Phản hồi tiêu cực trong đầu tư là khái niệm xuất phát từ một mô hình hành vi đầu tư trái ngược. Vậy, Phản hồi tiêu cực trong đầu tư là gì? Đặc điểm và ví dụ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về phản hồi tiêu cực:
Phản hồi tiêu cực (hoặc phản hồi cân bằng) sẽ xảy ra khi một số chức năng của đầu ra của hệ thống, quy trình hoặc cơ chế được phản hồi theo cách có xu hướng giảm dao động đầu ra, cho dù gây ra bởi thay đổi đầu vào hoặc do các nhiễu loạn khác.
Trong khi phản hồi tích cực có xu hướng dẫn đến sự mất ổn định thông qua việc tăng trưởng theo cấp số nhân, dao động hoặc hành vi hỗn loạn, phản hồi tiêu cực thường thúc đẩy sự ổn định. Phản hồi tiêu cực cũng có xu hướng thúc đẩy sự ổn định đến trạng thái cân bằng sự ổn định đến trạng thái cân bằng và từ đó làm giảm ảnh hưởng của nhiễu loạn. Các vòng phản hồi tiêu cực trong đó chỉ cần điều chỉnh lượng thích hợp với thời gian tối ưu có thể.
Phản hồi tiêu cực được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật cơ khí và điện tử, và cả trong các sinh vật sống, và có thể được nhìn thấy trong nhiều lĩnh vực khác từ hóa học và kinh tế đến các hệ thống vật lý như khí hậu. Hệ thống phản hồi tiêu cực chung được nghiên cứu trong kỹ thuật hệ thống điều khiển.
Các vòng phản hồi tiêu cực hiện nay cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sự cân bằng khí quyển trong các hệ thống khác nhau trên Trái đất. Một hệ thống phản hồi như vậy là sự tương tác giữa bức xạ mặt trời, mây che và nhiệt độ hành tinh.
Vòng lặp phản hồi tiêu cực là một loại hệ thống có thể tự điều chỉnh. Trong loại vòng phản hồi tiêu cực này, đầu ra tăng lên từ hệ thống ức chế sản xuất trong tương lai của hệ thống. Nói cách khác, hệ thống kiểm soát lượng sản phẩm mà nó tạo ra bằng cách tắt sản xuất khi mức sản lượng hoặc số lượng sản phẩm tích lũy quá cao. Hệ thống phản hồi tiêu cực có trách nhiệm đối với nhiều loại hormone điều hòa trong cơ thể con người. Họ rất giỏi trong việc duy trì mức sản lượng tương đối không đổi.
Các phản hồi tiêu cực sẽ có chức năng của việc kiểm soát và điều tiết các quá trình của hệ thống. Như vậy, nó có trách nhiệm duy trì sự cân bằng trong hệ thống, chống lại hoặc sửa đổi hậu quả của một số hành động nhất định. Chính vì thế mà các phản hồi tiêu cực được liên kết với các quá trình cân bằng nội môi hoặc tự điều chỉnh.
2. Khái quát về đầu tư:
Khái niệm đầu tư:
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để các chủ thể có thể tiến hành các hoạt động nào đó nhằm mục đích để thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực cho nhà đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã được các nhà đầu tư sử dụng nhằm để đạt được các kết quả đó.
Từ đó ta có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây:
– Trước hết hoạt động đầu tư cần phải có vốn.
Vốn trong hoạt động đầu tư có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
– Thời gian đầu tư tương đối dài:
Thông thường thì thời gian đầu tư sẽ từ 2 năm trở lên và có thể kéo dài đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án.
– Lợi ích do đầu tư mang lại:
Lợi ích do hoạt đọng đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt cụ thể như sau: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
3. Phản hồi tiêu cực trong đầu tư:
Khái niệm phản hồi tiêu cực trong đầu tư:
Phản hồi tiêu cực trong đầu tư là mộy khái niệm xuất phát từ một mô hình hành vi đầu tư trái ngược. Một nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư sử dụng chiến lược phản hồi tiêu cực sẽ mua cổ phiếu khi giá giảm và bán cổ phiếu khi giá tăng, điều này trái ngược với những gì mà hầu hết mọi người làm.
Phản hồi tiêu cực trong hoạt động đầu tư sẽ giúp làm cho thị trường ít biến động. Ngược lại với phản hồi tiêu cực là phản hồi tích cực, khi tâm lí bầy đàn đẩy giá lên ngày càng cao hoặc đẩy giá xuống ngày càng thấp.
Phản hồi tiêu cực trong tiếng Anh là gì?
Phản hồi tiêu cực trong tiếng Anh là Negative feedback.
Đặc điểm của phản hồi tiêu cực:
Ở cấp độ cá nhân, phản hồi tiêu cực trong đầu tư có thể đề cập đến một mô hình hành vi, trong đó một kết quả tiêu cực (ví dụ cụ thể như thực hiện giao dịch thua lỗ) từ đó đã khiến các chủ thể là nhà đầu tư đặt câu hỏi về kĩ năng của mình và khiến người đó ngần ngại trong việc tiếp tục giao dịch. Phát triển một kế hoạch giao dịch hợp lí và bám sát phản hồi tiêu cực có thể giúp các nhà đầu tư duy trì sự tự tin và sẽ tránh rơi vào vòng phản hồi tiêu cực ngay cả khi họ thực hiện giao dịch thua lỗ.
Nhiều chủ thể tin rằng thị trường tài chính có thể thể hiện các hành vi vòng lặp phản hồi. Khái niệm vòng lặp phản hồi ban đầu được phát triển như một lí thuyết để giải thích các nguyên tắc kinh tế. Ngày nay, vòng lặp phản đã dần trở nên phổ biến trong các lĩnh vực tài chính khác, bao gồm tài chính hành vi và lí thuyết thị trường vốn.
Ví dụ về vòng lặp phản hồi tiêu cực:
Vòng lặp phản hồi hiện đang là một thuật ngữ quen thuộc đối với các nhà đầu tư. Thông thường thì vòng lặp phản hồi sẽ được sử dụng để mô tả cách mà sản phẩm đầu ra từ một qui trình được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào mới cho cùng một qui trình đó. Một ví dụ cụ thể về vòng lặp phản hồi tiêu cực là tình huống mà một thất bại gây ra nhiều thất bại khác.
Ví dụ như khi một nhà giao dịch có kế hoạch mua một cổ phiếu sau khi nó vượt qua mức trung bình trượt 50 ngày, mà nhà giao dịch đã xác định là điểm vào tốt nhất dựa trên phân tích lịch sử. Nhưng các chủ thể là người giao dịch bắt đầu giao dịch và ngay lập tức phải chịu 4 lần thua lỗ liên tiếp.
Những mất mát cụ thể được nêu trên đã khiến nhà giao dịch cảm thấy tiêu cực và bắt đầu suy nghĩ về việc thay đổi chiến lược. Sau khi bị thua lỗ, nhà giao dịch quyết định làm ngược lại với chiến lược ban đầu của mình, do đó gây ra tổn thất thậm chí còn lớn hơn. Điều đáng nói ở đây là nhà giao dịch nên tạm ngưng giao dịch, sau đó đánh giá lại chiến lược đầu tư của mình.
Phản hồi tiêu cực trong thị trường tài chính có tầm quan trọng đáng kể trong thời kì khó khăn. Bởi vì xu hướng của con người phản ứng thái quá với lòng tham và sự sợ hãi, thị trường có xu hướng trở nên thất thường trong những thời điểm không chắc chắn. Sự hoảng loạn trong quá trình điều chỉnh thị trường minh họa điểm này một cách rõ ràng.
Phản hồi tiêu cực, ngay cả đối với các vấn đề bình thường, trở thành một vòng lặp phản hồi tiêu cực. Các nhà đầu tư nhìn thấy những người khác hoảng loạn, sau đó cũng lần lượt hoảng loạn theo, khiến thị trường đó khó có thể đảo ngược trở lại thời điểm ban đầu.