Bạn đang có dự định đi lễ đền ông Chín để lấy may nhưng bạn không biết ông Chín Thượng Ngàn là ai, sự tích về ông như thế nào, đi lễ đền ông có linh hay không, hay cách thức kêu cầu, thậm chí đi sao cho đúng lễ nghi thì bạn chưa biết rõ. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những vấn đền trên.
Mục lục bài viết
1. Ông Chín Thượng Ngàn là ai?
Ông Chín Thượng Ngàn hay còn gọi là Ông Chín Thượng là một trong thập vị Quan Hoàng thuộc miền nhạc phủ. Ông hầu cận bên Mẫu Thượng Ngàn và cai quản vùng rừng núi.
2. Sự tích ông Chín Thượng Ngàn:
Tương truyền xưa kia khi hi sinh thời ông Chín Thượng Ngàn là một lương y. Ông Chín Thượng Ngàn thường đi chu du khắp miền rừng núi để hái thuốc, chữa cháy cứu người. Bất kể vùng đất nào có dấu chân ông Chín Thượng Ngàn đi qua, ai mắc bệnh nan y khó chữa và cầu ông giúp đỡ đều được ông Chín Thượng Ngàn chữa khỏi bệnh mà không hề lấy một đồng tiền công nào, thậm chí rằng ông Chín cũng không cần những người này ghi nhớ công lao để trả ơn. Sau này, khi ông Chín Thượng Ngàn mất, người dân những vùng đất này nhớ tới công ơn lớn ấy nên đã thờ phụng ông.
Ông Hoàng Chín Thượng Ngàn rất hay ngự đồng. Khi ngự đồng, ông Chín Thượng Ngàn mặc trang phục của dân tộc thiểu số, lưng đeo gùi, và ở trần đóng khố. Ông thổi khèn, châm thuốc và sau đó bắt bệnh, bốc thuốc cứu chữa cho mọi người.
Đối với người có căn Thượng ngàn, Ông Hoàng Chín Thượng Ngàn rất hay ngự đồng. Giá ông Chín Thượng Ngàn là giá hầu chính thức ở hầu đồng khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Khi về đồng, lúc dâng nhang ông Chín Thượng Ngàn người ta dùng bản chầu văn các chúa các chầu để tế lễ. Ông Chín mang gùi, vai quàng dây leo, cởi áo dài đen, xắn quần lên bẹn, lưng đóng khố, tay cầm khèn hoặc con rắn làm từ rễ cây. Khi cung văn chuyển qua điệu Thượng Ngàn, ông khom mình thổi kèn theo nhạc, sau đó nhồi thuốc vào tẩu để hút và cho thuốc người khai bệnh. Giá đồng ông Chín Thượng Ngàn thường diễn ra rất lâu, có khi diễn ra suốt cả buổi cúng để cứu nhân độ thế.
Ngày nay, ông Chín Thượng Ngàn thường được người dân các tỉnh miền Nam thờ phụng, trong khi đó, ông Hoàng Chín Cờn Môn chủ yếu được biết đến ở miền Bắc.
3. Hướng dẫn Cách Dâng lễ ông Hoàng Chín
Trong Đạo Mẫu, ông hoàng Chín Cờn Môn thường được nhắc đến nhiều hơn ông Chín Thượng Ngàn, và cũng được nhiều người đi dâng lễ hơn. Nói như vậy không phải là bỏ qua ông Hoàng Chín Thượng Ngàn, mà do tục thờ phụng ông Chín Thượng Ngàn chỉ diễn ra ở một số vùng cụ thể, và cho đến tận ngày nay vẫn chưa có một thông tin chính thức về việc ông được thờ phụng ở đền nào. Tuy nhiên việc đi dâng lễ ông Chín Thượng Ngàn cũng cơ bản giống với ông Chín Cờn Môn. Và sau đây là hướng dẫn dâng lễ ông Chín Thượng Ngàn mà bạn cần biết khi có ý định đến lễ đền ông.
3.1 Chọn ngày dâng lễ ông hoàng Chín
Theo những người thường xuyên đi lễ đền ông, Quan Hoàng Chín là một vị Quan Hoàng vô cùng linh thiêng. Những cầu mong, nguyện ước của những người đi lễ thường linh linh nghiệm rất nhanh chóng. Do vậy nên đi lễ đền Ông Chín Thượng Ngàn vào bất kể ngày nào trong năm cũng đều rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận với công việc và không thể thường xuyên đi lễ đền Ông thì bạn nên chọn một trong ba ngày dưới đây để đi lễ:
3.1.1 Ngày Rằm, mồng Một âm lịch.
Những ngày rằm, mồng một âm lịch hàng tháng trong năm là những ngày mà người dân trong vùng thường đến dâng hương và cầu mong một tháng mới với nhiều may mắn. Ngày này cũng gần giống với tục lệ cúng rằm của người Việt Nam ta. Vì lẽ đó cũng không hề khó hiểu lí do vì sao những ngày này có mặt trong danh sách những ngày nên đi lễ đền ông Chín Thượng Ngàn.
3.1.2 Những ngày đầu năm mới.
Những ngày đầu năm mới này rất thích hợp cho những người có mong muốn đi lễ đền ông Chín Thượng Ngàn để cầu nguyện nhưng không thể sắp xếp được thời gian vì quá bận rộn. Đây là những ngày còn đang trong dịp nghỉ lễ và tất nhiên rất phù hợp với để có thể đi đại gia đình, cùng nhau cầu phúc. Cũng vì vậy mà vào những ngày đầu năm mới này, không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương cũng đến viếng thăm đền ông rất đông để cầu mong cho một năm bình an và may mắn vô cùng nhiều.
3.1.3 Ngày lễ đền ông.
Ngày lễ đền ông cũng là ngày tốt nhất trong năm để lễ đền ông Chín Thượng Ngàn. Vào ngày này, du khách không chỉ có thể dâng hương cầu khấn ông phù hộ những điều may mắn, phước lộc tốt lành hay mong muốn của mình mà còn là dịp du khách có thể tham quan, tham gia một lễ hội truyền thống đặc sắc trong vùng. Chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ và rất đặc biệt của bạn khi đến cầu nguyện với đền ông Chín Thượng Ngàn bởi đây là sự kết hợp độc đáo giữa du lịch và tâm linh.
3.2 Những lưu ý khi dâng lễ đền ông Chín.
Việc đầu tiên du khách cần chú ý khi đi lễ đền ông Chín Thượng Ngàn là sự thành tâm và thành kính tận đáy lòng của chính bản thân mình. Bởi chỉ khi thành tâm, thành kính từ đáy lòng thì những lời cầu nguyện của bản thân mới được ông Chín Thượng Ngàn chứng giám, phù hộ cho.
Khi đi lễ đền ông Chín Thượng Ngàn, du khách cũng cần chú ý đến vấn đề ăn mặc và nói năng. Đến với đềnông chín, bạn cần ăn mặc kín đáo, giản dị, không được ăn mặc hở hang, lòe loẹt, không mặc váy quá ngắn… Du khách cũng phải nói năng nhẹ nhàng, lễ độ, tránh nói tục chửi bậy trong đền. Mọi hành vi thể hiện sự khiếm nhã của bạn đều là không nên khi tới với ông Chín để cầu nguyện.
Khi dâng lễ lên Ông Chín Thượng Ngàn, du khách chỉ nên cầu mong mong những điều thực tế, chính đáng, không nên cầu những đều trái đạo đức lẽ thường, tham lam, ích kỉ. Đầu tiên bạn nên cầu bình an và sức khỏe cho cả gia đình. Sau đó mới nên cầu công danh, cầu tài cầu lộc. Không nên cầu những điều phi thực tế như không làm mà cũng có ăn. Đặc biệt bạn tuyệt đối không được phép cầu những điều trái với luân thường đạo lý như buôn lậu được trót lọt, lừa đảo được thành công,…
3.3 Lễ vật để dâng lên ông gồm
Lễ vật để dâng lên ông Chín Thượng Ngàn không nhất thiết phải là những thứ xa hoa, mĩ vị, cỗ đầy mâm cao. Tuy nhiên, nhất thiết cần có ở lễ vật là sự trang trọng, lịch sự để thể hiện lòng thành kính của bản thân với Quan Hoàng bởi nó cũng phần nào thể hiện sự thành kính, cái tâm, tấm lòng của mình khi đến lễ đền Ông.
Theo đó, lễ vật dâng lên quan Hoàng ChínThượng Ngàn tốt nhất cần có đủ những thứ sau:
-
Hoa và quả tươi.
-
Trầu cau.
-
Xôi gà hoặc xôi thịt.
-
Rượu trắng.
-
Mâm tiền vàng và sớ viết tên tuổi của người dâng lễ.
-
Oản có màu đỏ. Tốt nhất, oản này nên được trang trí thêm họa tiết như hoa lá, vảy rồng lân phượng để thêm phần trang trọng, lịch sự.
-
Bên cạnh đó, du khách nên chuẩn bị trước bài văn khấn ông Hoàng Chín để đọc khi dâng lễ.
4. Bài văn khấn ông Chín Thượng Ngàn:
Bài văn khấn ông Chín Thượng Ngàn được sử dụng trong khi dâng lễ ông, bạn có thể học thuộc hoặc chuẩn bị ra giấy để đọc trong quá trình dâng lễ Ông Chín:
Từ buôn làng đến bản trong
Có Ông Chín Thượng ngự đồng lên chơi
Hôm nay Ông Chín giáng trần
Mang còng đi đón biết bao thanh đồng
Đi đâu mà thấy thật đồng
Châu Pha rừng là đầy voi heo hùng
Cây um thùm cây hoa lá
Dậy người cô xô xuốt đời lô nhố
Ông Chín mang gùi mang khố
Khi vui rừng bít khi vui rừng hoa
Về đồng giáng phúc lưu ân
Lộc xa lộc gần Ông xẽ ban cho
Cầu gẫy còn đò hiến cạn còn sông
Ai lên Mạn Ngược Sông Hồng
Nghe trăng tiếng hát tay hồng thường du
Hát dậy đồi núi hoang du
Làng khăy làng khíp Phố Lu Bảo Hà
Đường mòn vắng bóng người qua
Y ơ y chợp Ỷ La Hổ Gầm
Kha mi kha lộc kha săm
Vắng nghe gió hú đêm rầm Sa Ba
Sa Ba thung lũng sương mờ
Cảnh vắng gió hú ví hú gió gào
Người Tày người Thổ người Dao
Gập ghềnh trên ngàn quán thấp đồi cao
Gọi gieo ào ào gío rơi
Gọi chim bay lượn giữa rời
Gọi cá dưới nước đua bơi vẫy vùng
Về đồng đếm bước thung dung
Rau xanh lắm mật hương hừng lúa ngô
Người Tày người Thổ lô lô
Đàn cung nức nảo bên bờ Trường Giang
Người Nùng người Thái người Chàm
Lú âm dìu dặt xa đưa tiếng còng
Người Mèo người Mán bên sông
Tiếng còng vang dậy rừng xâu
Buồng xa thấp thoáng đục mầu sương lam
Ông Chín vai mang gùi nặng
Vì đã quen rồi mưa nắng sơn khê
Rừng xanh sớm tối đi về
Sưa đồi trên mà nắng kề tóc mai
Liền tay gió bay tà áo
Mặc mưa bùn dong bão có xá chi
Xa xa thác đổ ầm ỳ
Sơn lâm hùng vĩ kém gì Thiên Thai
Đắm say điệu kèn cước bước
Êm đêm nhịp bước gieo ca
Dừng chân mén cay thông già
Nhìn nay trăm trăm bước qua lên đồi.