Vị trí địa lí khu vực Đông Á? đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á? khái quát chung về Đông Á? một số thuật ngữ trong địa lý? Nhận xét chung về khu vực Đông Á?
Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người – Voltaire. Sách cho ta nhiều kiến thức bổ ích giúp ta tiếp thu nhiều kiến thức mà ta chưa biết đến từ việc đọc và tiếp thu lấy đó làm cái vốn của mình kiến thức cho mình áp dụng vào đời sống hay công việc của bản thân. Các em học sinh mỗi ngày đi học lại tiếp thu kiến thức không chỉ trong sách giáo khoa mà cả từ lời thầy cô hay từ bạn bè của chúng. Với nhiều môn học từ toán học, văn học, Vật lí, hóa học, sinh học, mỹ thuật hay âm nhạc, lịch sử, giáo dục công dân rồi cả địa lý. Thời khóa biểu của các em học sinh đầy ắp các môn kiến thức từ chương trình sách giáo khoa mà bộ giáo dục xuất bản. Môn địa lý một môn học mang nhiều thiên hướng giới thiệu và tìm hiểu các đặc điệm hình thù địa lý cơ bản dân số con người nền kinh tế nhằm đem đến cái nhìn tổng quát về thế giới mà ta sinh sống. Khu vực Đông Á trong chương XI về Châu Á có khái quát cho ta vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á, để bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về khu vực Đông Á này mời bạn tham khảo bài viết sau:
Mục lục bài viết
1. Vị trí địa lí khu vực Đông Á:
Vị trí địa lí là vị trí của đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất cũng như đối với những đối tượng tự nhiên khác chúng có sự liên hệ với nhau. Vị trí địa lí là đặc trưng cơ bản của đối tượng, nhưng ở một mức độ đáng kể, nó mang biểu tượng cho cả môi trường thiên nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội cũng như những đặc điểm địa phương của việc xác định đối tượng. Vị trí địa lí được xác lập bởi toạ độ địa lí. Có thể đánh giá vị trí địa lí trên nhiều góc độ khác nhau: vị trí địa lí tự nhiên, vị trí thuỷ văn, vị trí giao thông đường bộ, vị trí địa lí biển, vị trí địa chiến lược (địa chính trị) ,… Vậy vị trí địa lí và phạm vi khu vực của Đông Á như thế nào?
Vị trí địa lý của Đông Á: Đông Á nằm ở phía đông của châu Á, khoảng từ 20°B đến khoảng 50°B. Bao gồm 2 bộ phận gồm bộ phận đất liền và hải đảo. Phần đất liền bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Phần hải đảo gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam. Gồm 4 quốc gia: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản và một vùng lảnh thổ Đài Loan.
Phạm vi của khu vực Đông Á: Đông Á giáp 4 phía cụ thể; phía Bắc giáp Bắc Á, phía Tây giáp Trung Á, phía Nam giáp Nam Á và Đông Nam Á, phía Đông giáp Thái Bình Dương.
Đông Á cũng được viết là Đông Bắc Á, Đại Đông Á hoặc Viễn Đông, là những từ chỉ một khu vực của châu Á có thể được hiểu theo các khái niệm địa lý về bản sắc dân tộc và văn hoá.
Khu vực địa lý này bao gồm 5 quốc gia và một vùng lãnh thổ là: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Người dân địa phương trong khu vực được coi là người Đông Á. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc.
Về mặt địa lý, diện tích của Đông Bắc Á chiếm khoảng 11.839.074 km2, hay 25% diện tích của châu Á. Với 1,7 tỷ người, khoảng 40% dân số châu Á hay 1/4 dân số thế giới sinh sống ở châu Á (địa lý) . Khu vực Đông Á là một trong các khu vực đông đúc dân cư nhất thế giới. Mật độ dân số của Đông Á là khoảng 230 người/km2, bằng 5 lần mật độ bình quân của thế giới.
Về phương diện văn hoá-chính trị-xã tế-xã hội và lịch sử. .., Đông Á bao gồm những cộng đồng là một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, Đế quốc Trung Hoa là một cường quốc trong khu vực và có ảnh hưởng đến nhiều nước triều cống và láng giềng, trong đó có Nhật Bản, Triều Tiên. Trong lịch sử hiện đại, bốn nền văn hoá chia sẻ một hệ thống đế quốc chung dưới các đời vua Hải Quân. Các nước ở khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, bao gồm những tác động mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, đã bắt đầu dùng chữ Hán làm công cụ giảng dạy ngôn ngữ và truyền tải văn hoá, theo quan điểm học thuật, ví dụ Đại Trung Hoa (bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) Bắc Triều Tiên, hay đang sử dụng chữ Hán làm công cụ phát triển ngôn ngữ và trao đổi văn hoá tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Thể hiện rõ nét qua những ảnh hưởng lịch sử từ chữ Hán, Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Tổ hợp này của ngôn ngữ, quan điểm tôn giáo và văn hoá bao phủ sự phân định địa lý của Đông Á.
2. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á về địa hình:
Khu vực Đông Á có địa hình đa dạng gồm:
– Phần đất liền chiếm phần lớn khu vực Đông Á, khoảng 83,7% diện tích lãnh thổ, điều kiện tự nhiên tại khu vực này rất là phong phú. Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng nằm ở vị trí nửa cầu tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, cũng dễ hiểu khi đây là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn. Các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc.
– Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.
– Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn; Các dãy núi: Hi-ma-lay-a, Đại Hùng An, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Luân…
Sơn nguyên Tây Tạng là một vùng đất rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh
Bồn địa: Duy Ngô Nhĩ ( Bồn địa Dzungarian rộng lớn nằm ở Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc. Nó được bao quanh bởi các dãy núi. Bồn địa tọa lạc giữa dãy núi Altai Mông Cổ và Thiên Sơn ở phía nam) , Ta-rim (là một trong số các lòng chảo khép kín lớn nhất trên thế giới có diện tích bề mặt khoảng 400.000 km²) , Tứ Xuyên.
Đồng bằng: Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung.
– Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.
Hải đảo: nằm trong vành đai lửa “Thái Bình Dương”, là miền núi tuổi trẻ hay có động đất và núi lửa. Địa hình là miền núi tuổi trẻ, hay có động đất và núi lửa. Đây là miền núi trẻ hay có động đất và núi lửa hoạt động mạnh mẽ gây hiểm hoạ to lớn đối với con người. Ở Nhật Bản, những núi cao phần lớn là núi lửa.
3. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á về địa hình về khí hậu và cảnh quan:
Phía Tây khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô hạn, cảnh quan chính là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc. Nửa phía tây phần hải đảo có vị trí ở xa trong lục địa nên gió mùa từ biển không xâm nhập đến đất liền, khí hậu quanh năm khô hạn, cảnh quan chính là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
Phía Đông các hải đảo có khí hậu gió mùa ẩm ướt, cảnh quan sa mạc ít xuất hiện. Phía đông phần đất liền và hải đảo một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông gió mùa tây bắc thường mạnh và khô. Mùa hạ gió đông mạnh và mưa rào nhẹ. Nhờ khí hậu ẩm ướt nên nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có rừng che phủ.
4. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á về sông ngòi:
Đất liền sông ngòi có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, chế độ nước theo mùa, lũ lớn cuối hạ đầu thu bồi đắp thành những đồng bằng lớn.
Sông ngòi ở hải đảo nhỏ, ngằn và dốc…
Chế độ nước của các con sông: Lượng nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.
5. Nhận xét chung về khu vực Đông Á:
Khí hậu thuận lợi đa dạng về sinh học đặc điểm tự nhiên không quá khắc nghiệt nhiều động thực vật phong phú có nhiều sông ngòi núi cao đồng bằng và bồn địa làm tiền đề phát triển kinh tế.
Con người văn hóa và nếp sống bị ảnh hưởng nhiều bởi Trung hoa tuy nhiên đã thoát ra và mang bản sắc dân tộc riêng mới mẻ vầ sâu sắc. Không còn quá bị ảnh hưởng bởi đạo Phật và chữ Hán.
Kinh tế phát triển tiêu biểu là các nước Nhật Bản và Trung Quốc, dân số đông nguồn tài nguyên khá phong phú.
Khu vực Đông Á có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp vì địa hình rất đa dạng từ sông suối đến núi cao hiểm trở đến đồng bằng bồn địa rộng lớn.