Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm là xem xét, đánh giá tình hình tiêu thụ về khối lượng từng loại sản phẩm và của toàn bộ sản phẩm. Nội dung và công thức tính?
Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động của doanh nghiệp. Với các hoạt động sản xuất hay kinh doanh nhất định, các sản phẩm tiêu thụ được quan tâm. Doanh thu hay lợi nhuận được phản ánh trên sản phẩm. Và do đó, tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định thực tế bán hàng. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau. Và các tính chất tiêu thụ có những điểm phản ánh khác biệt. Thì việc xem xét tình hình chung cho từng sản phẩm cũng được thực hiện.
Mục lục bài viết
1. Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm là gì?
Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm là xem xét, đánh giá tình hình tiêu thụ về khối lượng từng loại sản phẩm và của toàn bộ sản phẩm (toàn doanh nghiệp). Hoạt động phân tích được tiến hành thông qua các giá trị phản ánh giá trị hay số lượng bán ra. Nhằm so sánh với các giai đoạn khác của doanh nghiệp hay các doanh nghiệp tương tự khác. Từ đó các nhận xét, đánh giá được đưa ra. Mục đích cuối cùng là hướng doanh nghiệp đến phát huy các lợi thế hoặc điều chỉnh phù hợp hoạt động.
Tiêu thụ được hiểu là quá trình cung cấp sản phẩm và thu được tiền hàng hoặc được người mua chấp nhận thanh toán. Tức là hoạt động thành công bán sản phẩm ra thị trường và có doanh thu. Hoạt động tiêu thụ của khách hàng giúp quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được đẩy mạnh. Từ đó mà cũng mang đến ý nghĩa cho sản xuất.
Việc phân tích nhằm xác định các ý nghĩa này. Từ đó phản ánh các công việc cần tiến hành tiếp theo trong doanh nghiệp. Tình hình tiêu thụ sản phẩm về cơ bản sẽ ghi nhận các thông tin trong giá trị hàng bán. Ngoài ra xem xét tính đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu. Còn được gọi là có phù hợp với chỉ tiêu hay kế hoạch bán hàng đặt ra không. Tiêu thụ có ý nghĩa đối với giai đoạn hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Với các yếu tố tác động có ảnh hưởng đến lợi nhuận tìm kiếm trong doanh nghiệp. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm với giá thành ổn định giúp doanh nghiệp tăng cường phục vụ thị trường.
Xác định tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ nhiều khiến doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất với quy mô hay năng suất lớn hơn. Lượng sản phẩm dự trữ phải đáp ứng nhu cầu sẵn sàng đáp ứng ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn. Các đòi hỏi trong ứng dụng công nghệ hay dây chuyền sản xuất cũng đặt ra đòi hỏi. Nó có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng sản xuất với số lượng lớn và tiết kiệm chi phí. Các giá trị tham gia phản ánh trong sản phẩm giảm trong khi chất lượng thì không. Nếu giá thành hạ sẽ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. Một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất luôn tính toán trên căn cứ của tiêu thụ và tồn kho. Với các đơn hàng hay nhu cầu của khách hàng xác định trên một thời gian. Các nguồn cung được xác định. Do đó nếu quá trình sản xuất tính toán không hợp lý. Hay tiêu thụ không đảm bảo nhu cầu kế hoạch khai thác thị trường. Đều có thể mang đến những ảnh hưởng nhất định cho tính ổn định của doanh nghiệp và tính lưu thông của hàng hóa.
Với dự trữ cũng được xác định nhằm phục vụ thị trường trong một thời gian nhất định. Để dự trữ được phản ánh hiệu quả, thì tiêu thụ phải đảm bảo phù hợp với hàng dự trữ trong thời gian đó. Là yếu tố tác động và chịu tác động từ tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Ý nghĩa phân tích.
Tóm lại, xác định tình hình tiêu thụ nhằm đánh giá khái quát tình hình đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và cho biết những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua đó có những phân tích nguyên nhân. Các ánh hưởng tích cực có thể mang đến lợi ích nhanh chóng hơn đến doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn cần căn cứ trên đó để tiến hành các hoạt động sản xuất bổ sung và đáp ứng kịp thời hàng hóa. Còn những ảnh hưởng tiêu cực có thể khiến doanh nghiệp tổn thất về vốn hay ảnh hưởng chất lượng hàng hóa.
Các phân tích cần thiết được tiến hành. Nhằm đưa ra các đánh giá khách quan nhất đối với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Một trong các căn cứ được xác định có thể là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được xác định.
2. Nội dung và công thức tính:
Như đã biết, một doanh nghiệp thường có cho mình hoạt động kinh doanh đa dạng. Hiếm có doanh nghiệp nào chỉ tiến hành hoạt động trên một sản phẩm duy nhất. Do đó mà các phản ánh đối với tình hình tiêu thụ cũng khác nhau. Khi có đa dạng các cung cấp từ doanh nghiệp. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Điều này dân đến tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm cũng khác nhau. Được phản ánh khác nhau cũng như các yếu tố tác động và phản ánh tình hình cũng đa dạng.
