Phân tích chung tình hình lợi nhuận là sự phân tích nhằm phản ánh tình hình chung. Tình hình lợi nhuận đang thể hiện các chiều hướng và kết quả như thế nào. Việc phân tích được thực hiện trong doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cùng tìm hiểu phân tích chung tình hình lợi nhuận là gì? Ví dụ phân tích?
Mục lục bài viết
1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận là gì?
Phân tích chung tình hình lợi nhuận là hoạt động đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp. Các căn cứ xem xét và phản ánh cần dựa trên các kế hoạch đề ra. Đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp và của các bộ phận cấu thành lợi nhuận. Được hiểu là các đánh giá đối với kết quả phản ánh chung cho hoạt động của toàn doanh nghiệp. Cũng như thực hiện các đánh giá cụ thể trên từng chỉ tiêu. Trong kế hoạch ban đầu càng đưa ra chỉ tiêu cụ thể bao nhiêu thì việc phân tích càng thuận lợi bấy nhiêu.
Phân tích có thể phản ánh xu hướng chung trong tình hình lợi nhuận so với kế hoạch. Tuy nhiên trên các nội dung chỉ tiêu cụ thể thì có thể không thống nhất. Có nghĩa là lợi nhuận thực tế trên hoạt động này đáp ứng nhưng trên chỉ tiêu khác thì không. Các phản ánh này giúp doanh nghiệp có thể đánh giá và đưa ra điều chỉnh cho các kế hoạch và phương hướng thực hiện ở các giai đoạn khác.
Tuy nhiên trên thực tế ý nghĩa của phân tích chung tình hình lợi nhuận. Các ý nghĩa trong tổng thể lợi nhuận được quan tâm nhiều hơn. Nó cũng có ý nghĩa lớn hơn trong thực tế phản ánh lợi nhuận và hiệu quả thực hiện lợi nhuận chung. Nhằm đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp (xu hướng chung lợi nhuận tăng thì tốt).
Trong doanh nghiệp, các hoạt động có thể được tiến hành trên rất nhiều công đoạn. Tuy nhiên ý nghĩa cuối cùng luôn ra tìm đầu ra cho hàng hóa, dịch vụ. Dựa trên mục tiêu mua vào với giá thấp hoặc chi phí sản xuất thấp. Và bán ra với giá trị cao nhất để tìm kiếm lợi nhuận. Các yếu tố khác nhau có thể phản ánh trên lợi nhuận. Tuy nhiên trong hoạt động phân tích này, ta chỉ quan tâm đến kết quả được phản ánh cuối cùng.
Chỉ tiêu phân tích.
Phân tích chung tình hình lợi nhuận sử dụng chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận và lợi nhuận của các bộ phận cấu thành. Với các chỉ tiêu được xem xét và phản ánh thông qua các kế hoạch đề ra. Cùng với các số liệu phản ánh trên thực tế lợi nhuận thu được. Với chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận được hiểu là mong muốn chung trong kết quả hoàn thành công việc. Được xác định trong kế hoạch bằng những tiêu chí và yêu cầu cụ thể cho từng hoạt động khác nhau. Vừa xác định được cách thức triển khai công việc. Vừa giúp các nhóm lao động quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu và kế hoạch đề ra.
Phương pháp phân tích.
Sử dụng phương pháp so sánh. Với phương pháp này, hoạt động phân tích tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu và số liệu phản ánh tương ứng. Từ đó đưa ra các đánh giá trong thực tế. Đó là lợi nhuận có mối quan hệ như thế nào với kế hoạch đề ra. Tăng hay giảm bao nhiêu? Chiếm tỷ lệ như thế nào.
Các phản ánh tích cực thể hiện khi thực tế lợi nhuận thu được cao hơn hoặc bằng với kế hoạch đề ra. Khi lợi nhuận thực tế càng cao, càng mang đến cá giá trị lớn hơn trong hoạt động doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa phân tích chung tình hình lợi nhuận:
Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của tổng lợi nhuận cũng như của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch. Qua đó có thể đánh giá rộng hơn ý nghĩa giữa kỳ này với kỳ trước. Nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó. Tất cả nhằm hưởng đến các kỳ vọng lớn hơn trong đòi hỏi kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thực hiện được hoạt động phân tích. Cần thiết thực hiện hoạt động lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Trong đó các hoạt động cụ thể phải được xác định. Trong kế hoạch, việc phân công nhiệm vụ và xác định các yêu cầu đối với các nhóm hoạt động khác nhau. Càng chia nhỏ yêu cầu trong kế hoạch. Việc thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu càng dễ dàng hoàn thành hơn. Từ đo, việc đối chiếu hay phân tích, so sánh cũng trở lên đơn giản. Khi các dữ liệu được cung cấp và phản ánh đầy đủ.
