Với tài năng văn chương của mình, Nguyễn Trãi cũng đã khắc họa triệt để hình tượng chủ tướng Lê Lợi, một người tài năng, đức độ, lãnh đạo nghĩa quân trong đoạn trích thuộc Đại Cáo Bình Ngô. Dưới đây là bài phân tích về hình tượng chủ tướng Lê Lợi, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô:
1. Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về tác giả
– Dẫn dắt vào chủ đề bài viết.
2. Thân bài
– Lê Lợi (1385-1433), quê ở Lam Sơn (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa), ông sinh ra trong gia đình giàu có, nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn.
– Năm 1416, ông cùng 18 người bạn chung chí hướng lập hội thề Lũng Nhai với quyết tâm cứu nước.
– Cách xưng hô “ta” thể hiện sự khiêm nhường, gần gũi, thể hiện dáng vẻ, đức tính của một vị lãnh tụ có tài có đức.
– Chọn Núi Lam Sơn dấy nghĩa -> một lựa chọn chính xác, bởi hơn ai hết với vai trò là một chúa trại.
– Tất cả những hành động, ý chí của Lê Lợi đều xuất phát từ lòng yêu nước.
– Lê Lơi đem lòng của một con người yêu nước, thương dân.
– Thấu hiểu đạo lý, ông một lòng nuôi quân, trăn trở “đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời”. Có lòng kiên nhẫn “Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối”
– Lực lượng quân còn non yếu, hơn nữa còn thiếu thốn cả về quân đội, về lương thực nhưng ông không hề nhụt ý chí.
-“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” -> sức mạnh toàn dân tộc.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận về hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô.
2. Phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô hay nhất:
Nguyễn Trãi được biết đến là một trong số những nhà văn trung đại kiệt xuất của văn học Việt Nam. Cuộc đời cũng như sự nghiệp văn học của ông gắn bó với sự biến đổi của 3 triều đại là Trần – Hồ – Hậu Lê. Trong số đó với triều Hậu Lê Nguyễn Trãi đã trở thành bậc khai quốc công thần, chính trị kiệt xuất đóng góp to lớn vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đánh tan 15 vạn quân Minh xâm lược, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, một kỷ nguyên độc lập vững bền cho dân tộc ta. Đối với sự nghiệp văn chương, các tác phẩm của Nguyễn Trãi được viết để phục vụ cho quá trình gây dựng đất nước và hoạt động đối ngoại, trong đó, nổi bật nhất là tác phẩm Bình Ngô đại cáo – đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, là áng thiên cổ hùng văn nghìn đời khó có. Trong tác phẩm, nêu rõ vấn đề chính nghĩa, tố giác tội ác của giặc Minh và đặc biệt là sự ca ngợi sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi cũng đã khắc họa triệt để hình tượng chủ tướng Lê Lợi, một người tài năng, đức độ, lãnh đạo nghĩa quân.
Trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cao, Nguyễn Trãi đã khéo léo tạo dựng nên hình ảnh Lê Lợi trong những ngày đầu ông tiến hành cuộc khởi nghĩa với những khó khăn phải đối mặt dưới hình thức tự truyện dành riêng cho nhân vật.
“Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.”
Một cách nói thân mật “ta” thể hiện sự khiêm tốn, gần gũi mà còn thể hiện ý thức của nhân vật về địa vị, vị trí của mình trong nghĩa quân, biểu thị một người lãnh đạo khá đức độ và tài ba. Lê Lợi, quê ở Lam Sơn, ông ý thức được nghĩa vụ bảo vệ đất nước để trả nợ cho đất nước nên ông cũng chọn “núi Lam Sơn dấy nghĩa” làm điểm xuất phát của quân khởi nghĩa. Có thể nói đó là sự lựa chọn đúng đắn, bởi với tư cách là người chỉ huy, Lê Lợi hiểu rõ cảnh quan quê hương hơn ai hết nên việc nuôi dưỡng, huấn luyện binh sĩ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều. Gần gũi với gia đình, lương thực và nhu yếu phẩm hàng ngày được cung cấp dễ dàng, quân nổi dậy đã bình tĩnh và chuẩn bị cho trận chiến. Ngoài ra, chúng ta còn thấy đức tính của Lê Lợi, một chàng trai 21 tuổi có tấm lòng bao dung, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu có, sung túc của một chúa trại và không bị mua chuộc bởi quan tước nhà Minh. Chấp nhận cuộc đời đầy rẫy những nguy hiểm bủa vây, ngày đêm mất ngủ lo lắng về âm mưu hủy diệt của kẻ thù, quả thật là một vị lãnh tụ đức độ và vĩ đại của dân tộc. Nhưng tất cả những việc làm cao cả của Lê Lợi đều sẽ xuất phát từ một lý do: lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Với lý tưởng trả nợ quốc gia và quyết tâm kiên định thực hiện mục tiêu của mình, Lê Lợi đã trở thành một vị lãnh tụ vĩ đại, một anh hùng cởi trần trong nhân dân, xứng đáng là một người lãnh đạo đất nước trong tương lai.
