Ô nhiễm không khí là một vấn đề được quan tâm lớn trong thời gian gần đây. Ô nhiễm gây ra sự biến đổi theo chiều hướng xấu cho các thành phần không khí. Từ đó cũng là nguyên nhân của hàng loạt các vấn đề khí hậu và hiện tượng thời tiết khác. Cùng tìm hiểu nội dung này trong bài phân tích bên dưới.
Mục lục bài viết
1. Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí luôn luôn là vấn đề báo động ở nhiều quốc gia. Đây là sự thay đổi trong tính chất, điều kiện không khí mà con người và sinh vật cần. Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, việc tham gia các hoạt động hay nhu cầu xã hội của con người.
Đặc biệt, đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe môi trường trên toàn cầu. Các vấn đề này đáng báo động hơn cả ở các quốc gia đang phát triển, đi theo hướng công nghiệp hóa. Việc thúc đẩy công nghiệp cùng ý thức bảo vệ môi trường chưa cao dẫn đến các hệ lụy.
Nó không chỉ tác động đến môi trường, mà còn đến đời sống xã hội.
Tính chất của ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần của không khí theo hướng xấu đi. Thể hiện ở chỗ khói, bụi, hơi, khói lạ xâm nhập vào không khí. Từ đó mà chất lượng không khí giảm xút ngày càng trầm trọng.
Hệ quả:
+ Làm cho không khí phát sinh mùi, giảm tầm nhìn. Việc tiếp xúc của con người thường xuyên với môi trường không được đảm bảo.
+ Gây nên sự biến đổi khí hậu. Từ đó mang đến các ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống tương lai của con người. Tự nhiên ngày càng khó kiểm soát, có sự biến đổi và thể hiện theo chiều hướng xấu.
+ Đặc biệt, gây nên nhiều tác hại đến cho con người, sinh vật, hệ sinh thái.
Với thống kê chưa đầy đủ, ô nhiễm không khí khiến cho hơn 3 triệu người chết mỗi năm. Đây là một con số lớn, bên cạnh lượng người giảm sút về điều kiện sức khỏe, khả năng hô hấp. Ô nhiễm không khó đe dọa gần như tất cả các thành phố lớn trên thế giới.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh?
Ô nhiễm không khí tiếng Anh là Air pollution.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tiếng Anh là Causes of air pollution.
Những yếu tố gây nên ô nhiễm môi trường không khí thường có rất nhiều tác động. Đây là các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan trong cuộc sống của con người. Nhưng có hai yếu tố chính đó là: yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo (những việc làm của con người) tạo ra.
3. Những yếu tố tự nhiên gây ô nhiễm không khí:
Đây là các yếu tố khách quan, tác động qua lại với ô nhiễm không khí. Bởi không khí càng ô nhiễm, các điều kiện tự nhiên và chất lượng môi trường cũng càng giảm sút. Trở thành một phần nguyên nhân gây ra các hiện tượng sau:
– Từ gió bụi:
Đây là một trong những tác nhân gây ra chủ yếu và lan truyền ô nhiễm môi trường theo diện rộng. Chính gió bụi mang không khí ô nhiễm ở khu vực này lan sang các khu vực khác. Đa phần các bụi bẩn, các chất khí thải được gió đẩy xa. Do đó mà việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng không khí ở các vùng lân cận không được duy trì.
– Từ bão, lốc xoáy:
Bão, lốc xoáy trở thành một trong những yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường. Xét về bản chất, các hiện tượng thời tiết này có khả năng sinh ra khí NOx Do đó mà có thể kèm theo những bụi mịn (PM10, 5) khi xảy ra bão cát. Bụi mịn có trong không khí làm chất lượng không khí giảm, gây ra ô nhiễm.
– Từ cháy rừng:
Là tác nhân của việc lượng khí Nito Oxit tăng lên trong không khí mỗi năm. Cháy rừng cũng khiến cho các hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt hơn. Quy mô của những đám cháy lớn và thời gian dập tắt chúng thường lâu. Do đó mà khói bụi, khí thải được tạo ra làm giảm chất lượng không khí.
– Từ núi lửa phun trào:
Khi núi lửa phun trào sẽ bốc lên một lượng khí lớn đa phần có thành phần sulphur dioxide. Đây là các khí gây ô nhiễm môi trường và thậm chí tạo nên mưa axit. Thành phần không khí có sự biến đổi theo hướng xấu đi.
– Từ hiện tượng nghịch nhiệt:
Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa. Khi đó, các biến đổi đột ngột của nhiệt độ làm cho khí hậu, độ ẩm biến đổi, từ đó mang đến sự tác động đến chất lượng không khí.
Hiện tượng nghịch nhiệt tạo ra lớp sương mù tầng thấp. Làm các chất gây ô nhiễm trong không khí bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, gây ô nhiễm. Trong khi nó không được làm sạch nhanh chóng.
Bên cạnh đó, còn nhiều các yếu khác cũng là nguyên nhân tự nhiên gây ô nhiễm không khí. Như là chất phóng xạ, sóng biển, các quá trình phân hủy xác động – thực vật,… Nhưng đây đều là những yếu tố khách quan nên khó có thể ngăn chặn và loại bỏ chúng. Do đó mà con người cần tác động, làm các yếu tố này chuyển biến, mang đến sự cải thiện, hoặc ngăn chặn để chúng hạn chế tác động làm ô nhiễm không khí.
4. Yếu tố nhân tạo gây nên ô nhiễm môi trường không khí:
Con người vừa là yếu tố gây nên nhưng cũng chính là nạn nhân của việc không khí bị ô nhiễm. Khi mà mỗi chúng ta chưa tăng cường các nhận thức, tự bảo vệ mình khỏi sự thiếu ý thức của bản thân.
Ô nhiễm không khí không ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng đến con người. Cho nên nhiều người vẫn chưa thấy được mối nguy hại lớn đang chờ đợi họ trong tương lai. Bởi vì các hoạt động, việc làm của con người thường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc môi trường bị ô nhiễm.
Một số hoạt động, hành vi của con người tác động gây ô nhiễm không khí như:
4.1. Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp:
– Những khói, bụi, khí thải độc như CO2, CO, SO2, NOx ,… được thải ra rất lớn từ các nhà máy sản xuất công nghiệp. Do đó góp phần lớn nhất trong việc không khí bị ô nhiễm trên diện rộng. Thành phần của không khí khó được kiểm soát, ngày càng trở lên phức tạp, khiến chất lượng không khí thường xuyên ở mức báo động.
Phân bón có chứa Nitơ ở các trang trại là nguồn phát thải khí ammoniac.
– Khi quá trình đốt cháy chất thải xảy ra. Việc xử lý chất thải không được tính toán, nghiên cứu để thực hiện một cách hiệu quả. Sol khí (chất lơ lửng trong không khí với kích thước vô cùng nhỏ, dạng keo, tương đối bền và khó lắng) cũng được hình thành. Đặc biệt, cùng với những chất hữu cơ khó cháy hoặc chưa cháy hết (muội than, bụi…) cũng tổn hại đến sức khỏe của những người dân. Các chất này vô cùng độc hại, khó làm sạch và tồn tại lâu trong không khí.
– Hiện tượng mưa axit cũng bắt nguồn các nguyên nhân trên. Góp phần gây ảnh hưởng không chỉ ở con người mà còn mùa màng, kinh tế. Từ đó làm xấu thêm điều kiện thời tiết, khí hậu, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
4.2. Phương tiện giao thông:
– Là một trong những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Các phương tiện đi lại, vận chuyển như ô tô, xe máy,… thường sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động. Cũng như tạo ra lượng khí thải lớn hàng ngày.
– Quá trình hoạt động các phương tiện giao thông đều thải ra lượng lớn khí độc hại như: Bụi, CO,… gây hại đến con người cũng như môi trường. Đặc biệt là ở các đô thị lớn, các phương tiện này khó được kiểm soát hay hạn chế.
– Nhưng ngày này các nước phát triển như Mỹ, Nhật,… đã sử dụng các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng cho dịch vụ di chuyển như là tàu đệm từ hay xe điện đồng cực từ tính,… để tránh gây ô nhiễm. Hoặc xây dựng các cơ sở sản xuất, cơ sở công nghiệp ở các quốc gia đang phát triển khác. Đây là hoạt động thúc đẩy bảo vệ môi trường ở chính quốc gia họ.
Tuy nhiên điều này khó được cải thiện ở quốc gia chưa và đang phát triển. Khi mà các phương tiện giao thông còn lỗ thời, chưa đủ kinh phí nhà nước đầu tư vào dịch vụ công. Cũng như mong muốn được hợp tác với các quốc gia phát triển khiến họ phải đánh đổi.
4.3. Công nghiệp quốc phòng:
Trong quá trình sản xuất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm vũ khí đã phát sinh nhiều chất thải. Các chất thải này cũng khó được kiểm soát trên thực tế.
Không những thế các khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là những yếu tố gây ra sự ô nhiễm. Nhưng nó cần thiết, khó được cải thiện trong thực tế ngành quốc phòng.
4.4. Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất:
– Các hoạt động xây dựng hoặc phá dỡ công trình dù với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến song nó cũng gây ra ô nhiễm không khí nặng nề. Khi mà việc quản lý để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt trong quy trình thực hiện còn chưa được đảm bảo. Đặc biệt là ở các trung tâm, thành phố lớn và các khu đô thị vệ tinh.
– Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất như lò rèn, lò đốt rác,… đều tác động tới tình trạng ô nhiễm ngày càng nhiều.
4.5. Hoạt động sinh hoạt:
– Các hoạt động nấu nướng được sử dụng các nguyên liệu đốt cháy như củi, than,… làm tăng khói bụi và các chất khí độc ra môi trường.
– Việc này thường thấy ở các nông thôn, hoặc nơi có kinh tế thấp kém.
4.6. Các việc thu gom, xử lý rác thải:
– Nguồn ô nhiễm chính là do khói khí đốt từ rơm rạ và các loại rác thải khác. Việc xử lý các chất này không dựa trên chuyên môn, không có kinh nghiệm và điều kiện tiêu chuẩn để áp dụng.
– Các bãi tập kết rác sau khi được xe thu gom và phân loại, họ sẽ đốt để giảm lượng rác bãi chứa vì lượng rác quá nhiều. Rác thải không được phân loại, xử lý đúng cách. Từ đó mà chúng khó phân hủy hơn, gây ra ô nhiễm đất, nước, không khí.
– Điều đó đã và đang làm cho không khí chúng ta ngày càng ô nhiễm một cách nặng nề và nghiêm trọng. Cũng như mang đến các chất lượng môi trường đáng báo động.