Như chúng ta đã biết trong kinh doanh nhu cầu vốn là rất quan trọng và được các doanh nghiệp rất quan tâm, nhu cầu vốn lưu động là cơ sở để các doanh nghiệ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và tiết kiệm hơn. Vậy nhu cầu vốn lưu động là gì? Mối quan hệ với vốn lưu động ròng?
Mục lục bài viết
1. Nhu cầu vốn lưu động là gì?
Nhu cầu vốn lưu động trong tiếng Anh là Working capital requirements.
Hiện nay sản xuất kinh doanh đều rất cần tới nhu cầu vốn lưu động ròng đây được hiểu là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.
Công thức:
Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh
Trong đó:
Tài sản kinh doanh là các tài sản ngắn hạn đang được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trên bảng cân đối kế toán.
Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba như khoản nợ người bán, người mua, phải trả cán bộ công nhân viên, phải nộp ngân sách, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả phải nộp khác, không bao gồm các khoản vay ngắn hạn.
2. Mối quan hệ với vốn lưu động ròng:
Một doanh nghiệp được coi là có cơ cấu vốn an toàn nếu doanh nghiệp đó thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.
Mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi cơ cấu của vốn lưu động và vốn tín dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Một doanh nghiệp dùng nhiều vốn lưu động ròng để tài trợ nhu cầu vốn lưu động có thể dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn tín dụng quá nhiều thì mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng tăng cao. Do đó, một doanh nghiệp cần xác định tỉ lệ hợp lí giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động. Dựa vào mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng có thể đánh giá mức độ vay nợ, mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
3. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Hiện nay đối với các hoạt động xản xuất kinh doanh luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của các doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu vốn lưu động là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động đóng vai trò quan trọng và có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Vì khi xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý sẽ là cơ sở để tổ chức thực hiện tốt các nguồn tài trợ, đáp ứng kịp thời đầy đủ số vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những thế lợi ích của việc chúng ta xác định đúng nhu cầu vốn lưu động còn giúp doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, tránh được tình trạng ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả, đồng thời đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên và liên tục.
Như vậy nếu chúng ta muốn xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và có biện pháp sử dụng vốn lưu động hiệu quả và tiết kiệm, các nhà quản trị cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như quy mô kinh doanh đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh và sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; điều kiện phương tiện vận tải, khoảng cách giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp vật tư, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường đầu ra của sản phẩm chính sách bán hàng và chính sách tín dụng; trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trình độ kỹ thuật – công nghệ sản xuất;…
Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn, áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu vốn lưu động. Hiện nay, có 2 phương pháp chủ yếu xác định nhu cầu vốn lưu động là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
4. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động và lập kế hoạch vốn lưu động:
Phương pháp trực tiếp
+ Định mức vốn trong khâu dự trữ
+ Định mức VLĐ đối với nguyên vật liêu chính (Vvlc)
Vvlc = Fn x Ndt
Trong đó:
+ Fn là phí tổn tiêu hao nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày, đêm kỳ kế hoạch
+ Ndt số ngày định mức dự trữ kỳ kế hoạch.
Trong đó:
+ F là tổng phí tổn tiêu hao nguyên vật liệu chính kỳ ke hoạch;
+ n số ngày kỳ ke hoạch (30, 90, 360).
Số lượng sản phẩm Định mức tiêu hao cho Đơn giá vật liệu XF = sản xuất kỳ ke hoạch X mỗi đơn vị sản phẩm X chính kỳ ke hoạch
(Qsx) (ĐMVLDV) (ĐGKH)
Trong đó:
+ Qsx: Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ ke hoạch được căn cứ vào ke hoạch sản xuất để xác định.
+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chúng ta có thể căn cứ vào bảng định mức của doanh nghiệp hoặc định mức chung của ngành, của doanh nghiệp khác tương đương để xác định.
+ Đơn giá vật liệu chính kỳ ke hoạch: có thể ước tính hoặc tính theo đơn giá bình quân của kỳ trước.
Chú ý:
Xác định số ngày định mức dự trữ (Ndt)
Xác định số ngày định mức dự trữ (Ndt)
Ndt: Là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu chính đen lúc đưa nguyên vật liệu chính vào sản xuất gồm:
Số ngày hàng đang đi đường (Ntđ): là số ngày kể từ lúc doanh nghiệp trả tiền nguyên vật liệu chính đen lúc nguyên vật liệu về đen doanh nghiệp.
+ Neu nguyên vật liệu đen cùng lúc với việc trả tiền thì số ngày bằng 0.
+ Neu doanh nghiệp áp dụng thể thức thành toán nhờ ngân hàng thu hô thì ngày đi đường được xác định:
Ntđ = Nvc – (Nbđ + Nnh + Nnt)
Trong đó:
Nvc: Số ngày vận chuyển
Nbđ: Số ngày bưu điện chuyển chứng từ
Nnh: Số ngày làm thủ tục thanh toán ở hai ngân hàng Nnt: Số ngày nhân trả tiền
+ Neu doanh nghiệp áp dụng thể thức thanh toán thư tín dụng thì:
Ntđ = Nvc + (Nbđ + Nnh)
+ Trường hợp có nhiều đơn vị cùng cung cấp nguyên vât liệu chính thì trước het: Xác định số ngày hàng đi trên đường riêng cho từng đơn vị cung cấp. Sau đó căn cứ vào số lượng cung cấp của mỗi đơn vị để tính số ngày hàng đi trên đường bình quân
Trong đó:
Qtđi: Số lượng nguyên vât liệu đi trên đường của mỗi nhà cung cấp
Ntđi: Số ngày đi trên đường của mỗi nhà cung cấp
+ Số ngày kiểm nhân nhâp kho (Nkn): Số ngày hàng đen đơn vị làm thủ tục kiểm nhân, nhâp kho.
+ Cách xác định ngày cung cấp cách nhau:
Neu hợp đồng quy định số lan cung cấp thì số ngày này được tính dựa trên hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng không quy định thì căn cứ vào số ngày cung cấp cách nhau kỳ báo cáo để tính ngày cung cấp cách nhau bình quân kỳ báo cáo. Sau đó căn cứ tình hình thực hiện kỳ ke hoạch để điều chỉnh cho kỳ ke hoạch theo công thức sau:
Trong đó:
+ Qcci: Số lượng nguyên vât liệu cung cấp lan thứ i
+ Ncci: Số ngày cung cấp cách nhau lan thứ i
+ Nếu cùng một loại nguyên vật liệu nhưng do nhiều đơn vị khác nhau cung cấp và số ngày cung cấp cách nhau của mỗi đơn vị không giống nhau, thì trước hết xác định số ngày cung cấp cách nhau riêng cho mỗi đơn vị cung cấp. Sau đó tính số ngày cung cấp cách nhau bình quân bằng phương pháp bình quân gia quyền.
Số vốn chiếm dụng bình quân về nguyên vật liệu mỗi ngày
Số vốn dự trữ cao nhất
Vậy số ngày cung cấp cách nhau kỳ kế hoạch được tính:
Ncc = Ncco x Hxk
+ Số ngày chuẩn bị sử dụng (Ncb): Số ngày can thiết để chỉnh lý và chuẩn bị NVL theo yêu cau về mặt kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng (cát sàng, sỏi rửa trước khi đổ bê tông)
+ Số ngày bảo hiểm (Nbh): là số ngày dự trữ đề phòng bất trắc sảy ra khi thực hiện hợp đồng (cung cấp nguyên vật liệu không phù hợp với hợp đồng, cung cấp sai hẹn…)
Tong hợp lại ta có số ngày định mức dự trữ nguyên vật liêu:
Ndt = Ntđ + Nkn + Ncc + Ncb + Nbh
Định mức vốn vật liêu phụ khác (Vvlk)
+ Đối với loại vật tư sử dụng nhiều và thường xuyên thì có thể áp dụng theo phương pháp tính như đối với NVL chính.
+ Đối với loại giá trị thấp, số lượng tiêu hao không nhiều thì được xác định như sau:
V nlk = Mnlk x T%
Trong đó:
+ Vnlk : Nhu cau vốn dự trữ của một loại vật tư khác năm kế hoạch.
+ Mnlk : Tổng mức luân chuyển của loại vật tư đó năm kế hoạch.