Đặc biệt, lòng yêu nước và quyết tâm đánh thắng giặc của Lê Lợi được thể hiện sâu sắc trong bài thơ sau.
“Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.”
Đoạn thơ trên đã phần nào đã bộc lộ rõ nét về tâm huyết, tình cảm sâu sắc của Lê Lợi trong ngày lập đội quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ông mang tất cả vẻ đẹp đặc trưng của một vị chỉ huy vĩ đại, ông không chỉ là một người có trái tim yêu nước và lòng căm thù giặc không nguôi mà ông còn xuất hiện với vẻ đẹp của một người đức độ, là người có chí lớn, đức độ vô biên, tâm tình. Lê Lợi hiểu rỗ về đạo làm việc lớn không thể làm vội nên đã một mình tập hợp đội quân đã chiến đấu để xây dựng lực lượng quân sự, đội ngũ mạnh mẽ, tăng khả năng chiến đấu. Vì chứng kiến giặc Minh hàng ngày giẫm đạp đất nước ta bằng thái độ coi thường, đạo đức và lòng yêu nước sâu sắc khiến Lê Lợi “tức giận”. Vì nhiệm vụ nặng nề và trách nhiệm lớn lao nên Lê Lợi luôn “Quên ăn vì giận”.
Qua một phần khắc họa hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi còn bộc lộ những khó khăn ban đầu của quân khởi nghĩa được thể hiện những tài năng khác của chỉ huy Lê Lợi.
“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.
Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.”
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tuy được ủng hộ mạnh mẽ nhưng vẫn gặp vô số khó khăn trong thời gian đầu. Lực lượng hơn một nghìn người nhưng phải đối mặt với đội quân giặc trăm nghìn quân, như trứng chọi đá, châu chấu chọi xe. Quan trọng hơn, Lê Lợi không thể một mình gánh vác toàn bộ chiến lược quân sự nên khó được “nhân tài như lá thu/tuấn kiệt như sao buổi sớm”. Tuy nhiên, với cách hành xử của vị tướng, ý chí cứu nước, trấn áp giặc không bao giờ nguôi ngoai mà trái lại càng ngày càng dâng cao, ngọn lửa giận dữ càng thêm rực rỡ “Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả”. Qua đó, ta nhận thấy được một phẩm chất vô cùng cao đẹp, thể hiện sự tài năng của Lê Lợi, điều này đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước, chuộng nhân tài và luông coi trọng sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Cuối cùng ông trời cũng không phụ lòng người, nhìn thấu tấm lòng của Lê Lợi, nhân dân đã thấu hiểu “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”. Bộc lộ vẻ đẹp của sự tài trí, thao lược trong lĩnh vực quân sự khi “Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh/Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”. Với tài năng thiên bẩm của mình trong kỹ năng điều hành quân sự, Lê Lợi đã vận dụng khéo léo, phát huy được điểm mạnh của nghĩa quân Lam Sơn để chiến đấu với kẻ thù “dùng quân mai phục”, đánh úp, thực hiện tốt chiến tranh du kích.
