Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Văn hóa tâm linh

Ông Hoàng Chín là ai? Sự tích về Quan Hoàng Chín Cờn Môn?

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Ông Hoàng Chín là vị Thánh được người dân Nghệ An nói riêng và thu khách thập phương nói chung kính trọng hết mực. Dưới đây là bài viết tham khảo về Ông Hoàng Chín là ai? Sự tích về Quan Hoàng Chín Cờn Môn?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Ông Hoàng Chín là ai?
      • 2 2. Sự tích về Quan Hoàng Chín Cờn Môn:
      • 3 3. Đền thờ Ông Hoàng Chín:
      • 4 4. Bản văn Ông Hoàng Chín Cờn Môn:
      • 5 5. Bản văn Ông Chín Thượng Ngàn:



      1. Ông Hoàng Chín là ai?

      Hiện nay trong văn hóa thần linh Thập Vị Ông Hoàng, người ta cho rằng Ông Chín Cờn Môn và Ông Chín Thượng Ngàn đều xếp vào hàng là Ông Hoàng Chín. Hai người tuy có cuộc đời trần thế hoặc đền thờ khi hóa khác nhau, nhưng với nhân dân cả nước, hai ông đều mang những tấm lòng bao dung, được lưu danh trong hệ thống thần linh thờ Tứ Phủ. Ông Hoàng Chín thuộc Nhạc phủ và có nhiệm vụ cai quản khu vực rừng núi.

      Ông Hoàng Chín thượng ngàn là người đồng bào dân tộc trên miền núi, làm nghề hái thuốc cứu giúp người và sau này khi hóa thánh thì người dân miền Nam thường hầu  đồng ông hơn cả.

      Ông Hoàng Chín Cờn ít khi về ngự đồng và chỉ có những ai ăn lộc, hợp căn duyên về đền thờ thỉnh ông thì Ông Hoàng Chín mới se loan giá ngự. Trang phục của Ông Hoàng Chín khi về ngự đồng là đầu đội khăn xếp đen, áo the đen, kiểu cách giống thầy đồ xưa. Khi về ngự Ông thường làm thơ, viết chữ và hay ban phát tài lộc cho người dân.

      Tuy nhiên, khi về hầu giá tại đền Sòng Sơn, Ông bắt buộc phải mặc áo màu đỏ the hồng và đầu đội khăn xếp đỏ. Bởi vì Ông đang chầu theo Mẫu Sòng Sơn tại nơi cung cấm nên mặc áo the đỏ ra mắt Thánh Mẫu. Khi đó, ông được gọi với danh Ông Hoàng Chín Sòng Sơn.

      2. Sự tích về Quan Hoàng Chín Cờn Môn:

      Tương truyền rằng, vào triều đại thời Lý, ông sống ở  khu vực Nghệ An và đi thi nhiều lần nhưng không đỗ đạt. Sau đó khi đã xuống tóc và đi ra vùng cửa biển Cờn lập am miếu để tu giúp đỡ những người đi biển. Đồng thời, đó cũng là điểm dừng chân của các tàu thuyền qua lại. Tương truyền, ông chính là người đã chôn cất thân y Thái Tử Nam Tống mất trong trận đánh với quân giặc Nguyên. Ngoài ra có tài liệu nói rằng, ông đã cứu sống ba mẹ con mẫu Cờn (tức là Dương Quý Phi Thái Hậu). Khi đó, ông đành lòng nộp họ cho quan hoặc để họ lang thang vất vưởng. Chi bằng ông tục huyền lấy họ để giúp đỡ lẫn nhau nhưng lại bị cự tuyệt, vì thế dẫn đến quyên sinh. Sau khi ngài hóa thánh, Mẫu Cờn đọc di thư của ông và hiểu rõ được sự việc nên đi ra biển Cờn thác hóa. Hai công chúa cũng đi theo mẹ thác hóa tại đây. (Cũng có nguồn cho rằng vào thời đại nhà Tống, Thái hậu Dương Quý Phi cùng ba cô con gái chạy ra biển gặp bão nên bị chết đuối dạt vào cửa Cờn và được người dân lập đền thờ).

      Sau đó, thuyền bè qua lại cửa Cờn cảm thấy được chở che vượt qua sóng bão. Vì thế Nhân dân địa phương đã lập đền thờ cho 3 mẹ con Mẫu ở vùng lạch Cờn, và đền thờ Hoàng đế Tống Đế Bính ở đỉnh núi, còn đền thờ ông Hoàng Chín đặt ngoài biển, và tất cả được phối ở đền Cờn. Nhân dân gọi Ông Hoàng Chín là Ông Chín Đền Cờn.

