Mục lục bài viết
1. Mở bài Phân tích hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo
“Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng thét khổ đau thoát ra từ những kiếp lầm than” Thật vậy, Văn chương là thế, thoát hiện trong nó những giá trị hiện thực bất biến cùng thời gian. Nhà văn để có thể tạo nên nghệ thuật không lừa dối ấy phải thực sự đắm chìm trong hiện thực cuộc sống, thấu được nỗi đau của con người cõi trần gian. Và phải chăng khi được sinh ra trong một ngôi làng nghèo đói, đầy rẫy ác bá cường hào lại trở thành một cơ hội để
2. Thân bài Phân tích hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo:
2.1. Phân tích bức tranh làng Vũ Đại:
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam, hai đề tài chính của ông là viết về người trí thức và người nông dân ở xã hội cũ, những con người cùng cực đã bị xã hội, bọn thống trị xấu xa dồn đến bờ vực của cái chết, sự tha hóa. Nếu như với đề tài người trí thức cũ, Nam Cao dễ dàng có thể đặt mình vào hình tượng nhân vật bởi chính ông cũng đang sống dưới cương vị một nhà tri thức nghèo trong xã hội cũ và hiểu được nỗi đâu, nỗi thống khổ của người trí thức hơn bao giờ hết. Thì đến với chủ đề về người nông dân, ta mới ngỡ ngàng trước tài năng bậc thầy của nhà văn Nam cao trong việc hóa thân thành những người dân lao động cùng khổ, bị áp bức bóc lột vô cùng nặng nề để rồi lăn dần đến bên bờ cái chết và sự tha hóa. Ở bức tranh làng Vũ Đại đó, ta thấy được bản chất hiền lành tốt bụng của những người nông dân vốn chân chất, thật thà, chăm chỉ nhưng chỉ vì bọn cường hào xấu xa đã đẩy người nông dân đến đường cùng nhưng sâu trong thâm tâm họ vẫn là những con người mang bản chất lương thiện. Họ bị giằng xéo, dằn vặt trong quá trình tìm lại bản chất thật của chính con người mình để rồi bế tắc, và chọn kết liễu cuộc đời mình.
Nếu chỉ đọc một đoạn trích Chí Phèo, nói về cuộc đời và những bi kịch của riêng Chí thì có lẽ khó mà có thể tưởng tượng ra một hình ảnh làng Vũ Đại hoàn chỉnh. Chí chỉ là hình ảnh nổi bật nhất trong bức tranh ấy. Nhưng ngoài Chí ra, bức tranh đó là tổng hòa của rất rất nhiều mảnh đời như Chí. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của một cái xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát, hủ bại, nơi mà cái ác trở thành chúa tể, nơi đã biến một anh canh điền lương thiện trở thành một kẻ nát rượu, chuyên rạch mặt ăn vạ.
Chí mồ côi từ nhỏ, có lẽ là cha mẹ hắn vì nghèo đói quá nên không nuôi nổi đành đem bỏ rơi hắn, hoặc cũng có nhẽ là mẹ hắn chửa hoang rồi vì sợ cái định kiến cay nghiệt của làng nước mà giấu giếm đẻ rồi vứt hắn ở cái lò gạch cũ. Cuộc đời trí ngay phút giây đầu tiên lọt lòng đã báo trước cho một cuộc đời đầy sóng gió, gian truân, bất hạnh. Số kiếp không cho hắn được làm người lương thiện, hắn bị vu oan rồi bị đi tù, chỉ vì cái lòng ghen cay nghiệt của bá Kiến. Lúc này đây ta nhận ra bức tranh ấy không chỉ có Chí Phèo, đại điện cho những người nông dân bị áp bức bóc lột tận cùng đến tha hóa biến chất và cuối cùng phải đi tìm cái chết mà bức tranh ấy còn hiện rõ nét của những kẻ chuyên áp bức bóc lột, cường hào oanh tạc đại diện là Bá Kiến. Chính hắn là đẩy Chí vào tù, chính hắn đã làm cho Chí biến chất từ một người dân lương thiện nay chỉ biết rạch mặt ă vạ và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Làng Vũ Đại ngày ấy là ngôi làng nghèo nàn với sự thống trị của những kẻ nắm quyền tàn ác, nhưng manh động ví như lý Cường một kẻ “nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm rác”. Với bản chất gian hùng, lõi đời, nham hiểm của mình hắn đã đề ra những sách lược, phương châm thủ đoạn âm mưu đê hèn, thâm độc trong việc dùng người và trị người đã được truyền từ đời này qua đời khác đến đời Bá Kiến. Hắn không còn lạ gì cái trò ăn vạ thứ nhất sợ kẻ anh hùng – thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân. Hắn khôn ngoan, róc đời, mềm, ngắn, rắn, vuông, túm thằng có tóc không ai túm thằng trọc đầu, đè nén con người đến nỗi phải bỏ làng đi là dại. Thằng nào không vừa mắt chướng tai gai mắt thì chúng cho đi ở tù. Bọn Bá kiến đã câu kết với thực dân để chà đạp áp bức người dân vô tội, lần lượt tìm cách biến một số bộ phận người dân lại động trở thành tay sai của chúng, cướp đi quyền sống, quyền làm người của họ.