Để phân tích hiệu quả, doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động đánh giá phù hợp. Trước tiên, phương pháp và nội dung phân tích được lựa chọn phải đáp ứng các nhu cầu đánh giá của doanh nghiệp. Cũng như có ý nghĩa trong điều chỉnh hoạt động vận hành. Việc phân tích nhằm xác định tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Với kế hoạch được lập trên căn cứ khả thi cho hoạt động doanh nghiệp. Cũng là các mong muốn đáp ứng nhằm cố gắng phấn đấu mục tiêu bán hàng.
Có thể tiến hành phân tích đối với tình hình tiêu thụ từng sản phẩm. Với các sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ khác nhau. Hoặc phân tích đối với tình hình tiêu thụ cho toàn bộ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp muốn có cái nhìn tổng quát về hoạt động của doanh nghiệp.
2.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (KHTT) từng loại sản phẩm:
Trên thực tế trong hoạt động của các doanh nghiệp luôn tồn tại các kế hoạch. Dựa trên các căn cứ thuận lợi hay yếu tố tác động. Việc xác định kế hoạch thực hiện mang đến nhiều ý nghĩa trong thực tế. Giúp doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu đề ra. Từ đó xây dựng chính sách hay chiến lược cụ thể nhằm đạt được mục đích. Cũng như các giá trị cần thiết đạt được giúp công ty xác định lợi nhuận nhất định. Các bộ phận hay nhân lực sẽ được bố trí, sắp xếp thực hiện cụ thể chỉ tiêu của từng phần kế hoạch.
Để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm. Ta tính tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.
– Chỉ tiêu phân tích.
Để xác định phần trăm thực hiện kế hoạch. Người ta xem xét với kế hoạch là 100%. Cứ như vậy các nội dung phản ánh hiệu quả hoạt động được phản ánh. Theo đó, nếu tỷ lệ hoàn thành đạt 100%. Chứng tỏ doanh nghiệp đã đạt được các kế hoạch hay mục tiêu chung đề ra. Tỷ lệ này cũng có thể lớn hơn 100% nếu có những thuận lợi khác giúp doanh nghiệp bán được lượng sản phẩm nhiều hơn chỉ tiêu thực tế. Các thuận lợi này cần được phản ánh cụ thể. Và trở thành các giá trị tận dụng cũng như khai thác tiềm năng cho tương lai.
Ngoài ra, tỷ lệ hoàn thành có thể nhỏ hơn 100%. Chứng tỏ doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tới khách hàng như mục tiêu đề ra. Các kế hoạch ban đầu có thể không phù hợp một phần hoặc toàn bộ khi áp dụng trên thực tế. Hoặc cũng có thể là cách thức vận dụng kém linh hoạt. Do đó mà không mang đến hiệu quả tiêu thụ mong muốn. Lượng sản phẩm tiêu thụ trên thực tế càng thấp, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ càng giảm. Doanh nghiệp cần điều chỉnh, tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời trong từng khâu, từng giai đoạn.
– Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh.
So sánh số lượng sản phẩm tiêu thụ giữa kì thực tế với kì kế hoạch. Hoặc so sánh giữa thực tế năm nay với thực tế năm trước ở cả hai chỉ tiêu số tuyệt đối và số tương đối. Tính tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng sản phẩm như trên và đánh giá.
2.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (KHTT) toàn doanh nghiệp (toàn bộ sản phẩm):
Chỉ tiêu phân tích.
Để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về khối lượng. Người ta sử dụng chỉ tiêu doanh thu. Trong đó xem xét đến các giá trị phản ánh đối với:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về số lượng sản phẩm toàn doanh nghiệp;
Số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ theo kế hoạch.
Đơn giá bán kế hoạch của sản phẩm.
Chỉ tiêu doanh thu giúp phản ánh chân thực các giá trị thực tế doanh nghiệp mang về. Các hoạt động tiêu thu có hiệu quả so với kế hoạch đề ra hay không. Các tỷ lệ đối với giá trị doanh thu cũng được xem xét tỷ lệ như đối với ý nghĩa khi xem xét trên từng loại sản phẩm.
Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh.
Xác định giá bán kế hoạch cho từng loại sản phẩm, nhằm xác định tỷ lệ hoàn thành theo kế hoạch. Thực hiện so sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch, dựa theo giá bán kế hoạch. Trên cơ sở đó tính ra tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của toàn doanh nghiệp.
Các hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm cũng được phản ánh so với tương quan với sản xuất và dự trữ. So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ với khối lượng sản phẩm sản xuất và khối lượng sản phẩm dự trữ đầu kì và cuối kì. Nhằm đánh giá tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ. Khi các hoạt động này được doanh nghiệp nắm bắt chủ động, mang đến lợi nhuận theo kế hoạch thì các điều chỉnh là phù hợp.