Omega được hiểu là thước đo giá cả của quyền chọn. Tương tự cũng giống như các chỉ số Hy Lạp quyền chọn khác, Omega được sử dụng nhằm mục đích để đo lường nhiều đặc điểm khác nhau của quyền chọn đó. Cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về Omega là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của Omega?
Mục lục bài viết
1. Omega là gì?
Khái niệm Omega:
Omega được hiểu là thước đo giá cả của quyền chọn, tương tự cũng giống như các chỉ số Hy Lạp quyền chọn khác, Omega được sử dụng nhằm mục đích để đo lường nhiều đặc điểm khác nhau của quyền chọn đó. Omega được dùng để đo lường phần trăm thay đổi trong giá trị của quyền chọn so với phần trăm thay đổi trong giá trị của giá cơ bản. Theo cách này, Omega đã đo lường đòn bẩy của một vị thế quyền chọn.
Công thức tính Omega:
Omega = Phần trăm thay đổi của V / Phần trăm thay đổi của S.
Trong đó:
– V = Giá cả của quyền chọn.
– S = Giá cả của tài sản cơ bản.
Omega là đạo hàm bậc ba của giá quyền chọn và là đạo hàm bậc nhất của Gamma. Nó còn được gọi với cái tên là elasticity (tạm dịch: độ co giãn). Gamma được hiểu là tỉ lệ thay đổi mỗi 1 đơn vị Delta trong một quyền chọn cho mỗi lần di chuyển giá của tài sản cơ bản. Gamma chính là thước đo quan trọng về độ lồi của giá trị phái sinh trong mối quan hệ với tài sản cơ sở.
2. Cách thức hoạt động của Omega:
Cách thức hoạt động của Omega:
Các chủ thể là những nhà đầu tư thường hay sử dụng các quyền chọn bởi vì nhiều lí do, nhưng một trong những lí do quan trọng nhất đó chính là đòn bẩy. Ví dụ cụ thể chỉ cần các chủ thể đầu tư một khoản nhỏ vào quyền chọn mua cho phép các chủ thể là những nhà giao dịch kiểm soát giá trị tiền tệ của chứng khoán cơ bản nhiều hơn.
Giao dịch quyền chọn mua ở mức 25,00 đô la/hợp đồng, hoặc 250 đô la, có thể nắm giữ 100 cổ phiếu của một chứng khoán giao dịch ở mức 50 đô la/cổ phiếu với giá trị là 5.000 đô la. Người nắm giữ có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) cần phải chi trả cho 100 cổ phiếu đó với một mức giá cụ thể (giá thực hiện) vào một ngày nhất định.
Để giúp các chủ thể có thể hiểu cách thức hoạt động của đòn bẩy, giả sử cổ phiếu của Ford tăng 7% trong một khoảng thời gian nhất định và quyền chọn mua của Ford tăng 3% trong cùng thời gian đó. Omega của quyền chọn mua là 3/7 hay 0,43. Điều này có nghĩa là cứ mỗi 1% cổ phiếu Ford thay đổi thì quyền chọn mua cũng sẽ thay đổi 0,43%.
3. Các quyền chọn Hy Lạp:
Omega được tính toán dựa trên hai trong số các quyền chọn tiêu chuẩn Hy Lạp đó là Delta và Gamma. Dãy các số liệu này cho biết rủi ro và phần thưởng của hợp đồng quyền chọn đối với các biến khác nhau. Các chỉ số Hy Lạp chính là:
– Delta:
Delta được hiểu là tỉ số so sánh sự thay đổi giá của một tài sản, thường là chứng khoán được bán trên thị trường, với sự thay đổi của giá trị quyền chọn tương ứng với sự thay đổi của giá trị tài sản cơ sở. Delta cho biết sự thay đổi giá trị quyền chọn so với thay đổi về giá của tài sản cơ bản. Giá trị Delta có thể dương hoặc âm tùy thuộc vào loại quyền chọn.
– Theta (hay hao mòn thời gian):
Hao mòn thời gian chính là thước đo tỉ lệ suy giảm giá trị của hợp đồng quyền chọn theo thời gian. Hao mòn thời gian tăng lên nhanh chóng khi ngày đáo hạn của quyền chọn đến gần bởi vì càng có ít thời gian để thu lợi nhuận từ giao dịch hơn.
Hao mòn thời gian còn được gọi là theta và được biết đến là một trong các kí tự Hy Lạp trong đầu tư chứng khoán. Các kí tự Hy Lạp khác bao gồm delta, gamma, vega và rho, những kí tự này giúp các chủ thể là các nhà đầu tư đánh giá rủi ro nội tại của một giao dịch quyền chọn trên thực tế.
Theta cho biết sự thay đổi giá trị quyền chọn so với sự thay đổi của thời gian đáo hạn.
– Rho:
Rho chính là tỉ lệ mà giá của chứng khoán phái sinh thay đổi so với mức thay đổi của lãi suất phi rủi ro. Rho đo độ nhạy của một quyền chọn hoặc danh mục đầu tư quyền chọn đối với sự thay đổi của lãi suất. Rho cũng có thể cho biết rủi ro tổng hợp đối với các thay đổi của lãi suất tồn tại trong sổ sách của một số vị thế quyền chọn.
Trong tài chính về mặt toán học, các đại lượng đo độ nhạy giá của công cụ phái sinh đối với sự thay đổi của một tham số cơ bản thường được gọi là các chỉ số Hy Lạp. Các chỉ số Hy Lạp cũng được xem là công cụ quan trọng trong quản lí rủi ro bởi vì chúng cho phép các chủ thể là người quản lí, nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư đo lường sự thay đổi giá trị của khoản đầu tư hoặc danh mục đầu tư thành một thay đổi nhỏ trong tham số.
Quan trọng hơn, công cụ này cho phép loại trừ rủi ro, chính bởi vì thế đã cho phép người quản lí, nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư cân đối lại danh mục đầu tư để đạt được mức rủi ro mong muốn liên quan đến tham số đó. Các chỉ số Hy Lạp phổ biến nhất là Delta, Gamma, Vega, Theta và Rho.
Rho cho biết sự thay đổi giá trị quyền chọn đối với thay đổi lãi suất phi rủi ro.
– Omega:
Cho biết phần trăm thay đổi của giá trị quyền chọn đối với phần trăm thay đổi của giá trị cơ bản.
– Vega:
Vega là phép đo độ nhạy giá của một quyền chọn đối với những thay đổi về tính biến động của tài sản cơ bản. Vega thể hiện tỉ lệ thay đổi trong giá hợp đồng khi mức độ biến động ngụ ý của tài sản cơ sở thay đổi 1%.
Vega sẽ thay đổi khi có biến động giá lớn (chỉ số biến động tăng) trong tài sản cơ bản và giảm khi quyền chọn sắp đáo hạn. Vega là một trong các chỉ số Hy Lạp được sử dụng trong việc phân tích quyền chọn. Chúng cũng được sử dụng bởi một số các chủ thể là những nhà giao dịch để nhằm mục đích có thể phản ứng lại với sự biến động ngụ ý.
Nếu vega của một quyền chọn lớn hơn mức chênh lệch giá mua, thì quyền chọn đó sẽ được cho là có mức chênh lệch cạnh tranh. Điều ngược lại cũng đúng. Vega cũng cho chúng ta biết giá của quyền chọn có thể dao động bao nhiêu dựa vào những thay đổi trong biến động của tài sản cơ bản.
Vega cho biết sự thay đổi giá trị quyền chọn đối với thay đổi của biến động tài sản cơ bản (Vega không phải là tên của một kí tự Hy Lạp).
Một chỉ số Hy Lạp phổ biến khác là biến số bậc hai – Gamma – chính là đạo hàm của Delta, nó được sử dụng để nhằm đo lường sự thay đổi của Delta so với sự thay đổi của giá cơ bản.
4. Thuật ngữ liên quan Omega:
Các chỉ số Hy Lạp:
– Khái niệm về các chỉ số Hy Lạp:
Các chỉ số Hy Lạp là một thuật ngữ được sử dụng trong thị trường quyền chọn nhằm mục đích để mô tả các khía cạnh rủi ro khác nhau liên quan đến việc nắm giữ vị thế quyền chọn. Các biến này được gọi là các chỉ số Hy Lạp bởi vì chúng có kí hiệu tiếng Hy Lạp.
Mỗi biến rủi ro là kết quả của một giả định hoặc mối quan hệ không hoàn hảo của quyền chọn với một biến cơ sở khác. Các chủ thể là những nhà giao dịch sử dụng các giá trị Hy Lạp khác nhau, cụ thể như delta, theta và các giá trị khác để đánh giá độ rủi ro quyền chọn và quản lí danh mục đầu tư quyền chọn.
– Các chỉ số Hy Lạp trong tiếng Anh là gì?
Các chỉ số Hy Lạp trong tiếng Anh là Greeks.
– Các chỉ số Hy Lạp thường được sử dụng trong thực tiễn:
Các chỉ số Hy Lạp bao gồm nhiều biến số. Các chỉ số Hy Lạp chính thường được sử dụng bao gồm Delta, Vega, Theta, Gamma và Rho. Đây là đạo hàm bậc nhất của mô hình định giá tùy chọn.
Số liệu hoặc giá trị liên quan đến một chỉ số Hy Lạp sẽ thay đổi theo thời gian. Chính bởi vì thế mà các chủ thể là những nhà giao dịch quyền chọn chuyên nghiệp cũng có thể tính toán các giá trị này hàng ngày để nhằm mục đích có thể đưa ra đánh giá mọi sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến vị thế hoặc triển vọng của họ hoặc để có thể kiểm tra xem danh mục đầu tư của họ có cần được cân bằng lại hay không.
Chỉ số Delta là chỉ số so sánh sự thay đổi giá của một tài sản, thường là chứng khoán được bán trên thị trường, với sự thay đổi của giá trị quyền chọn tương ứng với sự thay đổi của giá trị tài sản cơ sở. Ví dụ cụ thể nếu quyền chọn cổ phiếu có giá trị Delta là 0,65, nghĩa là nếu cổ phiếu cơ sở tăng lên với giá là 1 đô la mỗi cổ phiếu, thì quyền chọn lên nó sẽ tăng 0,65 đô la mỗi cổ phiếu, trong điều kiện các điều kiện khác đều giống như nhau.
Một số chỉ số Hy Lạp phụ khác bao gồm lambda, epsilon, vomma, vera, speed, zomma, color, ultima.