Tự tình II là một bài thơ đại diện cho phong cách thơ, tâm tư trong thơ của Hồ Xuân Hương bởi đây là bài thơ thể hiện những xúc cảm của người phụ nữ. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những lưu ý và đoạn văn mẫu phân tích bài thơ này.
Mục lục bài viết
1. Một số lưu ý khi làm bài văn phân tích Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương:
Tác giả Hồ Xuân Hương: cuộc sống éo le, trắc trở; phong cách thơ phóng túng, hào hoa, cá tính nói lên tiếng lòng của người phụ nữ. Bà chúa thơ nôm
Nội dung Tự tình II: thể hiện tình cảm, tâm tư của Hồ Xuân Hương: vừa đau xót, tủi hờn, căm ghét trước duyên phận nghiệt ngã, cố gắng vươn lên nhưng vẫn không thể thoát khỏi tấn bi kịch.
Nghệ thuật Tự tình II: Ngôn ngữ thơ Nôm giản dị, hình ảnh gợi nhiêu cung bậc cảm xúc, giàu tính gợi hình, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, ấn tượng và vô cùng ý nghĩa,…
2. Dàn ý phân tích bài thơ Tự tình 2:
Mở bài: Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cần đảm bảo các ý sau: khái quát điểm nổi bật của tác giả: Hồ Xuân Hương (bà chúa thơ Nôm), khái quát hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.
Thân bài: Phân tích theo bố cục của tác phẩm
Hai câu đề: Nỗi niềm buồn bã, chán nản
– Câu 1: Nỗi niềm được bộc lộ qua việc miêu tả bối cảnh:
Thời gian: Đêm khuya tĩnh lặng vang lên nhịp trống canh dồn – tác giả mượn nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống để khắc họa một cách khéo léo rằng thời gian trôi qua quá nhanh. Từ đó, thể hiện rằng con người chất chứa nỗi niềm không yên trong đêm khuya tĩnh mịch
Không gian: “văng vẳng”: tác giả đã vận dụng tinh tế biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh: trong không gian bao lâu rộng lớn nhưng tĩnh vắng, không tiếng người. Qua đó, ta thấy được rằng Con người trở nên bé nhỏ trước cuộc sống, cô đơn buồn tủi trước cuộc đời.
– Câu 2: Khắc họa một cách tinh tế, bộc lộ trực tiếp một cách mạnh mẽ nỗi buồn tủi bằng cách vận dụng ngôn từ nghệ thuật gây ấn tượng sâu sắc:
Từ “trơ” được nhấn mạnh bộc lộ sự đau xót cho hoàn cảnh “trơ trọi”, buồn tủi, song song với đó là thể hiện bản lĩnh ngang tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đối diện, không lẩn tránh những bất công ngang trái của cuộc đời.
“Cái hồng nhan”: được tác giả cho song hành với từ “lạ” nhằm khắc họa sự rẻ rúng, không có giá trị.
Tác giả vận dụng phép đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non” nhằm khéo léo gợi lên bi kịch, đau thương, bất công người phụ nữ phải chịu trong xã hội cũ.
Hai câu thực: Khắc họa mạnh mẽ và sâu sắc hơn hoàn cảnh lẻ loi và nỗi niềm cô đơn, buồn bã, tủi hờn
– Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ buồn bã, tủi hờn, le lói trong đêm khuya tĩnh mịch với nỗi thương xót khôn nguôi.
“Chén rượu hương đưa”: Hoàn cảnh cảnh lẻ loi, mượn rượu bộc bạch nỗi lòng.
“Say lại tỉnh”: vòng tuần hoàn không hồi kết, uống rượu để “say rồi tỉnh” cũng giống như cuộc tình dẫu có mặn nồng sâu sắc sớm tàn phai như phù dung sớm nở tối tàn, chỉ để lại trong lòng người sự rã rời, mệt mỏi. Vòng luẩn quẩn không lối thoát ấy khơi gợi cảm nhận chuyện tình yêu cũng là trò đùa của số phận nghiệt ngã.
