Vào thời kỳ của lịch sử dân tộc ta, nhà nước Văn Lang đã được thành lập, tuy còn đơn giản và sơ khai nhưng đã đạt những thành tựu vô cùng quan trọng trên nhiều mặt. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Nội dung nào sau đây mô tả đúng về nhà nước Văn Lang?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Nội dung nào sau đây mô tả đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
B. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê.
C. Chưa có quân đội và chữ viết.
D. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
Đáp án đúng là: C
2. Đặc trưng của nhà nước Văn Lang:
– Là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta:
+ Vào khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên, tức khoảng năm 2879 TCN, Nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của Việt Nam – ra đời trên nền tảng văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ. Kinh đô của Văn Lang đặt tại Phong Châu, ngày nay là Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Sự thành lập của Văn Lang đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc, mở đầu cho kỷ nguyên của các nhà nước cổ đại Việt Nam.
+ Tuy nhiên, đến khoảng thế kỷ III trước Công nguyên (258 TCN), Nhà nước Văn Lang dần suy yếu do nhiều nguyên nhân nội tại và ngoại lai. Nhân cơ hội này, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Việt và Lạc Việt, lập ra nhà nước Âu Lạc, đặt kinh đô tại Cổ Loa (Hà Nội). Sự kiện này không chỉ thể hiện sự thay đổi về quyền lực mà còn cho thấy sự phát triển liên tục và kế thừa của các nền văn hóa tiền sử ở Việt Nam.
– Nhà nước Văn Lang trải qua sự cai trị của 18 đời:
+ Nhà nước Văn Lang trải qua sự cai trị của 18 đời vua Hùng, kéo dài suốt 2.622 năm. Tuy nhiên, theo nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, con số 18 vua Hùng không nên hiểu theo nghĩa đen là 18 cá nhân cụ thể, mà đúng hơn là 18 chi (nhánh hoặc ngành), mỗi chi có nhiều vị vua trị vì và dùng chung vương hiệu. Con số 18 này cũng có thể mang tính biểu tượng, vì số 18 là bội số của 9 – một con số thiêng liêng trong văn hóa Việt.
– Tổ chức bộ máy nhà nước đơn giản
+ Nhà nước Văn Lang là một dạng nhà nước sơ khai, chưa thể phân loại theo bất kỳ hình thái nhà nước nào trong lịch sử phát triển thế giới. Sự phân hóa xã hội và giai cấp chưa rõ rệt nhưng đã có dấu hiệu của sự phân tầng. Quyền lực của giai cấp thống trị chưa được hình thành rõ nét thể hiện qua phong tục giản dị và thuần hậu, như vua và dân cùng lao động, không có sự phân biệt uy quyền và thứ bậc như ghi chép trong “Lịch triều hiến chương loại chí”.
+ Ban đầu, nhà nước Văn Lang có tổ chức rất đơn giản. Đứng đầu là Hùng Vương, ngôi vị truyền từ cha sang con theo hình thức cha truyền con nối. Về bản chất, Hùng Vương là thủ lĩnh cao nhất của liên minh các bộ lạc, được các tù trưởng bộ lạc tôn kính và tuân phục. Do đó, vua Hùng là danh xưng dành cho thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang – bộ lạc mạnh nhất trong khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thời bấy giờ, và cũng là trung tâm liên kết các bộ lạc khác.
+ Các bộ lạc liên minh lại với nhau đã dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang. Hùng Vương trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc, sau đó đứng đầu một tổ chức nhà nước sơ khai. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu và lạc tướng giúp việc. Lạc tướng còn trực tiếp quản lý các bộ, tương đương với các bộ lạc trước đó. Nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, mỗi bộ do một lạc tướng cai quản. Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) cũng kế thừa chức vụ theo hình thức cha truyền con nối, còn gọi là phụ đạo hoặc bố tướng.
+ Dưới các bộ là các công xã nông thôn, được gọi là kẻ, chạ hoặc chiềng. Đứng đầu các đơn vị này là bồ chính, tức là già làng. Bên cạnh bồ chính, có thể còn có một nhóm người hình thành tổ chức giống như hội đồng công xã để điều hành công việc của công xã nông thôn. Mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp và sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.
– Sự thiếu sót về luật pháp và quân đội
+ Nhà nước Văn Lang còn sơ khai và chưa có luật pháp cũng như quân đội chính quy. Khi có chiến tranh xảy ra, các vua Hùng và lạc tướng kêu gọi, huy động lực lượng thanh niên từ các chiềng, chạ để tập hợp lại chống lại quân thù. Vũ khí sử dụng trong thời kỳ này chủ yếu là các loại thô sơ như gậy gộc, đá, và một số vũ khí bằng đồng.
– Thành tựu rực rỡ thời kỳ đầu
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân Văn Lang – Âu Lạc được phản ánh qua các truyền thuyết, thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc cũng như qua hàng loạt di tích và lễ hội ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là ở Phú Thọ. Những phát hiện khảo cổ về văn hóa Đông Sơn, như sưu tập trống đồng, công cụ lao động, vũ khí, và mộ táng, đã minh chứng cho sự tồn tại của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trong thời kỳ đầu dựng nước. Đây là thời kỳ đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của đất nước Việt Nam.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là:
A. Âu Lạc.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Văn Lang.
Đáp án: D
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội.
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
C. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của cư dân.
Đáp án: B
Câu 3: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:
A. Vua Hùng.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. An Dương Vương.
Đáp án: A
Câu 4: Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là:
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Tể tướng.
Đáp án: B
Câu 5: Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn lang là:
A. bồ chính.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. Quan lang.
Đáp án: A
Câu 6: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ III.
Đáp án: A
Câu 7: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ III.
Đáp án: C
Câu 8: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đáp án: B
Câu 9: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở:
A. vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Đáp án: D
Câu 10: Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở:
A. vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Đáp án: B
Câu 11: Vào cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược:
A. Tần.
B. Hán.
C. Triệu.
D. Đường.
Đáp án: A
Câu 12: Người đứng đầu nước Âu Lạc là:
A. Lý Nam Đế.
B. Triệu Việt Vương.
C. Mai Hắc Đế.
D. An Dương Vương.
Đáp án: D
Câu 13: Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là:
A. giáo đồng.
B. rìu vạn năng.
C. dao găm đồng.
D. nỏ Liên Châu.
Đáp án: D
Câu 14: Năm 179 TCN, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu của nước Âu Lạc thất bại vì một trong những lý do nào sau đây?
A. Không được nhà Tần trợ giúp.
B. Không có lực lượng quân đội.
C. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác.
D. Vua An Dương Vương sớm đầu hàng.
Đáp án: C
Câu 15: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là:
A. thành Hoan Châu.
B. thành Cổ Loa.
C. thành Vạn An.
D. thành Đại La.
Đáp án: B
THAM KHẢO THÊM: