Khi nhắc tới bảo lãnh phát hành chứng khoán chúng ta có thể nghĩ tới việc bảo lãnh với tổ chức cam kết phát hành thực hiện thủ tục trước khi chào bán chứng khoán. Vậy nhóm bảo lãnh phát hành là gì? Đặc điểm và thành phần của nhóm bảo lãnh?
Mục lục bài viết
1. Nhóm bảo lãnh phát hành là gì?
Nhóm bảo lãnh phát hành hay còn gọi là Tập đoàn bảo lãnh phát hành trong tiếng Anh là Underwriting Syndicate.
Khi nhắc tới nhóm bảo lãnh phát hành là một nhóm được thành lập tạm thời gồm các ngân hàng đầu tư và các đại lí môi giới hợp tác với nhau để cung cấp dịch vụ bán các chứng khoán vốn hoặc chứng khoán nợ mới cho các nhà đầu tư và nhóm bảo lãnh phát hành được thành lập và quản lí bởi trưởng nhóm bảo lãnh phát hành chứng khoán.
2. Đặc điểm và thành phần của nhóm bản lãnh:
Đặc điểm của Nhóm bảo lãnh phát hành:
Nhóm bảo lãnh phát hành có đặc điểm đó là nó sẽ nhận được khoản phí bảo lãnh phát hành, hay khoản chênh lệch giữa giá nhóm bảo lãnh phát hành phải trả cho nhà phát hành chứng khoán và giá bán cho các nhà đầu tư và các đại lí môi giới và nhóm bảo lãnh phát hành thường được thành lập khi việc phát hành một chứng khoán vượt quá khả năng xử lí của một công ty duy nhất.
Tùy thuộc vào cấu trúc của đợt chào bán, các thành viên của một nhóm bảo lãnh phát hành sẽ được yêu cầu mua chứng khoán công ty phát hành để bán lại cho các nhà đầu tư và với nhóm bảo lãnh phát hành được thành lập để giảm thiểu rủi ro bằng cách phân tán rủi ro cho tất cả những thành viên nhóm bảo lãnh, người được hưởng lợi nhiều nhất từ việc này là trưởng nhóm bảo lãnh phát hành.
Thành phần Nhóm bảo lãnh phát hành:
Nhóm bảo lãnh phát hành phải cam kết sẽ bán toàn bộ chứng khoán được phát hành nếu nhu cầu về chứng khoán phát hành không mạnh như nhóm đã dự đoán, những thành viên của nhóm sẽ phải chịu trách nhiệm cho các chứng khoán mà họ chưa bán được cũng như gia tăng rủi ro giảm giá cổ phiếu.
Với vai trò là nhà quản lí, trưởng nhóm bảo lãnh phát hành thường có tỉ lệ phí bảo lãnh phát hành và các khoản phí khác lớn hơn so với những thành viên khác trong nhóm bảo lãnh phát hành thì các thành viên của một nhóm bảo lãnh phát hành kí một thỏa thuận qui định mức phân bổ cổ phiếu cho mỗi người tham gia và phí quản lí, bên cạnh các quyền và nghĩa vụ khác.
Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành cũng là tổ chức điều hành và phân bổ cổ phần cho từng thành viên trong nhóm bảo lãnh phát hành và vớ mức phân bổ cho các thành viên trong nhóm có thể sẽ khác nhau đối với các đợt phát hành công khai ban đầu (IPO), nếu nhu cầu của các nhà đầu tư với cổ phiếu phát hành lớn hơn nhiều so với số cổ phiếu sẵn có, hay còn được gọi là IPO đăng kí vượt mức. Nhóm bảo lãnh phát hành có thể sử dụng quyền chọn Greenshoe để bán vượt quá số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành ban đầu.
3. Các chủ thể tham gia bảo lãnh phát hành:
Tham gia bảo lãnh phát hành có thể có các chủ thể sau:
– Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán
Tùy thuộc vào luật pháp của từng nước, có thể có nhiều tổ chức được cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, song các tổ chức này muốn cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành thì phải là một tổ chức tài chính có tiềm lực tài chính mạnh. Thông thường các tổ chức bảo lãnh là các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán.
– Tổ hợp bảo lãnh phát hành
Một tổ chức bảo lãnh có thể bảo lãnh phát hành cho một đợt phát hành song do bảo lãnh là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro nên các tổ chức bảo lãnh thường lập ra tổ hợp bảo lãnh bao gồm nhiều tổ chức bảo lãnh phát hành để việc phân phối chứng khoán được nhanh chóng, hiệu quả và phân tán rủi ro.
Trong tổ hợp bảo lãnh, các tổ chức bảo lãnh thành viên sẽ ký một hợp đồng thành lập tổ hợp bảo lãnh, hợp đồng quy định rõ tổ chức bảo lãnh nào sẽ đóng vai trò là tổ chức bảo lãnh chính và các tổ chức bảo lãnh chính được phép thay mặt các tổ chức bảo lãnh thành viên trong tổ hợp để giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan tới đợt phân phối chứng khoán. Thẩm quyền của tổ chức bảo lãnh chính được quy định trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh tham gia đợt phát hành.
– Nhóm đại lý phân phối
Nhóm đại lý phân phối thường bao gồm các công ty chứng khoán, đây là những công ty mà tổ chức bảo lãnh chính dành chứng khoán cho họ để phân phối. Tổ chức bảo lãnh chính phân chia chứng khoán được bán cho các đại lý phân phối vào tài khoản của các nhà bảo lãnh theo tỷ lệ cam kết. Các tổ chức bảo lãnh mua chứng khoán trực tiếp từ tổ chức phát hành, còn các đại lý phân phối mua chứng khoán từ tổ chức bảo lãnh chính hoặc tổ chức bảo lãnh thành viên và bán lại các chứng khoán đó. Đại lý phân phối không đóng vai trò của người bảo lãnh, vì vậy không chịu các rủi ro nếu đợt phát hành không thành công. Trên thực tế, một tổ chức có thể vừa tham gia với vai trò là tổ chức bảo lãnh, vừa là thành viên của nhóm đại lý phân phối nếu tổ chức này mua và bán lại chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh khác hoặc các đại lý không có khả năng phân phối hết.
4. Vai trò của bảo lãnh phát hành chứng khoán:
Đối với tổ chức phát hành
– Hoàn thiện công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp: Thông qua việc xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành để tư vấn phát hành chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ giúp cho các tổ chức phát hành phát hiện ra những bất hợp lý trong quá trình tổ chức, điều hành, quản trị tài chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp giúp tổ chức phát hành điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thiện mô hình quản trị tài chính trong doanh nghiệp.
– Nâng cao khả năng thành công của đợt phát hành các nhân viên của tổ chức bảo lãnh phát hành là những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh tế tài chính, cộng với việc họ là các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, được chuyên môn hóa trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành chứng khoán, nên họ có lợi thế hơn trong việc nắm bắt các nhu cầu của thị trường.
Nhờ đó họ có thể đưa ra lời tư vấn đáng giá cho tổ chức phát hành nên phát hành loại chứng khoán nào vừa phù hợp với nhu cầu huy động vốn, khả năng, điều kiện của tổ chức phát hành , vừa phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường mà trong quá trình phân phối chứng khoán, do là nhà phân phối chuyên nghiệp, tổ chức bảo lãnh phát hành có sẵn một mạng lưới phân phối và các mối quan hệ từ trước với các đại lý phát hành, với các nhà đầu tư, nhất là các tổ chức đầu tư lớn, do vậy việc phân phối chứng khoán chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với trường hợp tổ chức phát hành tự phân phối chào bán chứng khoán.
Vì vậy, có thể nói rằng các tổ chức bảo lãnh chính là nhà “cố vấn” đáng tin cậy giúp tổ chức phát hành có được những quyết định hợp lý trong quá trình huy động vốn, đồng thời tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ là “cầu nối” quan trọng để đảm bảo thành công việc chào bán và phân phối chứng khoán ra công chúng.
– Hạn chế và chia sẻ rủi ro: Nếu tổ chức phát hành tự mình tổ chức phát hành và chào bán chứng khoán thì tổ chức phát hành sẽ gánh chịu mọi rủi ro nếu như đợt phát hành không thành công. Còn nếu phát hành qua tổ chức bảo lãnh, sẽ có sự chia sẻ rủi ro giữa hai bên khi có rủi ro. Các đơn vị bảo lãnh trong tổ hợp cũng có thể chia sẻ rủi ro cho nhau.
Tuy nhiên phát hành chứng khoán qua tổ chức bảo lãnh cũng có những nhược điểm nhất định, đó là: (1) Tổ chức phát hành phải trả cho tổ chức bảo lãnh một khoản phí bảo lãnh, phí này thường khá lớn và trong một số trường hợp, tùy thuộc vào hợp đồng ký kết, phí bảo lãnh không phụ thuộc vào số vốn huy động được từ đợt phát hành; (2) Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức bảo lãnh phát hành không tốt, đợt phát hành không thành công có thể gây thiệt hại cho tổ chức phát hành.
Đối với tổ chức bảo lãnh phát hành
– Tăng thu nhập cho tổ chức bảo lãnh: Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, các tổ chức bảo lãnh sẽ nhận được tiền hoa hồng. Số tiền này có thể xác định là phần chênh lệch giữa giá mua từ tổ chức phát hành và giá bán (POP) cho nhà đầu tư hoặc theo một tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị đợt phát hành, khi đó giá mua từ tổ chức phát hành và giá bán cho nhà đầu tư là bằng nhau va tiền hoa hồng cao hay thấp tùy thuộc vào hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh và tổ chức phát hành thảo thuận với nhau. Thông thường, hoa hồng bảo lãnh thường bao gồm 3 phần chính: phí quản lý, phí nhượng bán và phí bảo lãnh.