Không chỉ có Nam Cao mà hình ảnh bọn thống trị thâm độc, tàn ác đã trở thành một nét vẽ không thể thiếu trong bức tranh hiện thực của các tác phẩm viết về người nông dân trong xã hội cũ. Nếu trong “Chí Phèo” có Bá Kiến thì tới với “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là những tên cai vệ tay sai, hay “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan là bọn tay sai, quan lại thối nát vậy. Tất cả làm nổi bật lên bức tranh hiện thực một cách rõ nét nhất, đa chiều nhất, không chỉ thấy được nỗi khổ đau của người nông dân mà còn thấy được bộ mặt xấu xa của những kẻ đã gây ra nỗi đau khổ cho những người nông dân ấy. Đây cũng chính là giá trị hiện thực cao đẹp mà văn chương hướng tới và người nghệ sĩ nhọc công tìm tòi, khám phá, trút lòng tâm tình vào trong tác phẩm của mình.
Bức tranh ấy còn có những người dân lao động cùng đinh trong xã hội. Năm Thọ là một kẻ bị Bá Kiến cho đi ở tù, sau khi trốn tù hắn tìm đến Bá Kiến đòi tiền và giấy tờ để trốn đi. Bình Chức vốn là một người hiền như cục đất sau khi đi tù trở nên ngang ngược và trở thành đầy tớ cho Bá Kiến, sau đó lại đến Chí Phèo. Nhìn chung tư Năm Thọ, Bình Chức đến Chí Phèo đều có nguồn gốc là những người cố nông lương thiện. Họ đều bị chà đạp đè nén đến không chịu đựng được đã vùng lên chống trả rồi bị lợi dụng trở thành kẻ lưu manh tha hóa, trở thành công cụ vô thức trong tay bọn cường hào ác bá
Bức tranh ấy còn có sự hiện diện của những người dân. Đó là những đám đông hiền lành chỉ biết è cổ ra làm lụng để nuôi bọn cường hào. Họ chính là những người thờ ơ vô cảm, cam phận. Có lẽ rằng trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, sự cam chịu, thờ ơ này của họ có thể được cảm thông bởi chính lúc bấy giờ đất nước ta còn đang chịu xiềng xích nô lệ, nhân dân chưa nhận thức được con đường đấu tranh cho chính mình.
2.2. Liên hệ mở rộng:
Viết về những người nông dân, ta thấy có rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu. Mỗi tác phẩm là mỗi bức tranh sinh động về cuộc sống, xã hội con người trong từng thời kĩ giai đoạn lịch sử khác nhau. Giống như bức tranh của làng Vũ Đại nổi bật lên hình ảnh cuộc đời của Chí phèo – một kẻ bị bần cùng, tha hóa, biến chất để cuối cùng trở thành con quỷ dữ hút máu những người dân làng Vũ đại thì Nam Cao cũng đã từng vẽ nên bức tranh về những cuộc đời khác có chung một kết cục cuối cùng như Chí đó là lựa chọn cái chết. Đó là bức chân dung về Lão Hạc. Lão già yếu, sống một cuộc sống đói ăn, cực khổ đến nỗi phải bán con chó vàng đi vì đứa con để rồi lựa chọn ăn bả chó mà chết. Cận cảnh về hai bức chân dung này tuy có những nét vẽ khác nhau về cuộc đời, tính cách, lứa tuổi, diễn biến nhưng đều có chung một kết cục bi thảm. Phải chăng là nhà văn Nam Cao đã lạnh lùng, vô cảm, thiếu đi tình thương giữa người với người mà đều để nhân vật đi vào kết cục của sự bế tắc, bất lực? Không, nhà văn Nam Cao rất giàu tình thương, ông thương cảm vô cùng cho những mảnh đời ấy. Vì tình yêu thương con người ông mới nhận ra rằng ẩn sâu tỏng con quỷ dữ vẫn là dáng hình của một người cố nông lương thiện, ẩn sâu trong Lão Hạc là một tình yêu thương rộng lớn của người cha dành cho đứa con của mình. Chỉ là do hiện thực bấy giờ quá tàn nhẫn, trong xã hội cũ xưa trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, con người đang phải chịu cảnh cực khổ ê trề, bản thân họ bị bế tắc, bất lực khi không tìm thấy con đường giải thoát, cứu vớt chính cuộc đời mình. Có thể nói, Nam Cao rất giàu tình yêu thương con người nhưng ông cũng rất trân trọng những giá trị hiện thực, ông không tự huyễn hoặc chính bản thân mình mà quyết tâm viết vẽ nên “những ánh trăng không lừa dối”
3. Kết bài Phân tích hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo:
Như vậy trong truyện ngắn Chí Phèo hình ảnh làng Vũ Đại chính là bức tranh thu nhỏ của xã nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là không phải là một môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trườn bào mòn thủ tiêu nhân cách con người. Đó chính là giá trị hiên thực phê phán trong bức tranh ấy nói riêng và trong tác phẩm Chí Phèo nói chung