3. Ví dụ phân tích chung tình hình lợi nhuận:
Đưa ra ví dụ:
Các thông tin trong ví dụ được thể hiện theo thứ tự: Các bộ phận lợi nhuận/ Kế hoạch /Thực tế (Đơn vị; Tỷ vnđ).
– Lợi nhuận về hoạt động kinh doanh: 118/ 187.
+ Lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: 87/ 163.
+ Lợi nhuận về hoạt động tài chính: 31/ 24.
Ngoài ra không có các hoạt động nhằm tìm kiếm các nguồn lợi nhuận khác.
– Tổng mức lợi nhuận: 118/ 187.
Các chỉ tiêu này được phản ánh trong báo cáo tổng kết hoạt động. Tham gia vào hoạt động phân tích chung tình hình lợi nhuận.
4. Phân tích chung tình hình lợi nhuận:
Trước tiên, phương pháp so sánh được sử dụng cho các bộ phận lợi nhuận tương ứng. Thông qua so sánh giữa chỉ tiêu theo kế hoạch và thực tế lợi nhuận tìm thấy.
Khi xem xét tổng mức lợi nhuận, đây là kết quả tổng kết cho lợi nhuận chung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận. Với kế hoạch đề ra là 118 tỷ đồng. Thực tế thu về sau quá trình kinh doanh là 187 tỷ đồng. Cụ thể lợi nhuận toàn doanh nghiệp tăng 69 tỉ đồng, tỉ lệ tăng 58,47%. Trong quá trình phân tích, để mang đến mức tăng lợi nhuận chung phải được phản ánh trên các bộ phận lợi nhuận thành phần.
Trong thực tế, có thể có bộ phận thành phần vượt chỉ tiêu kế hoạch, có bộ phận chưa đạt. Nhưng tổng thể sự bù đắp vẫn có thể mang đến kết quả phản ánh lợi nhuận chung tăng. Nhìn chung khi giá trị phản ánh tăng thể hiện các hiệu ứng tốt trong kinh doanh. Trong khi những hiệu ứng chưa tốt cần được điều chỉnh.
5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận:
– Do lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 76 tỉ đồng so với kế hoạch (163 – 87). Tỉ lệ tăng 87,4 %, đây là biểu hiện tích cực. Các tỷ lệ tăng càng cao càng cho thấy các thuận lợi và hiệu quả của hoạt động được thực hiện. Sau phân tích, các hiệu quả cần được ứng dụng và phát triển cho các giai đoạn tương lai. Cũng như trong kế hoạch tương lai, hoàn toàn có quyền kỳ vọng mức lợi nhuận kế hoạch cao hơn trong hoạt động bán hàng.
– Lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 7 tỉ đồng. Tương ứng tỉ lệ giảm 22,6%, đây là biểu hiện không tốt. Các phân tích cần chỉ ra nguyên nhân, cách khắc phục và cải thiện. Nhằm mang đến các đòi hỏi và tương ứng yêu cầu trong các giai đoạn tương lai. Có nhiều nguyên nhân hay tác động có thể tạo nên sự hoạt động không hiệu quả này. Do đó phân tích, đánh giá cần phải chỉ ra nguyên nhân thực tế và toàn diện. Ví dụ như thông qua các tài liệu thể hiện và phản ánh. Nhận định được các nguyên nhân có thể đến từ nhân tố khách quan hoặc chủ quan.
Với các nhân tố khách quan, cần xem xét doanh nghiệp có thể tác động thay đổi tính chất của nó hay không. Nếu đối với các nhân tố chủ quan. Có thể đến từ hoạt động quản lý doanh nghiệp. Đến từ các hoạt động và trách nhiệm thực tế trong triển khai, giám sát thực hiện kế hoạch,… Nhưng lợi nhuận của hoạt động này giảm là biểu hiện không tốt cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
Lợi nhuận của toàn doanh nghiệp tăng chủ yếu là do việc tăng lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi các giá trị thực tế nhận được tăng mạnh so với kỳ vọng. Còn lợi nhuận hoạt động tài chính có xu hướng giảm. Trong ví dụ này, không có sự tác động hay phản ánh từ các nguồn lợi nhuận khác.
Như vậy trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, luôn tiến hành các hoạt động đánh giá lợi nhuận. Nó thường được thực hiện sau mỗi hoạt động kinh doanh của những nội dung hàng hóa quan trọng trong doanh nghiệp. Đảm bảo lợi nhuận là đảm bảo duy trì hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Cũng có thể được tiến hành sau mỗi giai đoạn kế toán. Như các tháng, các quý, 6 tháng hoặc năm tài chính. Đưa đến các phản ánh trong hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa của hoạt động phân tích chung tình hình lợi nhuận. Mang đến các đánh giá và phản ánh thực tế thuận lợi, tồn tại. Từ đó đưa đến những biện pháp thực hiện hiệu quả cho những giai đoạn sau của hoạt động doanh nghiệp. Cũng như phản ánh các tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp.