Tình mẫu tử chính là tình cảm cao quý nhất trên thế gian, thiêng liêng không gì thay thế được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát của nhà thơ Trương Nam Hương.
Mục lục bài viết
1. Một số lưu ý khi phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát:
Khi phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát, bạn cần nắm rõ kiến thức về ngôn ngữ thơ, phong cách thơ, các biện pháp tu từ, mạch cảm xúc của bài thơ, nội dung chính của bài thơ và thông điệp mà Trương Nam Hương mong muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình:
– Phong cách ngôn ngữ: ngôn ngữ nghệ thuật
– Thể thơ: tự do
– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
– Các biện pháp tu từ: nhân hoá “thời gian chạy qua tóc mẹ”, phép đối “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao” (còng xuống đối với thêm cao),… Tác dụng: Nhà thơ đã khắc hoạ tình yêu thương vô bờ bến cùng lòng biết ơn vô hạn của người con với mẹ mình. Bên cạnh đó, Trương Nam Hương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc để nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh – sự già nua của mẹ đến cũng nhanh.
– Bài thơ chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau, mỗi câu thơ lại là những tâm tư tình cảm khác nhau của Trương Nam Hương: dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ trong tâm trí về lời ru, khắc hoạ công lao tựa trời tựa biển của mẹ, thể hiện sự trân trọng và biết ơn với đấng sinh thành, tình yêu thương sâu sắc dành cho mẹ – người đã vất vả nuôi mình khôn lớn, nên người…
2. Dàn ý phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung chính của bài phân tích.
Thân bài: Phân tích theo bố cục hoặc mạch cảm xúc của bài thơ: dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ trong tâm trí về lời ru, khắc hoạ công lao tựa trời tựa biển của mẹ, thể hiện sự trân trọng và biết ơn với đấng sinh thành, tình yêu thương sâu sắc dành cho mẹ – người đã vất vả nuôi mình khôn lớn, nên người…
Kết bài: Khẳng định lại vị thế (hoặc ý nghĩa) của bài thơ cùng tình cảm, tài năng của nhà thơ Trương Nam Hương.
3. Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát siêu hay:
Trong lời mẹ hát là bài thơ hay và ý nghĩa của nhà thơ Trương Nam Hương về người mẹ. Qua bài thơ, nhà thơ đã khéo léo khắc họa những tâm tư, tình cảm của người con khi nói về người mẹ kính yêu của mình.
Thơ Trương Nam Hương thường không lung linh huyền ảo mà thiên về những hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi mà đầy xúc cảm như hình ảnh người mẹ, hình ảnh quê hương và những ký ức tuổi thơ. Đoạn thơ đã thể hiện được những tâm tư tình cảm của tác giả về người mẹ đã tần tảo nắng mưa nuôi con khôn lớn từng ngày. Hình ảnh mái tóc người mẹ bạc dần theo thời gian làm cho ta xúc động đến nao lòng. Phép đối được tác giả sử dụng một cách tinh tế trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao” đã phần nào bộc lộ được sự biết ơn của tác giả đối với người mẹ kính yêu.
Mẹ không chỉ đem cả “cuộc đời” cho con trong lời hát ru ngọt ngào, mẹ còn chắp cánh để con trưởng thành và rồi trong tương lai con sẽ bay cao bay xa, đạt được những ước mơ. Chao ôi! Dòng cảm xúc, tình cảm của Trương Nam Hương về người mẹ thật đẹp đẽ và xúc động làm sao! Dường như, độc giả cũng cảm nhận được ý nghĩa và tầm quan trọng của tiếng hát mà mẹ cất lên, nhờ tiếng hát ngọt ngào và dịu dàng của mẹ mà con hiểu hơn về cuộc đời, nhất là con đã hiểu được sự vất vả và tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Chính lời ru của mẹ đã chắp cánh cho con, đã thắp lên trong con những ước mơ, hi vọng, và nghị lực để con khôn lớn nên người. Có thể nói, mẹ chính là động lực thúc đẩy cuộc sống của con phát triển.
Nhắc đến nhà thơ Trương Nam Hương, chúng ta sẽ nhớ đến tác phẩm Trong Lời Mẹ Hát nổi tiếng của ông. Những dòng thơ hay với xúc cảm rung động lòng người ấy đã giúp Trương Nam Hương nhận được nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật cao quý.
4. Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát chọn lọc:
Trương Nam Hương đã từng tâm sự: “Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình”. Và ông đã gửi gắm nỗi niềm, tâm tư ấy trong bài thơ Trong lời mẹ hát – một trong những thi phẩm hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, tác giả đã gợi nhớ sâu trong ký ức về thời thơ ấu đầy ấm áp khi nhận được tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.”
Hình ảnh người mẹ hiện lên thật quen thuộc qua những lời ru ngọt ngào mà êm ái, những câu truyện cổ tích đầy ý nghĩa và sắc màu. Tất cả đã nuôi dưỡng tâm hồn con thật trong trẻo và ấm áp!. Tình cảm và sự hi sinh của mẹ là không thể đong đếm, tựa như trời biển. Tình cảm của mẹ là vô giá mà không gì có thể thay thế được!. Mong rằng, những đứa con sau khi đọc được những dòng thơ này thì sẽ hiểu, trân trọng và yêu thương mẹ nhiều hơn.
Những câu thơ tiếp theo đã gợi lên vẻ đẹp trong từng lời ru ngọt ngào và những câu ca dao êm ái của mẹ. Qua đó, người con đã thấy, đã cảm nhận được những hình ảnh quen thuộc, giản dị và gần gũi của làng quê, những rung động trong lòng về cánh đồng xanh mướt trải dài bát ngát cùng đàn cò trắng bay lả bay la trên những cánh đồng lúa chín, những màu vàng bắt mắt và xinh đẹp của hoa mướp, hình ảnh thú vị mà thân thương “con gà cục tác lá chanh”…
Trong lời mẹ hát – một bài thơ chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc – khiến con người phải nhìn nhận lại bản thân mình về lòng hiếu thảo và biết ơn đấng sinh thành:
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.”
Tình cảm yêu thương của mẹ là vô hạn, yêu thương con bằng cả trái tim, bằng cả sinh mệnh. Trương Nam Hương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá đặc sắc “thời gian chạy…” để nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh – sự già nua của mẹ đến cũng nhanh. Phép đối được tác giả sử dụng một cách tinh tế trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” đã phần nào bộc lộ được sự biết ơn của tác giả đối với người mẹ kính yêu.
Không chỉ vậy, nhà thơ – phận làm con – cũng đã bộc bạch những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình dành cho mẹ. Qua những hình ảnh giản dị từ lời ru của mẹ và sự chăm sóc, dưỡng dục của mẹ chính là sức mạnh để chắp cho con “đôi cánh” bước vào đời, bay cao bay xa đến những chân trời mới.
Tình mẫu tử chính là tình cảm cao quý nhất trên thế gian, thiêng liêng không gì thay thế được. Điều đó đã được Trương Nam Hương khắc họa một cách sâu sắc và chân thực qua bài thơ Trong lời mẹ hát. Những dòng thơ hay với xúc cảm rung động lòng người ấy đã giúp Trương Nam Hương nhận được nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật cao quý.
5. Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát ngắn gọn:
Trong lời mẹ hát là bài thơ hay và ý nghĩa của nhà thơ Trương Nam Hương về người mẹ. Qua bài thơ, nhà thơ đã khéo léo khắc họa những tâm tư, tình cảm của người con khi nói về người mẹ kính yêu của mình. Có thể nói, điều khởi nguồn cho mạch cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc ấy là nỗi nhớ vô hạn về lời ru và những câu chuyện cổ tích mà mẹ thường kể thời thơ ấu. Đối với con, những lời ru mẹ hát bên cánh võng đã đem đến rất nhiều ý nghĩa, hằn sâu trong trái tim của con bởi lẽ, điều đó không chỉ đưa con vào giấc ngủ êm đềm mà còn mang lại cho con cả “cuộc đời” đầy ý nghĩa, để rồi lời ru của mẹ đã chắp cánh cho con, và rồi sau này khi con ngày càng khôn lớn sẽ đủ sức sải cánh bay xa. Chao ôi! Lời ru của mẹ thật kỳ diệu làm sao. Phải chăng tình yêu mẹ dành cho con cũng diệu kỳ như vậy?.
Dường như, mạch thơ có phần chùng xuống trong những câu thơ cuối, đặc biệt là ở câu thơ đầy cảm xúc “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao/ Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao”. Trương Nam Hương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá đặc sắc “thời gian chạy…” để nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh – sự già nua của mẹ đến cũng nhanh. Không chỉ người con ngậm ngùi xót xa mà người đọc cũng nôn nao xúc động khi đọc đến câu thơ chứa đựng hình ảnh mái tóc bạc trắng cùng tấm lưng còng đi theo thời gian của mẹ. Bài thơ đã đánh thức những tình cảm thiêng liêng, động lòng người nhất về tình mẹ bao la, đánh động cả vào ý thức trách nhiệm của phận làm con đối với đấng sinh thành và dưỡng dục mình trong suốt cuộc đời.