Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng | Tiếng Việt lớp 5

  • 21/03/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    21/03/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Luyện từ và câu lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 64, 65 có đáp án chi tiết cho các em hoc sinh tham khảo từ đó giúp các em học tốt hơn kiến thức về câu ghép và cặp từ hô ứng.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Kiến thức về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng:
      • 2 2. Bài tập nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng:
        • 2.1 2.1. Nhận xét:
        • 2.2 2.2. Luyện tập:
      • 3 3. Bài tập áp dụng:
      • 4 4. Trắc nghiệm Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng



      1. Kiến thức về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng:

      Để thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài QHT, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như : – Vừa…. đã….; chưa…. đã….; mới…. đã….; vừa…. đã…..; càng….càng….. – Đâu… đấy.; nào…. ấy.; sao….vậy.; bao nhiêu…..bấy nhiêu.

      Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép.

      Ví dụ: vừa…đã…; đâu… đấy…; sao… vậy.

      Nối vế trong câu ghép: Trời vừa hửng sáng, Lan đã chuẩn bị đi học.

      * Các cách nối câu ghép

      a. Nối bằng từ ngữ nối ( hay nối trực tiếp )

      – Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.

      – Ví dụ minh họa:

      +) Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.

      +) Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.

      b. Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

      – Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau. Một số các quan hệ từ được sử dụng như:

      – Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

      – Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

      – Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà

      + Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.

      + Hễ học sinh đi học muộn thì cô giáo sẽ bắt chép phạt.

      c. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). 

      – Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. 

      2. Bài tập nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng:

      2.1. Nhận xét:

      Câu 1: (Trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm các vế câu trong mỗi vế câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu:

      a) Buổi trưa, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển

      b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

      Trả lời

      a) Vế 1: Nắng (chủ ngữ),  vừa nhạt (vị ngữ)

      Vế 2: Sương (chủ ngữ), đã buông nhanh xuống mặt biển (vị ngữ)

      b) Vế 1: Chúng tôi (chủ ngữ), đi đến đâu (vị ngữ)

      Vế 2: Rừng (chủ ngữ), rào rào chuyển động đến đấy (vị ngữ)

      Câu 2: Nhận xét (Trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2: Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì? Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi.

      Trả lời

      Các từ in đậm được dùng để nối hai vế trong câu ghép. Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu không chặt chẽ; đôi khi câu văn trở nên không hoàn chỉnh.

      Câu 3: (trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép đã dẫn

      Trả lời:

      a. mới… đã…, chưa… đã…, vừa… vừa…, càng… càng…

      b. chỗ nào…. chỗ ấy…

      2.2. Luyện tập:

      Câu 1: Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu dược nối với nhau bằng những từ nào?

      a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi (Thạch Lam)

      b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra (Nguyễn Quang Sáng)

      c) Trời càng  nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ (Trần Hoài Dương)

      Trả lời: 

      Các vế câu được nối với nhau bằng những từ:

      a) … chưa…. đã….

      b) …. vừa…. đã….

      c) …. càng…. càng….

      Câu 2: Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống

      a) Mưa… to, gió…. thổi mạnh

      b) Trời… hửng sáng, nông dân…. ra đồng

      c) Thuỷ Tinh dâng nước cao…., Sơn Tinh làm núi cao lên…

      Trả lời: 

      a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh

      b) Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng

      c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu

      3. Bài tập áp dụng:

      Câu 1: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống

      a) Nó…. về đến nhà, bạn nó….. gọi đi ngay

      b) Gió…. to, con thuyền…. lướt nhanh trên biển

      c) Tôi đi…. nó cũng đi…..

      d) Tôi nói….., nó cũng nói…..

      Đáp án: 

      a) Nó vừa đến nhà, bạn nó đã gọi đi ngay

      b) Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên biển

      c) Tôi đi đâu nó cũng đi đấy

      d) Tôi nói sau, nó cũng nói vậy

      Câu 2: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép:

      a) Mưa càng lâu,…

      b) Tôi chưa kịp nói gì,…..

      c) Nam vừa bước lên xe buýt,….

      d) Các bạn đi đâu thì….

      Đáp án

      a) Mưa càng lâu, đường càng lầy lội

      b) Tôi chưa kịp nói gì, nó đã bỏ chạy

      c) Nam vừa bước lên xe buýt, xe đã chuyển bánh

      d) Các bạn đi đâu thì tôi theo đấy

      Câu 3: Xác định cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây:

      a) Mẹ bảo sao/thì con làm vây

      b) Học sinh nào chăm chỉ/ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập

      c) Anh cần bao nhiêu/ thì anh lấy bấy nhiêu

      d) Dân càng giàu/ thì nước càng mạnh

      Đáp án:

      a) Cặp từ hô ứng: sao… vây

      b) Cặp từ hô ứng: nào…. đó

      c) Cặp từ hô ứng: bao nhiêu…. bấy nhiêu

      d) Cặp từ hô ứng: càng…. càng

      Câu 4. Có bao nhiêu cặp từ hô ứng thông dụng trong Tiếng Việt. Hãy đưa ra ví dụ và giải thích.

      Đáp án:

      – Vừa… đã…: cặp từ này được sử dụng để thể hiện sự đồng thời của hai hành động. Thông qua cặp từ này ta muốn nói rằng việc thứ nhất chỉ mới kết thúc thì việc thứ hai đã xảy ra.

      Ví dụ: Anh ta vừa đi học đã gặp cô bạn cũ 

      – Chưa… đã….: cặp từ này cũng thể hiện sự đồng thời của hai hành động, nhưng tập trung vào việc thứ nhất xảy ra sớm hơn dự kiến.

      Ví dụ: Chưa về tới nhà trời đã mưa

      – Dù… nhưng..  : Cặp từ này được sử dụng để đưa ra hai ý kiến trái ngược nhau, nhưng đồng thời thể hiện sự nhượng bộ, sự chấp nhận của người nói

      Ví dụ: Dù bạn là bạn thân nhưng tôi không thể chia sẻ bí mật này với bạn được

      – Dù… thì…..: cặp từ này cũng đưa ra ý kiến trái ngược nhau, nhưng thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán hơn so với cặp từ Dù… nhưng.

      Ví dụ: Dù có khó khăn thì anh ta vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.

      4. Trắc nghiệm Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

      Câu 1: Điền một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:

      Nếu chúng ta chủ quan …………..

      A. và coi thường người khác.
      B. thì chúng ta sẽ chuốc lấy thất bại
      C. rồi coi thường người khác
      D. Kinh địch

      Lời giải:

      Các trường hợp A, C, D khi ghép lại chưa tạo thành câu hoàn chỉnh

      Đáp án đúng: B. thì chúng ta sẽ tự chuốc lấy thất bại

      Câu 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:

      …… nhưng mẹ vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

      A. Mặc dù trời nắng to
      B. Vì trời nắng to
      C. Hễ trời nắng to
      D. Không những trời nắng to

      Lời giải:

      Ta có thể xác định được câu đã cho có thể hợp thành một câu ghép với hai vế có quan hệ tương phản. Một bên chỉ điều kiện xấu tác động một bên là sự miệt mài, vất vả làm ruộng của mẹ.

      Điền vào chỗ trống:

      Mặc dù trời nắng to nhưng mẹ vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

      Đáp án đúng: A.

      Câu 3: Con điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

      Nếu như      Hễ      thì      thì

      a. …… em được học sinh giỏi …… bố sẽ mua cho em một chiếc máy tính mới.

      b. ……. bạn Nam phát biểu ý kiến …… cả lớp lại trầm trồ thán phục.

      Lời giải:

      a. Nếu như em được học sinh giỏi thì bố sẽ mua cho em một chiếc máy tính mới.

      b. Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ thán phục.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết