Trong vận chuyển đường biển, vận đơn đường biển là loại chứng từ quan trọng. Vận đơn này sẽ được cấp cho người gửi hàng khi hàng hoá đã xếp hết lên tàu hay ngay sau khi nhận hàng. Vậy Notify party là gì? Mối quan hệ giữa Consignee và Notify Party?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Notify party:
Ta hiểu về vận tải hàng hóa bằng đường biển như sau:
Vận tải hàng hóa bằng đường biển được biết đến chính là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.
Vận tải hàng hóa bằng đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác (sau vận tải đường sông) Ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên, những quốc gia cổ đại như Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản…đã biết lợi dụng biển làm các tuyển đường gao thông để nhằm mục đích chính đó là có thể thực hiện việc giao lưu các vùng, các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, vận tải đường biển trở thành ngành vận tải biển hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế, chiếm mộ nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Ưu điểm của hình thức vận tải đường biển:
+ Vận tải bằng đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa.
+ Các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên.
+ Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn.
+ Vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
+ Chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông tự nhiên.
+ Khả năng chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn.
+ Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao.
Ta hiểu về Notify party như sau:
Notify party là người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến. Notify party có thể là consignee hoặc không phải consignee. Trách nhiệm của notify party trên thực tế thì đó chính là nhận giấy thông báo hàng đến, sau đó chủ thể này sẽ gửi thông tin này đến người nhận hàng là consignee đến nhận hàng.
Consignee được biết đến là người nhận hàng nếu là vận đơn đích danh, thường thì trong mua bán xuất nhập khẩu consignee cũng chính là buyer (người mua hàng) và hầu hết các vận đơn vận tải biển thì consignee cũng chính là notify party ( tuy nhiên đừng hiểu lầm nhiệm vụ của hai người này bạn nhé, notify party là người được thông báo hàng đến chứ không phải người nhận hàng, người nhận hàng là consignee).
Như vậy, ta nhận thấy rằng, Noftify party có nhiệm vụ hoàn toàn phân biệt với consignee. Tuy nhiên trong đa số các vận đơn thì notify party cũng chính là consignee và được khai trong bill là “Same as consignee”
Tuy nhìn thấy có vẻ rất đơn giản nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn nhiệm vụ của notify party với nhiều nhiệm vụ khác, để nhằm mục đích giúp các chủ thể có thể làm rõ hơn thì thông thường vị trí của người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến thường ở:
– Thông thường vị trí của người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến thường ở trên Bill.
– Shipper: Seller.
– Consignee: Buyer.
– Notify party: the same as consignee.
3. Vai trò của Notify party:
Thông báo hàng cập bến được chuyển đến bên thông báo bởi đa số các hãng hàng hóa trước hoặc khi hàng đến cảng cuối, còn các chủ thể là những người vận chuyển và giao nhận không có nghĩa vụ cung cấp thông báo. Thông báo đến chứa thông tin quan trọng yêu cầu bên thông báo nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan và kiểm tra hàng thực tế với số hàng đã đặt hoặc hàng thông báo được giao cả về số lượng và chất lượng. Theo quy định thông báo này chỉ được gửi đến bên thông báo và các chủ đơn hàng sẽ không gửi thông báo đến bất kỳ bên nào khác không được đề cập trên vận đơn đường biển
Trách nhiệm chính của Bên notify party là nhận Thông báo hàng đến (Arrival Notification) từ hãng tàu và thực hiện các bước tiếp theo theo trách nhiệm của mình. Chẳng hạn ta có thể kể đến như việc thực hiện thủ tục hải quan thông quan hàng nhập.
Nếu hàng hóa thuộc diện L/C thì các chủ thể cũng sẽ cần liên hệ với các ngân hàng liên quan việc nhận hồ sơ trong trường hợp không nhận được kịp thời.
Notify party cũng có trách nhiệm kiểm tra vị trí hàng hóa và theo dõi sát diễn biến lô hàng chứ không chỉ dựa vào hãng tàu thông báo.
4. Mối quan hệ giữa Consignee và Notify Party:
4.1. Tìm hiểu về Consignee:
Ta hiểu về Consignee như sau:
Consignee viết tắt cnee là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng (buyer) theo vận đơn đích danh (là vận đơn mà ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng và người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn, vận đơn này không được chuyển nhượng bằng phương pháp thông thường, muốn chuyển nhượng phải tuân theo quy định pháp luật nơi diễn ra hành động chuyển nhượng), còn consignee không phải là chủ thể là người mua hàng theo vận đơn vô danh – là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.
Nhưng thông thường nhắc đến khái niệm consignee thường người ta hiểu rằng đó là người nhận hàng thực sự của lô hàng.
Đối với hàng xuất lẻ, công ty FWD thường hỏi các chủ thể là khách hàng là consignee là công ty hay cá nhân cho thấy vai trò của người nhận hàng cũng rất quan trọng trong một số trường hợp cụ thể.
4.2. Một số lưu ý về Consignee:
Vận đơn trong vận chuyển hàng hóa đường biển phải điền đầy đủ thông tin congsinee cụ thể đó là: Tên consignee, địa chỉ của consignee, số điện thoại, fax, email…
Một số lưu ý như sau: Consignee có thể là buyer hoặc không phải là buyer. Ví dụ với vận đơn to order ( vận đơn vô danh) thì miễn là người nào cầm bill sẽ nhận được hàng, tức họ là consignee.
Trong đa số các đơn vận tải biển thì consignee cũng chính là notify party, còn với vận đơn to order (vận đơn vô danh) là vận đơn không ghi tên chủ thể là người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.
5. Mối liên hệ giữa Notify party và Consignee:
Như ở trên đã nhắc đến, Notify party và Consignee trên thực tế sẽ có đôi khi có vai trò giống nhau, nhất là đối với vận tải đường biển. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, 2 vị trí này có nhiệm vụ khác nhau. Mối liên quan giữa Notify party và Consignee có thể được thể hiện như sau:
– Nếu Notify Party là Forwarder A, Consignee là “To order hay to order of shipper” thì Forwarder A có quyền được nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng cho chủ thể là người nhận cuối tại địa điểm đến trước khi vận đơn ký hậu được giao. Lúc này, Company B có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích…
– Nếu Consignee là “To order of Bank C” còn Notify là Forwarder A thì việc nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng sẽ dành cho người nhận hàng cuối cùng còn Company B cũng có thể là người nhận hàng cuối khi hãng tàu thông báo. Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ thể là người mua sẽ thanh toán cho ngân hàng phát hành của người nhận khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và nhận vận đơn ký hậu bản gốc để có thể lấy hàng.
– Nếu Notify là Forwarder A, consignee là Company B thì Forwarder có quyền nhận hàng tại điểm đến.
– Nếu Notify là Cá nhân, Consignee cũng là cá nhân, consignee và shipper có thể trùng. Với trường hợp mặt hàng đó là vật dụng của cá nhân thì người được nhận hàng cuối cùng.
Nói chung, ta sẽ có thể thấy tùy theo các quy định, điều khoản của nội dung hợp đồng mua bán, thương mại mà các thuật ngữ này sẽ được sử dụng khác nhau, mang ý nghĩa và vai trò khác nhau. Nếu có các phần nào được để trống trong hợp đồng, cần nhanh chóng thông báo với các chủ thể là những người nhận hàng để các chủ thể sẽ có thể nắm rõ tình hình và có phương án xử lý.