Một trong số các loại thuốc giảm đau hiện nau thường được sử dụng đó là Paracetamol, loại thuốc này phục vụ cho việc điều trị chứng đau nhẹ và vừa như cảm cúm, nhức đầu, đau cơ...Tuy nhiên việc sử dụng thuốc như nào và cần lưu ý những vấn đề gì thì không phải ai cũng biết.
Mục lục bài viết
1. Paracetamol là gì?
Như chúng ta đã biết thì Paracetamol (Hapacol), là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt. Thuốc có tác dụng giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng không có hiệu quả nếu tình trạng viêm và sưng khớp nặng hơn. Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định thuốc paracetamol cho những mục đích khác không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng. Lúc ấy, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Chú ý sử dụng Paracetamol theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Liều tối đa của Paracetamol người lớn được phép sử dụng là 4g (4000mg)/ngày. Sử dụng đúng dạng Paracetamol dành cho trẻ trong trường hợp bệnh nhân là trẻ em. Lưu ý không được tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ. Với thuốc dạng lỏng: Sử dụng muỗng hoặc dụng cụ đo chuyên dụng để đong liều. Với dạng viên nhai phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.
Đối với Paracetamol dạng tan rã: Giữ tay khô ráo khi cầm viên thuốc. Chú ý không nuốt toàn bộ thuốc mà để thuốc tự hòa tan trong miệng. Đối với Paracetamol dạng sủi bọt: cần hòa tan một viên sủi với khoảng 150 – 200 mL nước. Đối với Paracetamol dạng bột pha: Pha với một lượng vừa đủ nước khoảng 5-10 mL để hòa tan hoàn toàn bột. Đối với Paracetamol dạng đặt hậu môn: Lưu ý không uống thuốc. Rửa tay sạch sẽ trước hoặc sau khi đặt thuốc và tránh đi vệ sinh hoặc đi tắm sau khi dùng thuốc.
Ví dụ đối với thuốc đạt hiệu quả khi sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo trên bao bì thuốc. Cách sử dụng thuốc Paracetamol 500mg như sau:
Không được sử dụng thuốc Paracetamol 500mg trong việc điều trị giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em trừ trường hợp có sự chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể tình trạng đau kéo dài là một tình trạng bệnh lý cần được thăm khám và chuẩn đoán. Tránh trường hợp quá liều không nên cho trẻ em sử dụng quá 5 liều/ ngày trong suốt 24 giờ trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Tuyệt đối không được dùng Paracetamol 500mg để điều trị khi bệnh nhân bị sốt cao trên 39,5 độ C hoặc sốt kéo dài 3 ngày, sốt tái phát. Trường hợp này cần phải đưa đến bác sĩ, không được tự ý điều trị ở nhà dễ dẫn đến nguy hiểm.
2. Công dụng của Paracetamol như thế nào?
Không sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê toa nào khác để trị ho, cảm lạnh, dị ứng hoặc thuốc giảm đau mà không có ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Hoạt chất paracetamol có trong nhiều loại thuốc biệt dược mà bạn không biết, do đó nếu sử dụng một số thuốc cùng nhau, bạn có thể vô tình sử dụng quá liều paracetamol.
Vì vậy, bạn nên đọc nhãn của bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem nó có chứa paracetamol hay APAP không. Bạn tránh uống rượu trong khi dùng thuốc này. Rượu có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan trong khi dùng thuốc paracetamol. Bạn có thể bảo quản paracetamol ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm. Các thuốc đặt hậu môn có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh.
Paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt rất phổ biến hiện nay. Nhiều người có thói quen tự ý ra hiệu thuốc mua Paracetamol viên nén sủi về uống mỗi khi bị đau nhức, sốt…mà không lường trước được hậu quả của việc làm này. Sử dụng paracetamol không đúng cách hay sai liều lượng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hiệu quả chữa trị bệnh.
3. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau:
Khi sử dụng liều kéo dài và nhiều sẽ dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu, bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu trong cơ thể. Trường hợp mất bạch cầu hạt ở người bệnh khi sử dụng paracetamol. Thuốc Paracetamol 500 mg tương đối không độc với những liều điều trị, đôi khi có những phản ứng như nổi mày đay, ngứa, phù mạch và những phản ứng kiểu phạn vệ có thể ít xảy ra trong quá trình điều trị.