      3. Đền thờ Ông Hoàng Chín:

      Đền thờ Ông Hoàng Chín  nay thuộc khu vực ra bãi tắm Quỳnh Phương nằm trên địa phận phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Nơi này có tên gọi khác là đền Cờn ngoài, và đền Cờn trong thì thờ Tứ Vị Vua Bà.

      Là ngôi đền được mệnh danh là linh thiêng bậc nhất ở Nghệ An, đến năm 1993 đền Cờn được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

      Đền Cờn nằm ở vị trí lưng tựa núi, mặt hướng biển, sơn thủy hữu tình với thế đứng giống chim phượng hoàng lẫm liệt. Đền được phát triển từ thời Lê và trùng tu ở thời Nguyễn. Do đó, ngôi đền Cờn đậm nét phong cách kiến trúc văn hóa cuối thời Lê – đầu thời Nguyễn. Trải qua bao biến cố, đền Cờn chỉ còn lại Chính điện, Trung điện, Hạ điện, tòa Ca vũ và tòa Nghi môn.

      Lễ hội văn hóa đền Cờn

      “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng” là câu thơ miêu tả về vị trí của đền Cờn ở vùng Nghệ An.

      Có thể nói, đền Cờn là nơi thờ cúng anh linh bậc nhất xứ Nghệ An, nơi này có các vị thần linh đã từng phù hộ và che chở cho quan quân triều đình nước Việt ta trong cuộc chinh chiến chống quân giặc Trung Nguyên. Cũng vì thế, lễ hội đền Cờn là lễ hội văn hóa lịch sử tiêu biểu ở nơi đây, thu hút hàng ngàn người dân thập phương về lễ bái, thưởng ngoạn, tham quan và chiêm bái hằng năm.

      Lễ hội đền Cờn được khai mặc tổ chức vào ngày 19 đến ngày 21 tháng Giêng âm lịch mỗi năm cùng với các hoạt động lễ tế kéo dài tới tận tháng 3 âm lịch. Phần lễ bao gồm các hoạt động, nghi lễ như: lễ khai quang, lễ khai hội, ,  lễ đại tế lễ cầu ngư, lễ yết cáo,  lễ rước voi, lễ hợp tế, lễ yết vị, rước ngựa và lễ tạ. Phần hội bao gồm các chương trình đặc sắc như: triển lãm ảnh, văn nghệ, đua thuyền, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy và các trò chơi dân gian truyền thống khác của địa phương.

      Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, lễ hội tạm ngừng không được tổ chức và được phục hồi vào năm 1999. Đến năm 2017, Lễ hội Đền Cờn được công nhận di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

      4. Bản văn Ông Hoàng Chín Cờn Môn:

      Hương một triện lòng thành kính tiến

      Cung thỉnh mời Ông Chín Cờn Môn

      Khâm thừa thượng đế chí tôn

      Sai Ông Hoàng Chín Cờn Môn giáng trần.

      Trên chín bệ cao thâm võng cực

      Dưới bách thần mộ đức kinh luân

      Cù lao chín chữ quần thần

      Sinh Ông Hoàng Chín kinh luân gồm tài.

      Văn thơ phú sánh ngài Đỗ Lý

      Võ lược thao cái thế Tôn Ngô

      Cung tên mã thượng giang hồ

      Tuổi vừa đôi tám đăng khoa Triều đình.

      Tuổi sinh thành công minh chính trực

      Quyết về đời ra sức lược thao

      Gặp cơn sóng gió ba đào

      Mười hai cửa bể sớm chiều xông pha.

      Cửa Cờn Môn dựng cờ soái lĩnh

      Lệnh ông truyền nghiêm chỉnh ba quân

      Một lòng vì nước vì dân

      Trấn an cửa bể dẹp quân bạo cường.

      Ông mở đường dân an quốc thái

      Dùng phép màu cứu độ nhân sinh

      Muôn dân hưởng phúc an lành

      Nêu cao khí tiết oai danh muôn đời

      Nước dù cạn công người không cạn

      Đá dẫu mòn gương sáng còn soi

      Anh linh lưu dấu muôn đời

      Cửa Quan rộng mở cứu người hữu nhân.

      Ngẫm cơ tạo xoay vần sống thác

      Hãy tu đi rồi đẻ ngày mai

      Xưa nay sinh hóa ở đời

      Ông Hoàng giáng thế cứu người tồn sinh.

      Phật hữu tình từ bi phổ độ

      Quyết lánh đường có có không không

      Làm nên thiên tứ đỉnh chung

      Cho người có đức có công đó mà.

      Chữ tu dưỡng gương nga vằng vặc

      Bóng soi người hữu đức hữu nhân

      Lánh đường đạo tặc tham sân

      Tu nhân tích đức ngàn năm vẫn còn

      Đức nhân sánh càn khôn vũ trụ

      Công ơn người muôn thủa không phai

      Nhang thơm dâng trước tiền đài

      Nhớ ngày ông Chín ra đời cứu dân.

      Tiết trùng cửu quy thần hạc lánh

      Nhớ ơn Ngài dâng cánh hương hoa

      Rượu quỳnh rót chén Đồ tô

      Chúc Hoàng muôn tuổi đề thơ họa vần.

      5. Bản văn Ông Chín Thượng Ngàn:

      Từ buôn làng đến bản trong

      Có Ông Chín Thượng ngự đồng lên chơi

      Hôm nay Ông Chín giáng trần

      Mang còng đi đón biết bao thanh đồng

      Đi đâu mà thấy thật đồng

      Châu Pha rừng là đầy voi heo hùng

      Cây um thùm cây hoa lá

      Dậy người cô xô xuốt đời lô nhố

      Ông Chín mang gùi mang khố

      Khi vui rừng bít khi vui rừng hoa

      Về đồng giáng phúc lưu ân

      Lộc xa lộc gần Ông xẽ ban cho

      Cầu gẫy còn đò hiến cạn còn sông

      Ai lên Mạn Ngược Sông Hồng

      Nghe trăng tiếng hát tay hồng thường du

      Hát dậy đồi núi hoang du

      Làng khăy làng khíp Phố Lu Bảo Hà

      Đường mòn vắng bóng người qua

      Y ơ y chợp Ỷ La Hổ Gầm

      Kha mi kha lộc kha săm

      Vắng nghe gió hú đêm rầm Sa Ba

      Sa Ba thung lũng sương mờ

      Cảnh vắng gió hú ví hú gió gào

      Người Tày người Thổ người Dao

      Gập ghềnh trên ngàn quán thấp đồi cao

      Gọi gieo ào ào gío rơi

      Gọi chim bay lượn giữa rời

      Gọi cá dưới nước đua bơi vẫy vùng

      Về đồng đếm bước thung dung

      Rau xanh lắm mật hương hừng lúa ngô

      Người Tày người Thổ lô lô

      Đàn cung nức nảo bên bờ Trường Giang

      Người Nùng người Thái người Chàm

      Lú âm dìu dặt xa đưa tiếng còng

      Người Mèo người Mán bên sông

      Tiếng còng vang dậy rừng xâu

      Buồng xa thấp thoáng đục mầu sương lam

      Ông Chín vai mang gùi nặng

      Vì đã quen rồi mưa nắng sơn khê

      Rừng xanh sớm tối đi về

      Sưa đồi trên mà nắng kề tóc mai

      Liền tay gió bay tà áo

      Mặc mưa bùn dong bão có xá chi

      Xa xa thác đổ ầm ỳ

      Sơn lâm hùng vĩ kém gì Thiên Thai

      Đắm say điệu kèn cước bước

      Êm đêm nhịp bước gieo ca

      Dừng chân mén cay thông già

      Nhìn nay trăm trăm bước qua lên đồi.

       

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Luận giải Phật giáo về nguyên nhân xung đột, tranh chấp
      • Tháo gỡ hôn nhân Công Giáo? Ly hôn trong Công giáo?
      • Tứ đại Thiên vương là ai? Tứ đại Thiên vương trong đạo Phật?
      • Lịch Công giáo 2023 và cách xem lịch Phụng vụ Công giáo
      • Những lời cầu nguyện xin cho gia đình được tràn đầy phúc lành
      • Lời cầu nguyện và hướng dẫn cầu nguyện khi nhận công tác
      • Làm sao để biết được linh hồn nào đã được lên thiên đàng?
      • Giáo tỉnh là gì? Giáo miền là gì? Giáo phận là gì? Giáo họ là gì?
      • Chúa Thánh Linh là ai? Điều bạn cần biết về Đức Thánh Linh?
      • Giáo lý Công giáo căn bản song ngữ Anh – Việt chuẩn nhất
      • Ông Chín Thượng Ngàn là ai? Sự tích Ông Chín Thượng Ngàn?
      • Thánh mẫu Thiên Y A Na là ai? Truyền thuyết Bà Chúa Ngọc?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết