Thủ đô Hà Nội? Mùa thu Hà Nội đẹp thế nào? Hà Nội và những bài ca? Mùa thu Hà Nội và những bài ca? Ký ức mùa thu?
Mùa thu Hà Nội như một nốt nhạc du dương và lắng đọng của đất trời bởi sự nhẹ nhàng, dịu êm và yên bình của nó. Chút gió heo may, lá thu rơi xào xạc, hương hoa sữa nồng nàn hay hương ổi phả vào trong gió sẽ luôn khiến con người cảm thấy lòng mình sao mà bâng khuâng và rạo rực. Cùng với đó, tách trà nóng với khung cửa sổ nhìn ra phố thị sẽ không thể thiếu những bản nhạc về mùa thu Hà Nội khiến lòng người xao xuyến nhất.
Mục lục bài viết
1. Thủ đô Hà Nội:
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến với những vẻ đẹp truyền thống đã in sâu trong tâm trí những người con đất Việt. Những nét đẹp ấy đã được những người yêu và trân trọng cái đẹp đưa vào trong những thước phim, trang sách, bài hát và lưu giữ ở nơi sâu thẳm của tâm hồn, kí ức. Đó là cầu Thê Húc “màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn”, là Lăng Bác Hồ thiêng liêng mà hùng tráng, là Văn miếu Quốc Tử Giám – nơi được coi là biểu tượng của truyền thống hiếu học… Và đặc biệt, Hà Nội nổi tiếng xa gần bởi vẻ đẹp tự nhiên, không trộn lẫn với bất kỳ nơi nào – là nơi thể hiện rõ nhất bốn mùa trong một năm: xuân hạ thu đông, mỗi mùa đều có nét đẹp riêng của nó.
2. Mùa thu Hà Nội đẹp thế nào?
Mùa thu Hà Nội có một vẻ đẹp thật đặc biệt mà ai cũng nhớ, ai cũng thương và ai cũng say đắm. Vẻ đẹp ấy đến từ những buổi sáng tinh mơ, se lạnh, đượm hơi sương; đến từ những con đường tĩnh lặng, yên bình chớm màu nắng ấm; đến từ những hàng cây đang ngả sắc vàng tô điểm thêm cho sắc trời Hà Nội lúc sang thu…
Đi giữa lòng Thủ đô những ngày này, ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên trong khoảnh khắc đất trời giao mùa. Khi ta nhận ra những cơn gió se lạnh len lỏi qua từng con phố ở Hà Nội như vị lãng khách thì thầm nét yêu kiều, duyên dáng của mảnh đất Thủ đô thì cũng là lúc ta nhận ra: thì ra thu đã về!
Lúc này đây, với những người muốn thưởng lãm vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội thì một tách trà nóng với khung cửa sổ nhìn ra phố thị sẽ không thể thiếu những bản nhạc về mùa thu Hà Nội khiến lòng người xao xuyến, bâng khuâng nhất.
2.1. Mùa thu Hà Nội là cốc mía đá trân châu ngọt ngào:
Cốc nước mía thanh mát hoà quyện với hạt trân châu bùi bùi, thơm thơm; phía trên lác đác những sợi dừa trắng muốt, ngọt ngào. Vẻn vẹn ba nguyên liệu đơn giản thế thôi mà cốc mía đá trân châu đã đốn tim biết bao trái tim người Hà Nội. Chao ôi, lúc thưởng thức thứ nước ấy, ta chỉ muốn thốt lên “Nước mía trân châu ngọt như đất trời Hà Nội bây giờ vậy”.
