Chí Phèo là một nhân vật nổi bật trong thế hệ nhân vật người nông dân nghèo trước cách mạng tháng tám. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm quyền làm người của Chí Phèo là sự khác biệt của Chí Phèo so với các nhân vật khác.
Mục lục bài viết
1. Nhân vật Chí Phèo:
Nhân vật Chí Phèo là nhân vật chính trong Truyện ngắn “Chí phèo”. Đây là một đứa bé mồ côi, bị bỏ rơi, và được người làng Vũ Đại nhặt về luôn, đến năm hai mươi tuổi thì Chí Phèo đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Nhưng do Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy Chí Phèo vào tù và từ đây Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, làm tay sai cho Bá Kiến sau khi ra tù. Và có thể nói rằng nó đã khiến cho cuộc đời Chí Phèo trượt dài trên con đường tha hóa, chỉ đến khi vô tình gặp Thị Nở – người đã giúp Chí Phèo sống có khát vọng và hoàn lương hơn. Nhưng rồi chính người con gái này cũng đã đẩy Chí Phèo vào bi kịch cuộc đời và rồi chết trong đau đớn.
2. Dàn ý phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:
2.1. Mở bài:
– Giới thiệu về nhà văn
– Nêu vấn đề: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
2.2. Thân bài:
Khái quát chung:
Giải thích “bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”:
“Bi kịch” được hiểu là những mâu thuẫn, sự đối lập giữa thực tế đời sống với những ước mơ, khát vọng và điều mong muốn của con người
=> “Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm quyền” chính là những mâu thuẫn trong suy nghĩ giữa khát vọng quay trở lại làm người và khát khao được đối xử như con người của Chí Phèo
Phân tích bi kịch của Chí Phèo:
Bi kịch được Nam Cao thể hiện cụ thể trong tiếng chửi của Chí đầu truyện
– Từ sự xuất hiện tự nhiên của Chí Phèo, như một điềm báo cho người đọc: “Hắn vừa đi vừa chửi”
– Qua tiếng chửi ấy chân dung của Nam Cao được phác họa, thể hiện rằng:
+ Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi
+ Những đằng sau đấy là một Chí Phèo mong muốn được sống như người bình thường.
⇒ Chí Phèo mong muốn được giao cảm với cuộc đời, nhưng không ai đáp lại, không ai coi hắn như một con người
Bi kịch của Chí Phèo diễn ra ngay từ khi sinh ra
Ngay từ khi sinh ra, Chí Phèo đã không được đối xử như một con người :
– Chí phèo là một đứa trẻ mồ côi, không cha, không mẹ, không nhà, không cửa và không có gì trong tay
– Bị bỏ rơi tại lò gạch cũ giữa cánh đồng mùa đông
– Tuổi thơ sống trong bất hạnh
– Chí Phèo cũng đã từng ước mơ lương thiện nhưng xã hội bóp chết ước mơ lương thiện ấy
⇒ Chí Phèo đáng thương đã không được đối xử như một đứa trẻ bình thường ngay từ khi mới sinh ra đã bị chối bỏ
Tuy nhiên bi kịch tha hóa mới là cơ sở dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:
– Nguyên nhân dẫn đến bi kịch tha hóa này là do Bá Kiến ghen với vợ hắn.
– Và chính chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
Hậu quả của những ngày ở tù:
– Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm”
– Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến
– Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù
⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
– Nguyên nhân: do định kiến xã hội cụ thể là sự việc bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo
– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
– Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
– Sau khi Chí Phèo hiểu ra: Tuyệt vọng, Chí Phèo uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát
– Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người
⇒ Chí Phèo là tiêu biểu cho số phận người nông dân trong xã hội cũ bị chèn ép, đẩy vào bước đường cùng
2.3. Kết bài
– Khái quát lại vấn đề
5. Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:
Truyện ngắn “Chí Phèo” là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám. Truyện ngắn kể về cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo, đặc biệt là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
Vậy, “bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người” được hiểu là gì? “Bi kịch” là sự đấu tranh dai dẳng không khoan nhượng hay nói cách khác bi kịch là những khát khao, những ước mơ chân chính nhưng không được thực hiện trong hiện tại. Từ đây, “Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm quyền” chính là những mâu thuẫn trong suy nghĩ giữa khát vọng quay trở lại làm người và khát khao được đối xử như con người của Chí Phèo. Chí Phèo sinh ra là một con người, nhưng cuối cùng anh lại chết trên chặng đường trở về lương thiện. Tìm hiểu về nhân vật Chí Phèo, Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi được bọc trong cái váy đụp và được vứt tại một lò gạch bỏ hoang. Tuy là một đứa trẻ mồ côi, không cha, không mẹ cũng không có người thân thích, họ hàng nào nhưng Chí Phèo vẫn lớn lên với những phẩm chất tốt đẹp, chất phát, thuần hậu. Chí Phèo cũng có những ước mơ của mình nhưng chính hiện thực cuộc sống đã đẩy Chí Phèo vào những bi kịch.
