lại bình yên cho cộng đồng dân tộc, qua đó chứa đựng giá trị nhân văn bên trong tác phẩm sử thi.