Như vậy có thể thấy, chỉ thông qua một đoạn thơ ngắn trong tác phẩm Đại cáo Bình Ngô, hình tượng của chủ tướng Lê Lợi, đã được diễn tả lên một cách đầy đủ và sắc nét. Có thể nói, Lê Lợi là nhân tố then chốt, quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3. Phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi ấn tượng nhất:
Từ xưa đến nay Nguyễn Trãi luôn được biết đến là bậc đại anh hùng của dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. Trong sự nghiệp sáng tác văn chương của mình, Nguyễn Trãi có khá nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại đồ sộ và thành công. Trong lĩnh vực văn chính luận, Nguyễn Trãi được xem là nhà văn chính luận kiệt xuất, văn chính luận của ông đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất phải kể đến là “Bình Ngô đại cáo”. Tác phẩm có giá trị như Bản tuyên ngôn độc lập, là “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Trong tác phẩm này, tác giả đã xây dựng rất thành công hình tượng thủ lĩnh – người anh hùng áo vải Lê Lợi, tiêu biểu là đoạn thơ sau:
“Ta đây:
…
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.”
Vào đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, khi đó Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô” để tuyên bố kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình cho dân tộc, cho đất nước. Đại cáo Bình Ngô có bố cục gồm bốn phần. Đoạn trích nêu trên thuộc phần ba của bài cáo “Bình Ngô đại cáo” – thể hiện rõ nét hình ảnh của chủ tướng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Mở đầu đoạn cáo, tác giả đứng trên cương vị Lê Lợi – người thủ lĩnh hồi tưởng lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những khó khăn buổi đầu:
“Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.”
Ở giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ thành công hình tượng chủ tướng Lê Lợi có sự kết hợp và thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ nghĩa quân: bình thường từ nguồn gốc xuất thân “Chốn hoang dã nương mình” đến cách xưng hô khiêm nhường, gần gũi “ta”, chưa phải là “trẫm” như sau này. Đồng thời Lê Lợi còn là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, có lý tưởng hoài bão lớn, có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng. Chính vì vậy, Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân.
Lê Lợi dấy nghiệp từ chốn núi rừng Lam Sơn hoang dã, giữa lúc kẻ thù đang ở thế mạnh. Đó là sự thực, buổi đầu khởi nghiệp gặp khó khăn về mọi mặt. Bởi thế những trăn trở, băn khoăn, day dứt của ông trước vận mệnh đất nước là chân thành, dễ chia sẻ:
“Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.”
Người anh hùng áo vải Lê Lợi hiện lên với những tâm trạng: đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị…đó là những phẩm chất cao đẹp, lớn lao và sâu sắc của người anh hùng, xứng đáng là lãnh tụ của nghĩa quân. Tâm trạng của Lê Lợi được Nguyễn Trãi thể hiện có những điểm chung với tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trong “Hịch Tướng Sĩ”: “…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù…Dù cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng…”. Cùng có lòng căm thù giặc sục sôi, cùng nuôi chí lớn, cùng một quyết tâm sắt đá. Chính cảm hứng về truyền thống dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc hoạ thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi.
Qua hình tượng Lê Lợi, tác giả nêu lên tính chất nhân nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vượt qua gian khổ, khó khăn và sức mạnh chiến thắng:
“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
……
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn,
Ta gắng chí khắc phục gian nan.”
Buổi đầu Lê Lợi cùng nghĩa quân phải vượt qua muôn vàn gian khổ: thế giặc mạnh, tàn bạo, ta lại thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương thực… nhưng nhờ có lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm, lí tưởng cao cả và tinh thần đoàn kết nghĩa quân đã nhanh chóng có được những thắng lợi.
Trên cương vị là người thủ lĩnh, với tài năng và phẩm chất cao đẹp, Lê Lợi đã kịp thời đưa ra những phương cách, đường lối kháng chiến phù hợp cho toàn nghĩa quân: dựa vào tinh thần tự lực cánh sinh, cầu hiền kết hợp đường lối kháng chiến “dùng quân mai phục”, “thế trận xuất kì” và sức mạnh đoàn kết toàn dân:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
……
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”
Ngay từ rất sớm, Nguyễn Trãi đã đề cao tính chất nhân dân, tính chất toàn dân, đặc biệt đề cao vai trò của người dân nghèo trong cuộc khởi nghĩa. Tư tưởng lớn này chưa từng thấy ở “Nam quốc sơn hà” hay ở “Hịch tướng sĩ”, lần đầu tiên xuất hiện ở “Bình Ngô đại cáo” – hình ảnh “nhân dân bốn cõi một nhà”, “tướng sĩ một lòng phụ tử” rất cảm động, mới mẻ và hào hùng. Đây là nét độc đáo, lời tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của nhân dân, của sự nghiệp chính nghĩa.