– Câu 4: Nỗi chán nản, tổn thương, ê chề
Hình tượng thơ ẩn chứa những tấn bi kịch chồng chất:
“Vầng trăng bóng xế”: tác giả mượn hình ảnh trăng đã sắp tàn, ngụ ý tuổi xuân của người phụ nữ đã sắp hết
“Khuyết chưa tròn”: Nhân duyên chưa viên mãn, chưa tìm được hạnh phúc thật sự, thể hiện sự khuyết thiếu, day dứt của con người về chuyện tình dở dang
Tác giả khéo léo sử dụng Nghệ thuật đối để khắc họa một cách mạnh mẽ nỗi niềm sầu muộn, buồn tủi của người phụ nữ muộn màng lỡ dở. Câu thơ còn thể hiện sự mong mỏi sớm ngày thoát khỏi tình cảnh sầu bi của thực tại nhưng mãi không thể tìm ra cho mình một lối thoát dù là mong manh.
Hai câu luận: Cảm xúc uất ức, phẫn nộ, và sự phản kháng, muốn chống lại số mệnh của Xuân Hương
Tất cả những điều này được thể hiện qua Cảnh thiên nhiên:
Rêu: loài thực vật yếu ớt, nhỏ bé nhưng không hề yếu ớt.
Đá: tĩnh lặng mà chắc chắn, mạnh mẽ, cứng rắn như hình ảnh người phụ nữ vươn mình để “đâm toạc chân mây”, chống lại số phận bi kịch, nghiệt ngã.
Động từ mạnh “xiên, đâm” đi đôi với bổ ngữ “ngang, toạc”: thể hiện sự ngang tàng, cá tính và bướng bỉnh.
Tác giả một lần nữa sử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ để khắc hoạ sự phản kháng, chống lại một cách kiên quyết, mạnh mẽ, quyết tâm. Qua đó ta có thể thấy rằng sức sống từ sâu bên trong do bị đè nén và giấu kín một thời gian đã bắt đầu bùng lên vô cùng mạnh mẽ. Phải chăng Hồ Xuân Hương đã mượn sự phản kháng của thiên nhiên để thể hiện một cách tinh tế sự phản kháng của con người, của người phụ nữ trong xã hội cũ?
Hai câu kết: Tâm trạng chán nản, buồn bã quay trở lại
– Ở câu thơ thứ 7:
Tính từ “Ngán” miêu tả sự chán nản, ngán ngẩm
“Xuân đi xuân lại lại”: Từ “xuân” mang hai tầng ý nghĩa, nghĩa đen (tả thực) tức là mùa xuân, nghĩa bóng (ẩn dụ) là tuổi xuân của người phụ nữ. Câu thơ ngụ ý rằng: Mùa xuân qua đi rồi sẽ trở lại, năm nào cũng có mùa xuân còn tuổi xuân của con người sẽ biến mất theo thời gian, không bao giờ quay lại. Đây cũng là lí do vì sao sự chua chát, chán ngán dâng lên trong lòng người nữ sĩ họ Hồ.
– Ở Câu thơ thứ 8:
“Mảnh tình”: tình chỉ có một mảnh, ý chủ tình yêu không trọn vẹn, tròn đầy, viên mãn
“Mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn, tròn đầy, viên mãn lại còn phải san năm sẻ bảy, chia cho những người phụ nữ khác. Điều này càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi cho thân phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận văn học
– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
3. Bài văn phân tích bài thơ tự tình 2 siêu hay:
Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm – là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc nhất của nền văn thơ Việt Nam. Nhắc đến bà thì không thể không nhắc đến Tự tình II – đây là một trong những bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của bà, ẩn chứa nhiều cung bậc cảm xúc của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ nói chung.
Hai câu đề thể hiện Nỗi niềm buồn bã, chán nản.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Câu thơ thứ nhất là Nỗi niềm được bộc lộ qua việc miêu tả bối cảnh. Về Thời gian là Đêm khuya tĩnh lặng vang lên nhịp trống canh dồn – tác giả mượn nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống để khắc họa một cách khéo léo rằng thời gian trôi qua quá nhanh. Từ đó, thể hiện rằng con người chất chứa nỗi niềm không yên trong đêm khuya tĩnh mịch. Bên cạnh đó, Không gian được miêu tả tinh tế bằng hai từ “văng vẳng”, tác giả đã vận dụng tinh tế biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh: trong không gian bao lâu rộng lớn nhưng tĩnh vắng, không tiếng người. Qua đó, ta thấy được rằng Con người trở nên bé nhỏ trước cuộc sống, cô đơn buồn tủi trước cuộc đời.
Câu thơ thứ hai Khắc họa một cách tinh tế, bộc lộ trực tiếp một cách mạnh mẽ nỗi buồn tủi bằng cách vận dụng ngôn từ nghệ thuật gây ấn tượng sâu sắc: Từ “trơ” được nhấn mạnh bộc lộ sự đau xót cho hoàn cảnh “trơ trọi”, buồn tủi, song song với đó là thể hiện bản lĩnh ngang tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đối diện, không lẩn tránh những bất công ngang trái của cuộc đời. Cụm từ “Cái hồng nhan” được tác giả cho song hành với từ “lạ” nhằm khắc họa sự rẻ rúng, không có giá trị. Tác giả vận dụng phép đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non” nhằm khéo léo gợi lên bi kịch, đau thương, bất công người phụ nữ phải chịu trong xã hội cũ.
Hai câu thực: Khắc họa mạnh mẽ và sâu sắc hơn hoàn cảnh lẻ loi và nỗi niềm cô đơn, buồn bã, tủi hờn
“Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Câu thơ thứ ba miêu tả: Hình ảnh người phụ nữ buồn bã, tủi hờn, le lói trong đêm khuya tĩnh mịch với nỗi thương xót khôn nguôi. “Chén rượu hương đưa” ý chỉ Hoàn cảnh cảnh lẻ loi, mượn rượu bộc bạch nỗi lòng. Cụm từ “Say lại tỉnh” thể hiện vòng tuần hoàn không hồi kết, uống rượu để “say rồi tỉnh” cũng giống như cuộc tình dẫu có mặn nồng sâu sắc sớm tàn phai như phù dung sớm nở tối tàn, chỉ để lại trong lòng người sự rã rời, mệt mỏi. Vòng luẩn quẩn không lối thoát ấy khơi gợi cảm nhận chuyện tình yêu cũng là trò đùa của số phận nghiệt ngã. Câu thơ thứ tư bộc lộ: Nỗi chán nản, tổn thương, ê chề. Hình tượng thơ ẩn chứa những tấn bi kịch chồng chất: “Vầng trăng bóng xế”: tác giả mượn hình ảnh trăng đã sắp tàn, ngụ ý tuổi xuân của người phụ nữ đã sắp hết “Khuyết chưa tròn” ý chỉ Nhân duyên chưa viên mãn, chưa tìm được hạnh phúc thật sự, thể hiện sự khuyết thiếu, day dứt của con người về chuyện tình dở dang. Tác giả khéo léo sử dụng Nghệ thuật đối để khắc họa một cách mạnh mẽ nỗi niềm sầu muộn, buồn tủi của người phụ nữ muộn màng lỡ dở. Câu thơ còn thể hiện sự mong mỏi sớm ngày thoát khỏi tình cảnh sầu bi của thực tại nhưng mãi không thể tìm ra cho mình một lối thoát dù là mong manh.
Hai câu luận: Cảm xúc uất ức, phẫn nộ, và sự phản kháng, muốn chống lại số mệnh của Xuân Hương. Tất cả những điều này được thể hiện qua Cảnh thiên nhiên:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Ta biết rằng Rêu là loài thực vật yếu ớt, nhỏ bé nhưng không hề yếu ớt. Đá thì tĩnh lặng mà chắc chắn, mạnh mẽ, cứng rắn như hình ảnh người phụ nữ vươn mình để “đâm toạc chân mây”, chống lại số phận bi kịch, nghiệt ngã.
Động từ mạnh “xiên, đâm” đi đôi với bổ ngữ “ngang, toạc”: thể hiện sự ngang tàng, cá tính và bướng bỉnh. Tác giả một lần nữa sử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ để khắc hoạ sự phản kháng, chống lại một cách kiên quyết, mạnh mẽ, quyết tâm. Qua đó ta có thể thấy rằng sức sống từ sâu bên trong do bị đè nén và giấu kín một thời gian đã bắt đầu bùng lên vô cùng mạnh mẽ. Phải chăng Hồ Xuân Hương đã mượn sự phản kháng của thiên nhiên để thể hiện một cách tinh tế sự phản kháng của con người, của người phụ nữ trong xã hội cũ?
Hai câu kết thể hiện Tâm trạng chán nản, buồn bã quay trở lại:
Hai câu kết thể hiện Tâm trạng chán nản, buồn bã quay trở lại:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Ở câu thơ thứ 7, Tính từ “Ngán” miêu tả sự chán nản, ngán ngẩm kết hợp với cụm từ “Xuân đi xuân lại lại”, ý chỉ Từ “xuân” mang hai tầng ý nghĩa, nghĩa đen (tả thực) tức là mùa xuân, nghĩa bóng (ẩn dụ) là tuổi xuân của người phụ nữ. Câu thơ ngụ ý rằng: Mùa xuân qua đi rồi sẽ trở lại, năm nào cũng có mùa xuân còn tuổi xuân của con người sẽ biến mất theo thời gian, không bao giờ quay lại. Đây cũng là lí do vì sao sự chua chát, chán ngán dâng lên trong lòng người nữ sĩ họ Hồ. Ở Câu thơ thứ 8, nhà thơ sử dụng “Mảnh tình”: tình chỉ có một mảnh, ý chủ tình yêu không trọn vẹn, tròn đầy, viên mãn. Bốn chữ “Mảnh tình san sẻ” mới chua xót làm sao bởi lẽ mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn, tròn đầy, viên mãn lại còn phải san năm sẻ bảy, chia cho những người phụ nữ khác. Điều này càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi cho thân phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tự tình II là một bài thơ đại diện cho phong cách thơ, tâm tư trong thơ của Hồ Xuân Hương bởi đây là bài thơ thể hiện những xúc cảm của người phụ nữ. Qua đây chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa nhẹ nhàng, đa sầu đa cảm nhưng cũng thật mạnh mẽ, cá tính khi dám nói lên những suy nghĩ của chính mình và cả những người phụ nữ trong xã hội cũ.
4. Bài thơ phân tích bài thơ Tự tình II ngắn gọn:
Thân phận nhỏ bé, bị thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một nguồn cảm hứng nghệ thuật trong văn thơ. Tự tình của Hồ Xuân Hương là một bài thơ như vậy.
Hai câu đề thể hiện Nỗi niềm buồn bã, chán nản. Câu thơ thứ nhất là Nỗi niềm được bộc lộ qua việc miêu tả bối cảnh. Về Thời gian là Đêm khuya tĩnh lặng. Từ đó, thể hiện rằng con người chất chứa nỗi niềm không yên trong đêm khuya tĩnh mịch. Bên cạnh đó, Không gian được miêu tả tinh tế bằng hai từ “văng vẳng”, tác giả đã vận dụng tinh tế biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh: trong không gian bao lâu rộng lớn nhưng tĩnh vắng, không tiếng người. Câu thơ thứ hai Khắc họa một cách tinh tế, bộc lộ trực tiếp một cách mạnh mẽ nỗi buồn tủi bằng cách vận dụng ngôn từ nghệ thuật gây ấn tượng sâu sắc. Tác giả đã khéo léo gợi lên bi kịch, đau thương, bất công người phụ nữ phải chịu trong xã hội cũ.
Hai câu thực: Khắc họa mạnh mẽ và sâu sắc hơn hoàn cảnh lẻ loi và nỗi niềm cô đơn, buồn bã, tủi hờn. Câu thơ thứ ba miêu tả: Hình ảnh người phụ nữ buồn bã, tủi hờn, le lói trong đêm khuya tĩnh mịch với nỗi thương xót khôn nguôi. Câu thơ thứ tư bộc lộ: Nỗi chán nản, tổn thương, ê chề bằng hình tượng thơ ẩn chứa những tấn bi kịch chồng chất.
Hai câu luận: Cảm xúc uất ức, phẫn nộ, và sự phản kháng, muốn chống lại số mệnh của Xuân Hương. Tất cả những điều này được thể hiện qua Cảnh thiên nhiên đầy cảm xúc: rêu, đá,… Hai câu kết thể hiện Tâm trạng chán nản, buồn bã quay trở lại bởi lẽ tuổi xuân của con người sẽ biến mất theo thời gian, không bao giờ quay lại. Đây cũng là lí do vì sao sự chua chát, chán ngán dâng lên trong lòng người nữ sĩ họ Hồ. Ngoài ra, người phụ nữ xưa phải san sẻ tình yêu vốn đã không trọn vẹn với người khác.
Tự tình II là một bài thơ đại diện cho phong cách thơ, tâm tư trong thơ của Hồ Xuân Hương bởi đây là bài thơ thể hiện những xúc cảm của người phụ nữ.
5. Bài thơ phân tích bài thơ Tự tình 2 điểm cao:
Lê Trí Viễn từng nói “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường.” Thực vậy, Tự tình II là một tác phẩm như thế.
Tự tình (bài II) thể hiện tình cảm, tâm tư của Hồ Xuân Hương: vừa đau xót, tủi hờn, căm ghét trước duyên phận nghiệt ngã, cố gắng vươn lên nhưng vẫn không thể thoát khỏi tấn bi kịch.
Hai câu đề thể hiện Nỗi niềm buồn bã, chán nản.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Câu thơ thể hiện rằng con người chất chứa nỗi niềm không yên trong đêm khuya tĩnh mịch. tác giả đã vận dụng tinh tế biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh: trong không gian bao lâu rộng lớn nhưng tĩnh vắng, không tiếng người. Qua đó, ta thấy được rằng Con người trở nên bé nhỏ trước cuộc sống, cô đơn buồn tủi trước cuộc đời. Từ “trơ” được nhấn mạnh bộc lộ sự đau xót cho hoàn cảnh “trơ trọi”, buồn tủi, song song với đó là thể hiện bản lĩnh ngang tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đối diện, không lẩn tránh những bất công ngang trái của cuộc đời. Cụm từ “Cái hồng nhan” được tác giả cho song hành với từ “lạ” nhằm khắc họa sự rẻ rúng, không có giá trị.
Hai câu thực: Khắc họa mạnh mẽ và sâu sắc hơn hoàn cảnh lẻ loi và nỗi niềm cô đơn, buồn bã, tủi hờn
“Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Cụm từ “Say lại tỉnh” thể hiện vòng tuần hoàn không hồi kết, uống rượu để “say rồi tỉnh” cũng giống như cuộc tình dẫu có mặn nồng sâu sắc sớm tàn phai như phù dung sớm nở tối tàn, chỉ để lại trong lòng người sự rã rời, mệt mỏi. Vòng luẩn quẩn không lối thoát ấy khơi gợi cảm nhận chuyện tình yêu cũng là trò đùa của số phận nghiệt ngã. Câu thơ thứ tư bộc lộ: Nỗi chán nản, tổn thương, ê chề qua Hình tượng thơ đầy gợi hình gợi cảm, ẩn chứa những tấn bi kịch chồng chất: “Vầng trăng bóng xế”.
Hai câu luận: Cảm xúc uất ức, phẫn nộ, và sự phản kháng, muốn chống lại số mệnh của Xuân Hương. Tất cả những điều này được thể hiện qua Cảnh thiên nhiên. Câu thơ cũng thể hiện Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn mà chính Hồ Xuân Hương đã từng trải qua. Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật sự uất nghẹn của đá, của rêu. Phải chăng Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh thiên nhiên để miêu tả tâm trạng phẫn uất của tâm trạng con người?.
Hai câu kết là tâm trạng chán nản, tủi hờn:
“Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
“Ngán” là chán ngán, là ngán ngẩm. Từ xuân có hai tầng ý nghĩa vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân. Tuổi xuân tươi đẹp qua đi thì mãi mãi không thể quay lại được nữa. Đây là sự đau khổ của người phụ nữ khi tuổi xuân đã qua mà tình yêu vẫn không trọn vẹn, còn phải đi san sẻ.
Tự tình II là một bài thơ đại diện cho phong cách thơ, tâm tư trong thơ của Hồ Xuân Hương bởi đây là bài thơ thể hiện những xúc cảm của người phụ nữ. Bà xứng đáng là bà chúa thơ Nôm của văn học Việt Nam.