Ngay từ khi mở đầu những trang văn của mình, Nam Cao đã dự báo cho người đọc về bi kịch của Chí Phèo, đó là những câu văn về tiếng chửi văng vẳng. Đó chính là tiếng chửi của Chí Phèo sau khi đi uống rượu say về, hắn chửi trời, chửi đời, rồi chửi làng Vũ Đại, chửi những đứa không chửi nhau với hắn, ngay cả người đẻ ra hắn hắn cũng không ngần ngại chửi. Nhưng điều đặc biệt ở đây là, chỉ có một mình Chí độc thoại, không có bất cứ ai đáp lại vì nghĩ Chắc nó trừ mình ra. Thành thử ra chỉ có tiếng chó sủa hòa với tiếng một kẻ say đang chửi. Chí dường như không có ai quan tâm đến, trở thành một người thừa.
Nói về cuộc đời Chí Phèo, anh ta sinh ra dường như đã là một bi kịch. Sự xuất hiện của Chí Phèo là ở một gạch cũ bị bỏ hoang, chẳng ai biết cha mẹ, họ hàng của hắn là ai, và sau đó Chí Phèo đươc một người đàn ông thả ống lươn ang về nuôi. Có thể thấy rằng, nếu không ai phát hiện ra Chí, trao tình yêu thương cho Chí thì có lẽ Chí đã bị cha mẹ cự tuyệt quyền làm người ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên, Chí vẫn phải sống lang thang khắp làng Vũ Đại. Lớn lên, Chí bắt đầu đi làm thuê cho nhà Bá Kiến, là một chàng trai trẻ hiền lành, chất phác, Chí được lòng bà Bà và liên tục được bà gọi lên bóp chân rồi đến ngày Chí bị con quỷ dâm đãng Bá Kiến phát hiện và tống Chí vào tù. Bi kịch này giao hòa với sự áp bức của chế độ thực dân đã biến Chí trở thành con người khác khi ra tù. Hắn biến thành một kẻ lưu manh: cái răng cạo trắng hớn, cái mắt gờm gờm,… khiến ai cũng phải sợ hãi. Chí Phèo đã uống rượu say rồi tìm đến nhà Bá Kiến để rạch mặt mà ăn vạ và rồi để xoa dịu Chí, Bá Kiến đã biến Chí thành tay sai cho mình. Chí đi đòi nợ thuê cho nhà Bá Kiến, làm biết bao người dân phải khổ, phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, làm nhiều người chảy máu và nước mắt. Từ ấy, Chí Phèo chìm sâu vào hơi men, và nhân tình cũng như nhân tính ngày càng đi xuống, đã mất đi hình ảnh của một anh Chí hiền lành, khỏe mạnh.
Và rồi Chí gặp Thị Nở – người con gái đã khiến Chí nhận ra bi kịch của mình để rồi tỉnh táo lại rồi lại đâm vào bi kịch. Buổi sáng sau khi tỉnh dậy, đã lâu lắm rồi Chí mới cảm nhận được những âm thanh, hương vị thường ngày của cuộc sống quen thuộc. Chí đã nhận ra được mình đã chìm vào hơi men quá dài. Và đặc biệt chính bát cháo hành và những cử chỉ ân cần của Nở đã là Chí xúc động và giúp Chí có quyết tâm quay lại cuộc sống của người nông dân bình thường. Dường như, Thị đã làm tan đi con quỷ dữ trong lòng Chí và dần dần khôi phục phần nhân tính trong hắn.
Nhưng đây cũng là lúc bi kịch lớn nhất của đời Chí xuất hiện – bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Khi Chí đã quyết tâm và mong muốn quay trở lại cuộc sống của con người bình thường, được làm người lương thiện, được hòa đồng với xã hội thì chính định kiến của xã hội đã khiến Chí đi đến con đường cùng. Bà cô Thị Nở chính là đại diện cho định kiến đấy: “đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao mà phải lấy một thằng không cha, không mẹ chi biết rạch mặt ăn vạ”. Hạnh phúc đến với Chí thật nhanh mà rồi để đi cũng nhanh, khiến Chí đã hoàn toàn tuyệt vọng. Hắn đã giết chết Bá Kiến và rồi tự sát.
Bi kịch của Chí xuất phát từ những định kiến xã hội và thực trạng thực dẫn lúc bấy giờ, đây là lời tố cáo mạnh mẽ cho xã hội ấy.