Đối với một số sản phẩm thuốc paracetamol có trên thị trường chứa sulfit có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, phản vệ, những cơn hen đe dọa đến tính mạng đối với những trường hợp quá mẫn cảm với thuốc. Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp người bị thiếu máu, hạn chế uống rượu có thể dẫn đến tình trạng tăng độc tính với gan của paracetamol, trong quá trình điều trị nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Nhìn chung, thuốc an toàn khi sử dụng ở liều khuyến cáo. Sử dụng thuốc quá liều khuyến cáo có thể gây độc tính trên gan, thận với các biểu hiện như nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét, vàng da, vàng mắt, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong.
Khi sử dụng Paracetamol có thể gây một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng, biểu hiện: phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở. Nếu gặp các triệu chứng trên, nên ngừng thuốc và thông báo với bác sĩ.
Người nghiện rượu mãn tính có thể có nguy cơ cao bị nhiễm độc gan khi điều trị với paracetamol (APAP). Nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp dẫn đến ghép gan và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng acetaminophen. Cần xem xét thận trọng việc sử dụng thuốc, đặc biệt ở những bệnh nhân uống rượu từ 3 lần trở lên mỗi ngày.
Paracetamol chủ yếu được chuyển hóa trong gan thành các dạng không hoạt động. Tuy nhiên, số lượng nhỏ các dạng này được chuyển đổi theo các con đường nhỏ hơn thành các chất chuyển hóa, điều này có thể gây độc gan hoặc làm xuất hiện chứng bệnh Methemoglobinemia.
Bệnh nhân bị suy gan có thể có nguy cơ tăng độc tính do tăng hoạt động của các đường chuyển hóa nhỏ.
Tương tự, sử dụng thuốc này quá mức hoặc thường xuyên có thể làm ứ đọng các enzyme gan thiết yếu và dẫn đến sự trao đổi chất tăng lên theo các con đường nhỏ. Tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp dẫn đến ghép gan và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng thuốc.
Liều dùng tối đa không được vượt quá liều khuyên dùng hàng ngày (4g/ngày đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên). Bạn nên đọc tất cả các nhãn thuốc theo toa và không kê toa để đảm bảo chúng không chứa hoạt chất này, hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu bạn thấy không chắc chắn.
4. Nguy hiểm khi sử dụng quá liều thuốc Paracetamol:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm độc thuốc giảm đau Paracetamol là do sử dụng quá liều hoặc lặp lại liều lớn khoảng 7,5-10g từ 1-2 ngày hoặc do sử dụng thuốc dài ngày. Trường hợp sử dụng quá liều dẫn đến hoại tử gan, đây là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng do sử dụng quá liều và có thể dẫn đến tử vong.
Biểu hiện dùng quá liều thường xảy ra trong vòng từ 2-3 giờ, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn và đau bụng. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol. Methemoglobin dẫn đến chứng xanh tím da, móng tay, niêm mạc là một trong những dấu hiệu nhiễm độc cấp chất p – aminophenol.
Khi người bệnh bị ngộ độc nặng có thể dẫn đến mê sảng, ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, thở nhanh, mạch yếu, không đều, huyết áp thấp, suy tuần hoàn. Bệnh nhân có thể bị sốc khi giãn mạch nhiều, cơn co giật ngẹt thở và dẫn đến tử vong. Tình trạng hôn mê có thể xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
Dấu hiệu tổn thương gan biểu hiện rõ rệt trong vọng từ 2 đến 4 giờ. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Trường hợp bệnh nhân không tử vong, thương tổn gan sẽ phục hồi sau nhiều tuần thậm chí vài tháng.
Chính vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc Paracetamol 500mg bệnh nhân không nên lạm dụng quá liều và cần phải có sự hướng dẫn sử dụng của bác sĩ đảm bảo một cách tốt nhất và an toàn.
Lưu ý: Mọi thông tin và cách sử dụng thuốc trên website này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không được tự ý áp dụng mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiểu quả điều trị bệnh một cách tốt nhất.