Hiện nay, có nhiều cá nhân, hộ gia đình và tổ chức lựa chọn hình thức vay vốn tại ngân hàng để hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu cuộc sống. Việc vay vốn tại ngân hàng sẽ phải thực hiện theo quy trình và thời gian mà các bên đã cam kết. Vậy trong trường hợp người vay tiền đã trả hết nợ ngân hàng thì còn phải thực hiện công việc nào nữa hay không? Những việc và thủ tục cần làm sau khi trả hết nợ ngân hàng?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là nợ ngân hàng?
Nợ ngân hàng là một giao dịch dân sự giữa ngân hàng và người vay tiền về một khoản vay có thể trả góp theo tháng, vay theo hình thức thế chấp và tín chấp. Nợ ngân hàng được xác định thông qua Hợp đồng vay, trong hợp đồng thể hiện đầy đủ thông tin của khoản vay, thời gian vay, lãi suất thoả thuận,… và chữ ký của các bên.
Theo đó, khi nợ ngân hàng thì người vay tiền sẽ phải thực hiện thanh toán cả tiền nợ gốc và số lãi theo quy định của ngân hàng theo đúng như hợp đồng đã giao kết và đúng theo quy định cả pháp luật. Nếu người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết thì sẽ phát sinh những rắc rối, bất lợi như:
– Sẽ bị tăng thêm phí phạt khi chậm trả;
– Bị đưa vào danh sách nợ xấu;
– Người vay tiền sẽ bị khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền;
– Bị hạn chế quyền vay vốn ở những tổ chức tín dụng khác.
Nếu người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền làm hồ sơ khởi kiện tranh chấp tại Toà án nhân dân có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời gian trả nợ được quy định cụ thể là 36 tháng và trong thời hạn đó người vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ thì ngân hàng có quyền lập hồ sơ và gửi hồ sơ đến Toà án để áp dụng biện pháp xử lý, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
2. Những việc và thủ tục cần làm sau khi trả hết nợ ngân hàng?
Khi trả hết nợ ngân hàng thì người vay tiền sẽ cảm thấy nhẹ nhàng vì đã gỡ bỏ được một gánh nặng. Vậy sau khi trả hết nợ ngân hàng thì chúng ta nên làm gì để có thể hạn chế được những khoản nợ và khắc phục tình trạng vay nợ ngân hàng? Dưới đây là một số lời khuyên mà Luật Dương Gia xin chia sẻ tới quý bạn đọc:
2.1. Lập ngân sách tài chính của bản thân:
Việc lập ngân sách tài chính của bản thân người đã có khoản nợ ngân hàng là điều rất cần thiết. Theo Luật Dương Gia, công việc này không chỉ cần thiết đối với những người đã rơi vào tình trạng nợ ngân hàng mà còn quan trọng đối với tất cả mọi người để có thể quản lý chi tiêu phù hợp.
Theo đó, người lập ngân sách tài chính sẽ dựa vào nguồn tiền ra- vào mỗi tháng để có thể lập phương án chu tiêu hợp lý. Hiện nay, các nhà nghiên cứu tài chính đã đưa ra các phương án quản lý tài chính thông minh như: nguyên tắc 06 chiếu lọ hay nguyên tắc 50/20/30. Cụ thể, đối với nguyên tắc 06 chiếu lọ, người lập ngân sách tài chính có thể chia thu nhập của mình có được trong tháng thành 06 phần và đựng vào 06 chiếc lọ khác nhau. Cụ thể như sau:
– Lọ 1: Phần tiền để chi tiêu trong tháng;
– Lọ 2: Phần tiền dùng để tiết kiệm;
– Lọ 3: Phần tiền dành cho đầu tư;
– Lọ 4: Phần tiền dành cho việc trao, tặng những sự kiện phát sinh trong tháng;
– Lọ 5: Phần tiền dành cho hoạt động giáo dục;
– Lọ 6: Phần tiền dành cho việc hưởng thụ.
Lưu ý, khi áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ này thì người lập kế hoạch tài chính phải lưu ý tỷ lệ sau: chi tiêu thiết yếu chiếm 55%, quỹ trao tặng chiếm 5% và các khoản còn lại chiếm khoảng 10% cho mỗi lọ.
Đối với quy tắc 50/20/30, quý bạn đọc có thể phân chia tỷ lệ chi tiêu như sau: 50% dành cho hoạt động chi tiêu thiết yếu trong tháng, 30% dành cho việc chi tiêu linh hoạt (chi tiêu có phát sinh) và 10% dành cho mục tiêu tài chính lâu dài.
2.2. Tạo quỹ dự phòng khẩn cấp:
Quỹ dự phòng khẩn cấp này cũng được xem như một quỹ cần thiết để chi tiêu cho những hoạt động phát sinh ngoài dự kiến. Quỹ này cũng được chúng tôi đề cập đến việc lập ngân sách tài chính cá nhân tại mục 2.1 của bài viết này.
Tuy nhiên, quý bạn đọc nên có kế hoạch cụ thể cho quỹ này. Theo lời khuyển của nhiều chuyên gia trong vấn đề quản lý tài chính cá nhân thì mỗi cá nhân nên có một khoản dành cho dự phòng cho các hoạt động khẩn cấp bằng 03 tháng thu nhập thường xuyên. Đối với những cá nhân có thu nhập không ổn định thì có thể đặt mục tiêu lập quỹ dự phòng khẩn cấp bằng 06 tháng thu nhập thường xuyên.
2.3. Đầu tư khoản tiền nhàn rỗi:
Đầu tư là một hoạt động quan trọng để phát sinh nguồn tài chính của cá nhân. Tuy nhiên, khi thực hiện đầu tư để phát sinh lãi suất thì cần lưu ý người đầu tư phải có đủ kiến thức về lĩnh vực đầu tư. Trong trường hợp, quý bạn đọc chưa thực sự chắc chắn kiến thức trong lĩnh vực đầu tư thì nên lựa chọn phương án gửi tiến kiệm ngân hàng để đảm bảo không lãng phí nguồn tài chính của mình.
2.4. Đặt mục tiêu tài chính trong tương lai:
Việc đặt mục tiêu tài chính trong tương lai được xem là một phương án xây dựng tài chính cá nhân hợp lý. Theo các chuyên gia tài chính thì mỗi cá nhân hãy luôn đặt mục tiêu tài chính của mình. Bởi vì khi có mục tiêu tài chính thì bạn sẽ có những động lực nhất định, sự cố gắng không ngừng để đạt được mục tiêu.
Tóm lại, sau khi trả hết nợ cho ngan hàng thì quý bạn đọc nên đặt ra những mục tiêu và thực hiện quản lý, phân bổ chi tiêu hợp lý để bả đảm nguồn tiền ổn định để có thể sử dụng khi cần thiết và không cần phải phát sinh bất kỳ khoản vay nào.
3. Những cách để có thể nhanh chóng thoát khỏi khoản nợ ngân hàng:
3.1. Lựa chọn ngân hàng cho vay với lãi suất phù hợp để giảm bớt lãi suất phải trả:
Trong thời điểm hiện tại, lãi suất ngân hàng của nhiều ngân hàng đang tăng nhanh một cách chóng mặt. Do đó, việc lựa chọn vay vốn tại thời điểm hiện tại là rất mạo hiểm. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải xác lập một khoản vay thì bạn nên lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất thấp, phù hợp với khả năng thanh toán của mình.
3.2. Hạn chế tối thiểu hoặc ngưng các khoản nợ mới phát sinh:
Để nhanh chóng thoát nợ ngân hàng thì điều quan trọng nhất là bạn nên hạn chế phát sinh những khoản nợ mới mà tập trung vào việc thanh toán một khoản nợ hiện có. Luật Dương Gia hiểu rằng bạn sẽ không muốn thấy cảnh các khoản nợ cũ chưa trả hết thì hóa đơn nợ mới lại kéo đến.
Thêm vào đó, bạn cũng nên hạn chế việc sử dụng thẻ tín dụng, đặc biệt là thẻ tín dụng trả sau. Bạn sẽ không kiểm soát được số tiền đã phát sinh và dẫn đến việc không có khả năng thanh toán khi đến hạn và sẽ hình thành một khoản vay nợ mới với ngân hàng.
3.3. Sắp xếp hợp lý việc xử lý các khoản vay nợ ngân hàng:
Theo Luật Dương Gia, bạn nên cân đối các khoản vay và khả năng thực tế của mình để có thể sắp xếp thanh toán các khpản vay một cách hợp lý. Theo đó, quý bạn đọc có thể tham khảo một trong hai cách sắp xếp sau:
– Ưu tiên xử lý các khoản nợ có lãi suất cao trước: Khi bạn thực hiện theo phương án này thì buộc bạn phải bỏ một số tiền lớn hơn để xử lý chúng, nhưng sẽ có lợi cho bạn khi tiết kiệm được khoản lãi phải trả ở các kỳ sau, và góp phần giảm áp lực về số tiền phải trả về sau.
– Ưu tiên xử lý các khoản nợ có lãi suất thấp trước: bạn sẽ bỏ ra số tiền ít hơn phương án trên. Mặc dù các khoản vay có lãi suất cao vẫn sẽ tồn tại, tuy nhiên việc bớt một khoản vay sẽ đỡ một phần gánh nặng cho bạn. Khi thấy bản thân đã giải quyết được một số khoản nợ ngân hàng thì bạn cũng sẽ có động lực để hoàn thành khoản nợ có lãi suất cao còn lại.
3.4. Lập thời gian biểu cho việc trả nợ:
Dù là khoản nợ khó trả hay khoản nợ với lãi suất thấp có thể thanh toán trong khả năng của mình thì chúng tôi cho rằng bạn vẫn nên lập thời gian biểu, kế hoạch thanh toán nợ để có thể trả nợ theo đúng thời gian đã cam kết với ngân hàng.
Điều này khiến cho bạn có động lực, mục tiêu trong vấn đề tài chính cũng như có thể trở thành khách hàng đáng tin cậy và được hưởng nhiều ưu đãi hơn từ phía ngân hàng.
3.5. Gia tăng thu nhập bản thân:
Việc gia tăng thu nhập giúp cho bản thân người đang có nợ ngân hàng có thêm nguồn thu nhập mới, tăng số tiền có được để bảo đảm khả năng thanh toán tiền nợ cho ngân hàng. Số tiền thu nhập càng nhiều càng giúp bạn có thể nhanh chóng thanh toán số tiền nợ của mình.
Theo Luật Dương Gia, bạn có thể thực hiện những công việc làm thêm trong khả năng của mình để kiếm thêm thu nhập thanh toán.