Phân tích cạnh tranh là hoạt động thực hiện của bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường. Yếu tố cạnh tranh xuất hiện có thể mang đến bất lợi cho hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên với những phân tích được đặt ra, doanh nghiệp có thể tác động để xây dựng các lợi ích riêng biệt. Vậy Phân tích cạnh tranh là gì? Mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh?
Mục lục bài viết
1. Phân tích cạnh tranh là gì?
Phân tích cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive analysis.
Khái niệm.
Phân tích cạnh tranh là công đoạn thực hiện những phân tích, đánh giá trên hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Được thực hiện trong ý nghĩa của tìm kiếm và khai thác tiềm năng khác biệt cho doanh nghiệp. Thông qua hoạt động trong Marketing và Quản trị Chiến lược. Phân tích trước tiên đưa ra những thông tin hay nguồn tài liệu phản ánh hoạt động kinh doanh của đối thủ trên thị trường. Từ đó phân tích, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cũng như tiềm năng của họ. Thể hiện kết quả thông qua những thuận lợi hay khó khăn tác động nên hiệu quả kinh doanh của đối thủ.
Các lợi thế có thể gắn với yếu tố chủ quan hay khách quan trên thị trường. Nhưng đều được phản ánh để mang đến hiệu quả cho tác động trong hoạt động của doanh nghiệp. Các áp dụng có thể thực hiện hay kinh nghiệm rút ra. Tất cả để xác định những lợi thế hay tiềm năng doanh nghiệp có thể áp dụng trong hiện tại và tương lai. Từ đó mang đến cách biệt lợi thế trong đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Phản ánh với các nhu cầu cao hơn từ khách hàng. Bên cạnh lợi nhuận tìm kiếm hiệu quả trên nguồn vốn gốc.
Phân tích này giúp người chủ doanh nghiệp xác định cơ hội và thách thức trong cả bối cảnh tấn công lẫn phòng thủ trước đối thủ cạnh tranh. Bởi các chủ động mới nắm bắt kịp tình hình. Đặc biệt khi đối thủ cũng đang có những chiến lược trong đẩy mạnh cạnh tranh. Như vậy những sự thụ động không thể giữ được lợi ích ban đầu. Thậm chí có thể gặp nhiều thiệt hại thực tế.
2. Các bước thực hiện tóm lược phân tích cạnh tranh:
Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh. Có thể là tính chất chiến lược rộng khi xác định tất cả các đối thủ cạnh tranh lớn, nhỏ trên thị trường. Hoặc theo tính chất phân loại khác như yếu tố phạm vi địa lý. Hoặc xác định đối thủ cạnh tranh chính nhằm thực hiện hiệu quả từng chiến lược nhỏ.
Bước 2: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu doanh nghiệp đối thủ. Bên cạnh các thuận lợi và trở ngại gặp phải.
Bước 3: Xem xét các cơ hội và các mối đe dọa với hiện tại và tương lai. Dự đoán cho những chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của đối thủ trên các yếu tố tác động đó.
Bước 4: Xác định vị trí của bạn. Với các đánh giá và so sánh trong khả năng hiện tại và tương lai. Thông qua những lợi thế vượt trội có thể mang đến khác biệt. Từ đó triển khai hiệu quả để mang đến lợi ích lớn trong tiềm năng từ cạnh tranh.
Tính chiến lược.
Phân tích cạnh tranh là một chiến lược cần thiết trong đảm bảo cho phát triển bền vững. Khi các nhu cầu của khách hàng phải được đảm bảo hướng về doanh nghiệp. Bằng các chiến lược trong tìm kiếm, khai thác và giữ chân khách hàng. Điều đó cũng được phản ánh trong tính chất từ lợi ích cạnh tranh được xây dựng. Chiến lược này có thể là một phần nhỏ trong chiến lược sản xuất, kinh doanh. Nhưng lại là chiến lược cần thực hiện cho hiệu quả ổn định lâu dài. Lợi ích cung cấp cho thị trường càng khác biệt thì hiệu quả có thể cho cạnh tranh càng cao.
Trong đó cần xác định các đối thủ cạnh tranh chính. Trong nghiên cứu các sản phẩm, chiến lược bán hàng và tiếp thị của họ. Tức là tất cả các cách thức và hướng đi để mang đến sản phẩm, độ hài lòng của khách hàng. Cách thức đó có thể khác số đông, và phản ánh thông qua các hiệu quả cho những giai đoạn quá khứ của đối thủ. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra các chiến lược kinh doanh vững chắc cho riêng mình.
Phân tích cạnh tranh có thể cho bạn các cơ hội tiềm năng trong tương lai của mình. Nó cũng cho phép bạn đi đầu trong các xu hướng mới.
3. Lợi ích của việc phân tích cạnh tranh:
– Giúp bạn xác định đề xuất giá trị độc đáo của sản phẩm. Thông qua những sáng tạo trong khả năng lợi thế có thể xây dựng. Và xác định điều gì làm cho sản phẩm của bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Thúc đẩy sự khác biệt đó mang đến lợi thế với tính chất như thế nào.
– Xác định những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm đúng. Nó là thành tựu và kết quả tốt đẹp cho chiến lược họ thực hiện. Với sự áp dụng trong tiêu chuẩn ngành đó là kinh nghiệm cho sự học hỏi cần thiết. Thông tin này rất quan trọng để duy trì tính phù hợp và đảm bảo cả sản phẩm và chiến dịch tiếp thị của bạn đều hoạt động tốt hơn các tiêu chuẩn ngành.
– Cho bạn biết đối thủ cạnh tranh của bạn đang thiếu hụt ở đâu. Có thể phản ánh với những thiếu sót trong chủ động, sáng tạo. Hoặc những cản trở gây lên kém hiệu quả từ phát triển khả năng đó. Bạn có thể biến đó thành những lợi thế cần thiết. Tạo cơ hội trên thị trường và thử nghiệm các chiến lược tiếp thị mới, độc đáo mà họ chưa tận dụng. Trong đó cũng cần thiết quan tâm đến phản hồi trong mức độ hài lòng của khách hàng.
– Có thể bạn mong muốn vượt lên trên đối thủ xác định. Như vậy phân tích mang đến cho bạn một điểm chuẩn để bạn có thể đo lường sự phát triển của chính mình. Xác định mục tiêu với định mức cần thiết đạt được. Qua đó mà các đòi hỏi có thể cao hơn qua thời gian. Khi việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh khác nhau có nhiều hiệu quả. Việc nghĩ đến thâu tóm những phạm vi thị trường lớn hơn có căn cứ.
4. Mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh:
Mô hình thực hiện mang đến tầm quan trọng trong phân tích đối thủ cạnh tranh. Và là cách thức tổ chức thực hiện chiến lược mang đến hiệu quả trên thực tế. Có rất nhiều mô hình có thể vận dụng trong mục đích này và đạt được hiệu quả trong xác định chiến lược phù hợp. Khi xác định các cách thức phân tích, đánh giá hay tổng hợp về đối thủ cạnh tranh ở những phương diện khác nhau. Sau đó, mang đến phản ánh kết quả từ phân tích. Các kinh nghiệm phù hợp, sáng tạo sẽ được học hỏi. Bên canh việc cố gắng mang những bất lợi của đối thủ thành khả năng và tiềm năng của mình.
Tính chất phản ánh mô hình một cách chân thực và trực tiếp nhất khi phản ánh bản chất của hoạt động. Bằng các đánh giá, phân tích cho điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế hay bất lợi liên quan. Phản ánh chân thực chúng trên mô hình được xây dựng. Trong nội dung bài viết, chúng tôi đề cập đến mô hình SWOT.
Mô hình SWOT:
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng với ý phản ánh hiệu quả. Được sử dụng nhằm phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Cũng chính là thông tin doanh nghiệp cần nắm bắt. Nó phản ánh hiệu quả cho thực tế hiệu suất kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu và cách thức tiến hành của đối thủ. Cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu của họ. Khi mà những tính chất hoạt động của doanh nghiệp cũng có điểm giống và khác. Những khác biệt nào mang đến lợi nhuận và thương hiệu của các doanh nghiệp phản ánh khác nhau. Phân tích giúp rút ra kinh nghiệm cần thiết. Bên cạnh các học hỏi tiến bộ.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể về đối thủ để đưa ra những đánh giá chính xác.
4 yếu tố cơ bản trong mô hình là:
Điểm mạnh: Là những tác nhân bên trong doanh nghiệp. Được xây dựng và củng cố qua thời gian. Mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu.
Điểm yếu: Là những tác nhân bên trong doanh nghiệp. Là những tồn tại phản ánh trong các giai đoạn trước của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn cố gắng loại bỏ hay giam thiểu các tác động từ nó. Mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Làm giảm sút hiệu quả cho hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Từ đó mà các lợi nhuận không được đảm bảo tuyệt đối.
Cơ hội: Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…). Có thể là lợi thế chung trên thị trường hay lợi thế riêng biệt. Doanh nghiệp cần phải tận dụng với thời điểm phù hợp. Mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.
Thách thức: Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…). Tạo ra rào cản và khó khăn, cần thiết được điều chỉnh để không gây ra những ảnh hưởng xấu. Mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.
Mục đích sử dụng.
Phân tích chi tiết về 1 đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngành. Nhằm nắm bắt và đánh giá doanh nghiệp mình đang làm tốt hơn đối thủ điều gì. Đối thủ đang đe dọa doanh nghiệp ở điểm nào… Từ đó xây dựng chính sách hay kế hoạch cụ thể cho lộ trình thực hiện. Giúp doanh nghiệp tìm được các lợi thế lâu dài và bền vững qua thời gian.