Nhiệt kế đối với mọi gia đình chúng ta như một công cụ hữu ích dùng để biết được nhiệt độ cơ thể mỗi khi ốm, nhưng ít ai biết khi rơi vỡ chúng để lại hậu quả như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thứ về nhiệt kế để cho chúng ta hiểu rõ hơn.
Mục lục bài viết
1. Nhiệt kế là gì?
Nhiệt kế là công cụ dùng để đo nhiệt độ cơ thể của con người và các chất rắn, lỏng, khí với nhiều nguyên tắc khác nhau, gồm hai bộ phận quan trọng cơ bản là phần cảm nhận nhiệt độ và phần hiển thị kết quả.
Nhiệt kế bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp – nhiệt nghĩa là nhiệt độ còn kế là đo lường.
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhiệt kế:
– Cấu tạo của nhiệt kế bao gồm 2 bộ phận: Phần cảm biến nhiệt độ và phần hiển thị kết quả.
+ Phần cảm biến nhiệt độ: chứa thủy ngân hoặc rượu bên trong nhiệt kế.
+ Phần hiển thị kết quả: Phần thang đo chia vạch trên nhiệt kế.
– Nguyên lý hoạt động của nhiệt kế:
Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa trên sự có giãn vì nhiệt của chất lỏng. Khi đo nhiệt độ, phần cảm biến nhiệt độ sẽ nở ra nếu gặp vật nóng và co lại gặp vật lạnh.
Phần thang đo của nhiệt kế được thiết kế nhiệt độ theo từ thấp đến cao giúp người dùng dễ dàng kiểm tra được kết quả sau khi đo.
Việc đo nhiệt đọ sẽ thực hiện bởi nhiệt kế bằng cách sử dụng thủy ngân. Khi bị nung nóng, mở rộng và các hợp đồng phản ứng với sự giảm nhiệt độ. Chính vì thế, cột lỏng dài hơn hoặc ngắn đi tùy thuộc vào nhiệt độ.
Cách chia độ: Chúng ta cho nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống tại vị trí 0 độ C, tiếp đến cho tiếp nhiệt kế vào nước đang sôi, cũng đánh dấu mực chất lỏng dâng lên tại vị trí 100 độ C, cuối cùng chia khoảng từ 0 độ C đến 100 độ C thành 1-0 phần bằng nhau, lúc này mỗi phần tương ứng với 10 độ C.
Một số đơn vị đo tiêu chuẩn của nhiệt kế được sử dụng hiện nay là: Celsius( °C) dùng ở Canada hay Anh, Fahrenheit(°F) được dùng tại Mỹ, Kelvin cũng là đơn vị được các nhà khoa học sử dụng trong nghiên cứu
3. Nhiệt kế dùng để làm gì?
Nhiệt kế có công dụng chính là dùng để đo nhiệt độ. Ngoài ra, nó còn được sử dụng phục vụ trong phòng thí nghiệm, ngành công nghiệp, y tế.
– Nhiệt kế sử dụng trong lĩnh vực y tế: Khi sử dụng trong lĩnh vực này, nhiệt kế dùng để đo, kiểm tra nhiệt độ khi mình bị sốt hoặc thân nhiệt bị hạ.
Các loại nhiệt kế trong y tế: nhiệt kế tai, nhiệt kế trán, nhiệt kế trực tràng và miệng.
– Nhiệt kế sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất:
+ Khi sản xuất máy móc, thiết bị, nhiệt kế sử dụng trong các hệ thống kiểm soát nhiệt độ không khí như điều hòa, tủ lạnh, máy sưởi,….
+ Ở nơi có khí hậu lạnh, nhiệt kế dùng để xác định vị trí đó có bị đóng băng hoặc dùng để khởi tạo các mô hình dự báo thời tiết.
+ Trong ngành thực phẩm, nhiệt kế dùng để đo nồng độ và phát hiện vấn đề của thức ăn.
+ Giúp xác định các tổn thất năng lượng và cách nhiệt kém, lỗi điện hay các vấn đề về hệ thống ống nước.
+ Hỗ trợ khảo sát các tòa nhà để phát hiện độ ẩm và độ rò rỉ của chúng.
+ Giúp giao thông vận tải và kiểm tra tại chỗ ô tô.
+ Nhiệt kế còn để phát hiện những vấn đề ẩn.
– Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm:
+ Dùng để đo nhiệt độ của các hiệu ứng vật lý.
4. Có mấy loại nhiệt kế?
Trên thị trường hiện nay có 3 loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử – kỹ thuật số, nhiệt kế hồng ngoại.
4.1. Nhiệt kế thủy ngân:
Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế được mọi người sử dụng khá phổ biến, đây là loại nhiệt kế có chứa thủy ngân bên trong. Loại này có cấu tạo gồm 3 phần: phần cảm nhận nhiệt độ, ống dẫn và phần hiển thị kết quả. Nó hoạt động dựa trên sự dãn nở của thủy ngân.
– Vị trí đo: vùng nách(dưới cánh tay), miệng, hậu môn.
– Ưu điểm:
+ Giá thành thấp.
+ Dễ dàng sử dụng.
+ Kết quả chính xác sau mỗi lần đo.
+ Dùng được cho nhiều người.
– Nhược điểm:
+ Thời gian đợi kết quả khá lâu mất khoảng 3-5 phút.
+ Vạch hiển thị kết quả nhỏ.
+ Nếu sử dụng không đúng cách thì kết quả không được chính xác.
+ Dễ bị vỡ, khi vỡ thủy ngân trong nhiệt kế sẽ bay hơi, chúng rất độc và nguy hiểm.
4.2. Nhiệt kế điện tử:
Đây là loại nhiệt kế được mọi người rất ưa chuộng vì loại này đem lại độ chính xác và tốc độ đo hiển thị kết quả nhanh. Cấu tạo gồm 3 phần: Bộ phận cảm biến, màn hình LCD, nút nguồn. Nhiệt kế này đo nhiệt bằng cách sử dụng cảm biến và cảm biến được kết nối với một bảng vi mạch điện tử đã lập trình sẵn. Khi đo, cảm biến sẽ thu thập thông tin, tiếp đó truyền đến bảng điều khiển và cuối cùng hiển thị trên màn hình kết quả đo.
– Vị trí đo: Nách, hậu môn,..
– Ưu điểm:
+ An toàn, phù hợp cho mọi đối tượng, độ tuổi.
+ Cho ra kết quả nhanh, chính xác chỉ mất trong vòng 1 phút, có loại ra sau 5 tới 10 giây.
+ Khả năng chống chịu va đập tốt.
+ Dễ sử dụng.
– Nhược điểm:
+ Giá thành cao rơi vào khoảng 210.000đ đến 1 triệu.
+ Độ chính xác sai số lệch với thủy ngân khoảng 0.2 đến 0.5 độ C.
4.3. Nhiệt kế hồng ngoại:
Nhiệt kế này cho phép đo nhiệt độ mà không cần chạm vào người hay vật thể. Cấu tạo của nhiệt kế hồng ngoại gồm 3 phần: Cảm biến, màn hình LCD, các nút điều chỉnh. Chúng được hoạt động dựa trên nguyên lý cảm biến hồng ngoại, loại sóng này có bước sóng dài và mang tới ánh sáng tốt.
– Vị trí đo: tai, trán.
– Ưu điểm:
+ Dễ sử dụng, bấm nút và xem kết quả khi hướng về vật hay người cần đo.
+ Độ chính xác cao, sai số nhỏ.
+ Không chứa chất độc hại.
+ Đo nhiệt độ ở những nơi có chất độc hại, môi trường khắc nghiệt và thiết bị điện.
+ Sử dụng cảm biến để đo nhiệt độ.
– Nhược điểm:
+ Giá thành cao, dao động từ 800.000đ đến 2 triệu.
+ Kết quả đo sẽ bị ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài như gió, mồ hôi, nhiệt độ,…
+ Chỉ sử dụng được khi điện năng tốt vì chúng được sử dụng bằng điện.
5. Cách xem nhiệt kế như thế nào?
Bước 1: Trước khi đo nhiệt kế, chúng ta cầm chặt đuôi nhiệt kế, sau đó vẩy mạnh nhiệt kế xuống để nhiệt độ giảm xuống dưới mức 35 độ C.
Bước 2: Cho nhiệt kế thủy ngân vào vị trí đo và giữ nguyên từ 5 đến 7 phút.
Bước 3: Rút nhiệt kế ra và xem kết quả hiển thị của thủy ngân hiện trên vạch thang đo của nhiệt kế.
Sau khi dùng xong, chúng ta hãy lau đầu nhiệt kế bằng khăn sạch để lần sau dùng được sạch sẽ, nếu bạn cẩn thận hơn thì nhúng nhiệt kế vào cồn và vệ sinh sạch sẽ, cuối cùng đặt nhiệt kế vào hộp để bảo quản đồng thời tránh bị rơi vỡ.
6. Những lưu ý khi sử dụng nhiệt kế:
– Đối với nhiệt kế thủy ngân: Bạn cần bảo quản chúng thật tốt, để trong hộp và tránh xa tầm tay trẻ em. Nếu trong trường hợp bị rơi vỡ, bạn không nên sử dụng máy hút bụi vì khi đó thủy ngân sẽ bay hơi và tăng khả năng tiếp xúc. Càng không nên dùng chổi để quét vì thủy ngân sẽ vỡ thành nhiều giọt nhỏ hơn. Lúc này, dùng diêm lấp đầy lên các mảnh vỡ vào nơi thủy ngân dây ra rồi chờ khoảng 10 phút, sau đó đổ chúng vào túi rác tách biệt và buộc chặt. Lưu ý không đổ thủy ngân ra cống để tránh ô nhiễm nguồn nước.
– Đối với nhiệt kế điện tử: Khi đo bạn không chọn nơi có các thiết bị như điện thoại, lò vi sóng, máy tính,..xung quanh để giúp kết quả đo được chính xác. Không cầm lâu tại máy trước khi đo vì nó sẽ làm kết quả đo bị lệch sai tăng lên. Và nên đo từ 3 đến 5 lần để có kết quả chính xác nhất.