Cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở rộng thêm địa bàn của Chủ nghĩa xã hội. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trải dài từ Đông Âu sang châu Á; Từ đây cách mạng thế giới bước sang một trang sử mới. Vậy nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Trung Quốc là gì?
Mục lục bài viết
1. Bối cảnh Trung Quốc năm 1945 – 1949:
Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc thắng lợi, tình hình Trung Quốc có những thay đổi quan trọng. Trong thời gian kháng chiến, quân Tưởng theo đuổi chính sách sách tiêu cực chống Nhật, tích cực chống cộng để ngồi chờ thời cơ. Sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, lợi dụng danh nghĩa Đồng minh, quân Tưởng liền gấp rút vận chuyển quân lính từ vùng hậu phương Tây Nam đến bao vây các khu giải phóng, tìm cách ngăn cản quân giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, thậm chí chúng còn vô lý hạ lệnh quân giải phóng “phải đóng nguyên tại chỗ chờ lệnh”. Đồng thời quân Tưởng còn cho phép quân Nhật, ngụy quân ngụy quyền được “duy trì trật tự an ninh ở địa phương”… ở nhiều nơi, những tên Hán gian và quân đội tay sai của phát xít Nhật trước kia nay trở lại thành quan, quân của Tưởng. Sự xảo quyệt của quân Tưởng, muốn bán nước vào tay nước khác đã được lộ rõ.
Nền thống trị độc tài quân phiệt của tập đoàn tư bản quan liêu, đại diện cho quyền lợi của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản, được thiết lập ở những vùng quân Tưởng chiếm đóng. Bọn tư bản quan liêu đứng đầu là “4 họ” lớn (Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn, Khổng Tưởng Hi, Trần Lập Phu đại diện) đã ra sức vơ vét, bóc lột tài sản của nhân dân Trung Quốc. Chúng chiếm đoạt hầu hết các ngân hàng, xí nghiệp, của cải mà trước đây quân Nhật đã chiếm đoạt của nhân dân. Đến tháng 5 -1946 cả “4 họ” này đã chiếm trên 80% tổng số tư bản sản nghiệp trong toàn quốc, nắm 2/3 số ngân hàng (2446/3489 ngân hàng) cả nước và số tài sản của “4 họ” trị giá 20 tỷ USD. Nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, lầm than. Họ đã không thể chịu đựng thêm được nữa. Mâu thuẫn xã hội lúc này đã lên đến đỉnh điểm, chỉ có một cuộc chiến tranh lật độ quân Tưởng mới có thể xóa bỏ được mâu thuẫn gay gắt này.
Đi đôi với việc lũng đoạn kinh tế, Chính phủ Tưởng Giới Thạch đã câu kết chặt chẽ với đế quốc Mĩ để tranh thủ “viện trợ” làm cơ sở phát triển quyền lực. Tưởng cho phép tư bản Mĩ đầu tư vào tất cả các xí nghiệp, hầm mỏ, nhà máy, giao thông vận tải; cho hàng hoá Mĩ độc chiếm thị trường tiêu dùng Trung Quốc; Bên cạnh đó Chính phủ Tưởng còn cho phép Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự ở Trung Quốc…. Về phía Mĩ, lo sợ trước ảnh hưởng của Liên Xô đến Trung Quốc lục địa nên đã tìm mọi cách giúp đỡ Tưởng về mọi mặt để phát động nội chiến chống Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự can thiệp của quốc tế đối với nền kinh tế Trung Quốc là một mối lo ngại, cần nhanh chóng tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, để tránh độc lập dân tộc rơi vào tay kể khác một lần nữa.
Phía Đảng Cộng sản Trung Quốc: Sau cuộc kháng chiến chống Nhật, cục diện đã có những thay đổi quan trọng. Lực lượng quân đội chủ lực phát triển lên tới 120 vạn người, dân quân 200 vạn người, vùng giải phóng bao gồm 19 khu căn cứ (chiếm gần 1/4 đất đai và 1/3 dân số toàn quốc), trong đó có những thành phố, thị trấn quan trọng. Bên cạnh đó Liên Xô đã chuyển giao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý vùng Đông Bắc Trung Quốc – một vùng công nghiệp có vị trí rất quan trọng – cùng với toàn bộ vũ khí giải giáp đội quân Quan Đông của Nhật và một phần vũ khí của quân đội Xô viết trước khi về nước. Đây là những yếu tố thuận lợi để Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cuộc đấu tranh chống nội chiến, giành hòa bình dân chủ sau khi kháng chiến kết thúc. Yếu tố thuận lợi thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi nhanh hơn.
Từ thực tế tình hình trong nước và nguyện vọng được sống trong hoà bình, độc lập dân tộc của toàn thể nhân dân, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương đấu tranh giành hoà bình dân chủ, chống nội chiến và sự can thiệp của Mĩ. Ngày 26-8- 1945, tại Trùng Khánh, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng đã tiến hành cuộc đàm phán để tránh nội chiến, thực hiện hoà bình, dân chủ. Với áp lực của nhân dân và sự nỗ lực của Đảng Cộng sản, hai bên đã đi đến ký Hiệp định Song Thập (10-10-1945), trong đó quy định những biện pháp bảo vệ hoà bình ở trong nước, xác định việc triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị. Hiệp định ghi rõ: “kiên quyết tránh nội chiến, lấy hoà bình, dân chủ, đoàn kết, thống nhất làm cơ sở, xây dựng nước Trung Hoa mới độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Nguyện vọng của dân nhân Trung Quốc lúc này cũng đã tỏ, toàn dân đồng lòng đứng lên đấu tranh.
2. Diễn biến của cuộc cách mạng Trung Quốc:
Tháng 7-1946, Quốc dân Đảng phát động đồng loạt nhiều cuộc tấn công vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản kiểm soát. Từ cuối 1946, Đảng Cộng sản tiếp tục tổ chức các lực lượng nông dân trong các vùng mới giải phóng giành lại ruộng đất từ tay giai cấp phong kiến, để thực hiện dần từng bước tiến tới nền dân chủ mới. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng cách mạng.
Từ tháng 7 đến tháng 9-1946, Quân Giải phóng đã chuyển từ phòng ngự sang phản công trên quy mô cả nước. Sau đó, các vùng Liêu Ninh, Thẩm Dương, Thiên Tân… lần lượt được giải phóng. Tháng 4-1949, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vượt sông Trường Giang tấn công vào sào huyệt của Quốc dân Đảng. Trở tay không kịp Quốc dân Đảng đại bại, nền thống trị của Quốc dân Đảng chính thức bị sụp đổ, Tưởng Giới Thạch phải chạy về Đài Loan ẩm nấp.
Từ 21 đến 30-9-1949, Hội nghị chính trị hiệp thương được triệu tập tại Bắc Kinh để thông qua Cương lĩnh chung, bầu Hội đồng Chính phủ do Mao Trạch Đông làm Chủ tịch. Hội đồng đã cử Chu Ân Lai làm Thủ tướng Quốc vụ Viện kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập.
3. Ý nghĩa thắng lợi:
Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trên thế giới. Cuộc cách mạng đã kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến tư sản mại bản. Cách mạng 1949 ở Trung Quốc mở đầu thời kì lịch sử mới – thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.
Với diện tích bằng 1/4 châu Á và dân số gần 1/4 dân số thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã góp phần quan trọng tăng cường ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
4. Nguyên nhân thắng lợi:
Cách mạng Trung Quốc thành công do một số nguyên nhân sau đây:
Một là, Sự thống trị của thực dân phong kiến đã kiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Sự yếu kém của Nhà Thanh đã bắt đầu được bộc lộ rõ trong việc để mất Đài Loan, để người Nhật xâm chiếm lãnh thổ.
Hai là, Lúc này xung đột trong nội bộ Trung Quốc cũng đang nổi lên gay gắt chưa từng thấy. Cuộc nổi dậy ở khắp các địa phương trên cả nước đã chứng minh sự suy yếu trong việc quản lý Nhà nước của nhà Thanh, Nhà Thanh đã không thể cứu vãn được cục diện nữa.
Ba là, Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gay gắt. Trong khi nhà Thanh đang khủng hoảng quyền lực, thì đại bộ phận dân chúng ở dưới đang rơi vào cảnh quấn tũng, khiến mâu thuẫn giữa họ và nhà Thanh càng thêm sâu sắc. Thêm vào đó, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga như ngọn lửa soi đường cho họ trong bóng đêm, tìm thấy ánh sáng của sự sống.
Bốn là, Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã đưa cách mạng Trung Quốc đến chiến thắng nhanh hơn.
5. Nhân tố quyết định thắng lợi:
Tất những nhân tố kể trên đều là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của cách mạng Trung Quốc. Nhưng để có được sự thành công như vậy, nhân tố quan trọng nhất, đóng vai trò chủ chốt nhất vẫn là sự phát triển của lực lượng cách mạng.
Lực lượng cách mạng dưới ảnh hưởng của thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã có thêm sức mạnh, được củng cố niềm tin ý chí chiếu đấu. Họ được tôi luyện, trang bị thêm kiến thức về cách mạng vô sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với đó, lực lượng cách mạng cũng từng bước trưởng thành trong quá trình đấu tranh. Lực lượng quân đội đã phát triển một cách nhanh chóng và có ngày một chiếm ưu thế trên chiến trường, địa bàn chiếm đóng được mở rộng đáng kể.
Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lực lượng cách mạng đã chiếm được phần lớn ruộng đất về từ tay của địa chủ phong kiến, từng bước tiến tới nền dân chủ mới. Từ thế bị động quân nhân Trung Quốc đã chuyển sang thế chủ động tấn công, tiêu diệt quân địch, kết thúc nhanh chóng cuộc đấu tranh. Ngày 1/10/1949 Cách mạng Trung Quốc đã chính thức giành được thắng lợi, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chính thức ra đời.