2.2. Mùa thu Hà Nội là giàn hoa giấy nở rợp một góc trời:
Nhớ đến hoa giấy là nhớ đến góc trời rực rỡ sắc hương. Dưới ánh nắng trong trẻo, ấm áp của mùa thu, dường như hoa giấy đẹp hơn bao giờ hết. Dù nở quanh năm nhưng người ta vẫn luôn mơ về một phố phường Hà Nội thơ mộng chìm đắm trong sắc hoa cuối thu. Chẳng náo nhiệt như hoa loa kèn, không rực rỡ như cành phượng vĩ tháng năm, không ngọt ngào như hương hoa sữa, hoa giấy nhẹ nhàng duyên dáng tô điểm trên những bức tường vàng mà chan chứa biết bao yêu thương.
2.3. Mùa thu Hà Nội là tách cà phê thơm lừng vào buổi sáng sớm:
“Hà Nội có lẽ đẹp nhất vào thu” là câu nói người ta vẫn hay truyền tai nhau vào những ngày đầu tháng 9, tháng 10 hàng năm. Buổi sáng sớm hít thở cái không khí se lạnh bên một ly cà phê nóng thì còn có gì tuyệt vời hơn? Cà phê để trao nhau cái ôm nồng ấm, để sưởi ấm tâm hồn con người; cà phê để bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và cà phê để thưởng lãm cái vẻ đẹp mơ màng của mùa thu Hà Nội.
2.4. Mùa thu Hà Nội và những bài hát:
Mùa thu là khoảnh khắc lãng mạn, là khoảng thời gian yên bình hiếm hoi nơi thủ đô Hà Nội đất chật người đông. Và cũng là lúc để lòng ta hoà cùng những bản nhạc đậm chất thu. Bài hát về thu Hà Nội nhiều lắm, nhiều vô kể nhưng mỗi bài lại mang một màu sắc khác nhau, có những bài hát Hà Nội thu du dương dịu dàng, có những bài hát về mùa thu buồn mang mác nhưng cũng có những bài hát ngân lên với niềm vui và sự trân trọng nét đẹp đặc trưng của thu Hà Nội.
3. Hà Nội và những bài ca:
3.1. Người Hà Nội – Nguyễn Đình Thi :
“Đây Hồ Gươm Hồng Hà Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm
Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội
Hà Nội mến yêu
Hà Nội cháy, khói lửa ngợp trời
Hà Nội ầm ầm rung Hà Nội vùng đứng lên
Sông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên….”.
Bài hát “Người Hà Nội” là một bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi sáng tác. Bài hát đã ca ngợi Hà Nội với con người và những dấu ấn lịch sử huy hoàng thời kháng chiến chống Pháp. Bài hát được sáng tác vào năm 1947 khi mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mới được nổ ra ít ngày, cả Hà Nội đã lên đường sơ tán theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 12/1946. Mặc dù Nguyễn Đình Thi từng thổ lộ bản thân không học cao về âm nhạc nhưng bài hát “Người Hà Nội” lại đòi hỏi người thể hiện phải có trình độ thanh nhạc tốt cũng như một nhạc cảm tốt. Bài hát “Người Hà Nội” được một số nghệ sĩ trình bày rất thành công như: Lê Dung, Trọng Tấn, Cao Minh và Ánh Tuyết…
3.2. Nồng nàn Hà Nội – Nguyễn Đức Cường:
“Bước xuống phố sáng tinh mơ
Dạo qua góc công viên
Thấy bao điều
Người người chào bình minh đang đến
Nhìn cụ già tập dưỡng sinh
Sao tâm ta thấy bình yên
Một Hà Nội rất thân quen…”
“Nồng nàn Hà Nội” là một bài hát hay viết nói về thủ đô Hà Nội yêu dấu do nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường sáng tác với tiết tấu nhanh, âm hưởng vui tươi, tràn đầy sức sống, ca từ tự nhiên, sinh động và gần gũi. Chính vì lẽ đó mà năm 2007 bài hát “Nồng nàn Hà Nội” của Nguyễn Đức Cường đã dành được giải thể thể nghiệm của Bài hát Việt và được giới trẻ Hà Nội vô cùng yêu thích, từ đó, tên tuổi nhạc sĩ cũng được khán giả biết đến nhiều hơn. Bài hát được truyền tải rất thành công dưới giọng ca của nam ca sĩ Hoàng Hải.
3.3. Hà Nội 12 mùa hoa – Giáng Son, Thu Phương:
“Tháng giêng hoa đào bừng nở
Đón xuân khoe sắc hồng tươi
Tháng hai hoa ban ngập tràn
Tím biếc những gương mặt phố
Tháng ba bất chợt một ngày
Trắng tinh hoa sưa về đây
Tháng tư loa kèn mỏng manh
Những góc phố, con đường quen…”
Hà Nội 12 mùa hoa là một ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Giáng Son với phần chắp bút của bốn câu hát cuối của ca sĩ Thu Phương, được ra đời vào năm 2012 và ra mắt lần đầu trên cuốn Paris by Night 110. Ca khúc lấy chủ đề về Hà Nội, được xoay quanh sự chuyển giao của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong mười hai tháng, mỗi tháng trong năm lại tương ứng với một loài hoa, đồng thời gửi vào đó những nhớ nhung da diết của con người. Bài hát ngay sau khi ra mắt đã ngay lập tức được công chúng yêu thích và đón nhận nồng nhiệt, tiếp tục trở thành một trong những bài hot tiêu biểu của Thu Phương trong thời gian này.
3.4. Hướng về Hà Nội” – nhạc sĩ Hoàng Dương:
“… Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi, phố phường dài ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió ngây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ…”
Rất nhiều năm về trước, một người thanh niên trẻ đã gửi gắm tâm sự, tình cảm của mình với thủ đô Hà Nội qua những giai điệu da diết, thấm đượm nỗi nhớ nhung vô hạn. Hướng về Hà Nội ra đời đúng vào khoảng thời gian đất nước đang chìm trong mưa bom đạn chiến tranh, người dân loạn lạc đi tản cư và Hoàng Dương đã ghi lại những cảm xúc và tình yêu, nỗi đau đớn vô hạn của mình khi ấy lên những nốt nhạc bị thương mà rất đỗi tự hào.
3.5. Em ơi Hà Nội phố – thơ Phan Vũ, nhạc: Phú Quang:
“… Em ơi, Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai, tóc xõa vai mềm…”
“Em ơi Hà Nội phố” gợi lên một không gian yên bình, trầm lắng đến lạ lùng của Hà Nội trong một buổi chiều đầu đông. Những cơn mưa cuối mùa rì rào trên đoạn đường vắng, mái ngói rêu phong, cây bàng đơn côi và mùi hoa sữa nồng nàn vương trên từng tán cây theo gió thổi làm xao động biết bao tâm hồn.
Và còn rất nhiều bài hát khác lấy cảm hứng từ Hà Nội ngàn năm văn hiến với biết bao kỉ niệm vui buồn cùng tình yêu và niềm tự hào với hạn, có thể kể đến những bài hát như: “Gửi người em gái” (nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh), “Nhớ tuổi thơ Hà Nội” (nhạc sĩ Nguyễn Cường), “Hà Nội và tôi” (thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhạc: Lê Vinh), “Mùa xuân, làng lúa làng hoa” (nhạc sĩ Ngọc Khuê),…
4. Mùa thu Hà Nội và những bài ca:
4.1. Hà Nội mùa Thu – Nhạc sĩ Vũ Thanh:
“…Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình
Hà Nội mùa thu, ôi xao xuyến trong lòng ta
Như bâng khuâng, nghe gió đưa
Vang vọng giữa Ba Đình…”
Có thể thấy, những ca từ trên đã đi vào lòng người bởi mùa thu Hà Nội trong những năm tháng cũ. Từng lời ca như thể hiện sức sống mãnh liệt của thủ đô trong những năm kháng chiến trường kỳ với những khó khăn, gian khổ. Dù rơi vào hiểm cảnh nhưng nhưng Hà Nội “vẫn ngát xanh, xanh mùa thu” đến lay động, xao xuyến lòng người. Bằng giọng ca ngọt ngào của mình, nữ ca sĩ Mỹ Linh đã thể hiện rất thành công bài hát “Hà Nội mùa thu” – bài hát được ví như một cuốn giai thoại lịch sử về mùa thu Hà Nội trong lòng người.
4.2. Nhớ mùa Thu Hà Nội – Trịnh Công Sơn:
“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”.
Bài hát “Nhớ mùa Thu Hà Nội” là một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
4.3. “Gửi gió cho mây ngàn bay” (nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh):
“… Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa…”
Mùa thu là mua của nỗi nhớ nhung, mua của tâm trạng với biết bao vẻ đẹp nên thơ trữ tình của đất trời đã gieo cảm xúc khiến nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết nên những giai điệu làm say đắm lòng người, những kiệt tác của âm nhạc Việt Nam.
4.4. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa – Trương Quý Hải:
“Hà Nội mùa này … vắng những cơn mưa.
Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.
Hoa sữa thôi rơi em bên tôi một chiều tan lớp.
Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về…”
Bài hát “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” là ca khúc bắt nguồn từ lời bài thơ “Thơ chia tay người Hà Nội” của Bùi Thanh Tuấn. Bài thơ đã được Trương Quý Hải – một nhạc sĩ trẻ phổ thành nhạc, phát triển rất tài tình. Bằng tài năng của Trương Quý Hải, ý thơ thành một bài hát mà riêng phần lời cũng là một bài thơ rất lãng mạn. Mang đến sự thành công vang dội cho người nhạc sĩ và được rất nhiều người yêu thích. Một bài hát viết về Hà Nội khiến ai nghe qua cũng không khỏi xao xuyến, nhớ thương và thêm yêu Hà Nội hơn.
4.5. Một số bài hát về mùa thu khác:
Thu cuối (Yanbi), “Thu cô liêu” (nhạc sĩ Văn Cao), “Mùa thu lá bay” (nhạc Hoa, lời Việt), “Mùa thu cho em” (nhạc sĩ Ngô Thụy Miên),…
5. Ký ức mùa thu:
5.1. Mùa thu lịch sử:
Cách mạng tháng Tám thành công:
Mùa thu năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam với chiến thắng vẻ vang và hào hùng. Đó là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam bởi khi ấy, chính quyền về tay nhân dân, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Và hơn thế, vào mùa thu năm ấy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Ngày 2/9/1945:
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã nêu cao quyền con người, quyền dân tộc và sự thống nhất biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc lập, tự do. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của Việt Nam (sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình ngô đại cáo của
Mùa thu ghi dấu mốc son lịch sử:
Bên cạnh hai sự kiện nổi bật kể trên, mùa thu còn ghi dấu những mốc son lịch sử khác của dân tộc Việt Nam như: mùa thu năm 1950 – chiến thắng Thu Đông, khai thông biên giới phía Bắc; mùa thu năm 1966 – Bác Hồ khơi dậy ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù; mùa thu năm 1969 – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại rời xa trần thế…
5.2. Mùa thu và câu chuyện tình:
Không biết từ bao giờ mùa thu mang trong mình một nỗi buồn man mác thoáng qua – cảm xúc ấy chỉ là một cái gì đó nhè nhẹ, se se trong lòng. Người ta nói tình yêu vào mùa thu thì cũng có kết thúc không mấy đẹp, nó cũng sẽ buồn như mùa thu vậy. Nhưng có lẽ đó chỉ là trên phương diện nào đó, áp dụng cho một số ít. Và tình yêu khi thu về đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ hay đơn giản là những người thích viết, thích kể thoả sức sáng tác, thoả sức ghi lại. Ta có thể kể đến một số tác phẩm như: “Người ta yêu nhau trong mùa thu” (nhiều tác giả), “Thu hứng” (Đỗ Phủ), Thu điếu (