Đô thị hóa không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút đầu tư. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa?
A. kinh tế tăng trưởng nhanh
B. nông thôn mất đi nguồn nhân lực
C. thiếu việc làm
D. môi trường bị ô nhiễm
Đáp án đúng: A
2. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa:
Không thể phủ nhận, đô thị hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Đô thị hóa mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực, có thể kể đến các khía cạnh sau:
- Thúc đẩy phát triển nền kinh tế
Quá trình đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và sản xuất. Các thành phố lớn thường là trung tâm kinh tế, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp, từ đó góp phần gia tăng GDP và cải thiện nền kinh tế quốc gia.
- Thay đổi về phân bổ cư dân và mật độ dân số
Đô thị hóa giúp phân bổ dân cư hợp lý hơn, giảm tải áp lực dân số ở các khu vực nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Việc chuyển dịch dân số từ nông thôn ra thành thị cũng tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế ở nông thôn thông qua việc gửi tiền về gia đình cũng như giúp giảm tình trạng di cư lao động không kiểm soát.
- Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nguồn thu mới
Các thành phố thường là nơi tập trung nhiều ngành nghề và lĩnh vực công việc khác nhau, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Đô thị hóa cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp, mở ra nhiều nguồn thu mới cho người lao động.
- Tạo ra thị trường tiêu thụ và sản xuất đa dạng
Đô thị hóa góp phần hình thành nên các thị trường tiêu thụ đa dạng và phong phú. Với dân số đông đúc và đa dạng, các thành phố lớn thường có nhu cầu tiêu thụ cao về hàng hóa và dịch vụ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất và thương mại. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị mà còn tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Tóm lại, đô thị hóa không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút đầu tư. Những lợi ích này làm cho đô thị hóa trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của mọi quốc gia.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
1. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là:
A. trình độ đô thị hóa thấp.
B. tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
Đáp án đúng: A
2. Cho biết ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta ?
A. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
C. Góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số và hạn chế ô nhiễm môi trường.
D. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Đáp án đúng: C
3. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta?
A. Có dân số đông nhất cả nước.
B. Có kinh tế phát triển nhất cả nước.
C. Số lượng đô thị nhiều nhất cả nước.
D. Tỉ lệ gia tăng dân số tăng cao nhất cả nước.
Đáp án đúng: B
4. Tại sao từ năm 1965 đến năm 1972, quá trình đô thị hóa ở nước ta bị chững lại ?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm.
B. Chính sách thu hút dân thành thị về nông thôn.
C. Các đô thị bị chiến tranh phá hoại.
D. Chính sách hạn chế di dân tự phát đến thành thị.
Đáp án đúng: C
5. Ý nào sau đây không phải là tác động của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta:
A. Tạo thêm việc làm cho người lao động.
B.Tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
C.Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
D.Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh.
Đáp án đúng: C
6. Tỉ lệ dân số đô thị chiếm chưa đến 1/3 dân số nước ta đã chứng tỏ:
A. nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều lao động.
B. điều kiện sống ở nông thôn được cải thiện đáng kể.
C. hầu hết các đô thị ở nước ta có quy mô nhỏ.
D. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
Đáp án đúng: D
7. Các đô thị ở Việt Nam phân bố như thế nào?
A. Chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển.
B. Các đô thị phân bố dày đặc ở miền Bắc.
C. Các đô thị phân bố dày đặc ở miền Nam.
D. Mạng lưới đô thị phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ.
Đáp án đúng: A
8. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa đến nền kinh tế nước ta là
A. giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
B. đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. tăng nhanh thu nhập cho người dân.
D. tạo ra thị trường có sức cạnh tranh lớn.
Đáp án đúng: B
9. Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?
A. Cả nước rất ít đô thị đặc biệt.
B. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế.
C. Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp.
D. Mạng lưới đô thị phân bố không đều.
Đáp án đúng: B
10. Sử dung Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết nhóm các đô thị loại 2 của nước ta là:
A. Huế, Nha Trang.
B. Vũng Tàu, Pleiku.
C. Long Xuyên, Đà Lạt.
D. Thái Nguyên, Nam Định.
Đáp án đúng: A
11. Nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế:
A. có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
B. phân tán về không gian địa lí.
C. phân bố không đồng đều giữa các vùng.
D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
Đáp án đúng: C
12. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì:
A. Pháp thuộc.
B. 1954 – 1975.
C. 1975 –1986.
D. 1986 đến nay.
Đáp án đúng: D
13. Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 – 1975 có đặc điểm:
A. phát triển rất mạnh trên cả hai miền
B. hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
C. quá trình đô thị hoá bị chựng lại do chiến tranh.
D. miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chựng lại.
Đáp án đúng: B
14. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là:
A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Đáp án đúng: C
15. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết đô thị có quy mô dân số từ 500001– 1000000 ở Đông Nam Bộ là:
A. Biên Hòa.
B. Vũng Tàu.
C. Thủ Dầu Một.
D. TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án đúng: A
16. Nếu căn cứ vào cấp quản lý, mạng lưới đô thị nước ta được phân thành:
A. 2 loại.
B. 4 loại.
C. 5 loại.
D. 6 loại.
Đáp án đúng: A
17. Vùng có số dân thành thị lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án đúng: C
18. Đô thị hình thành vào thế kỷ XI ở nước ta là:
A. Thăng Long.
B. Phố Hiến.
C. Phú Xuân.
D. Hội An.
Đáp án đúng: A
19. Thành phố Hà Nội được hình thành vào thời gian:
A. thế kỷ XVI.
B. thế kỷ XVIII.
C. thập niên 30 của thế kỷ XX.
D. thập niên 30 của thế kỷ XIX.
Đáp án đúng: C
20. Đô thị nào sau đây là đô thị thuộc tỉnh ở nước ta?
A. Cần Thơ.
B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng.
D. Vũng Tàu.
Đáp án đúng: D
21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị loại 1?
A. Hà Nội, Biên Hòa, Sơn La.
B. Huế, Châu Đốc, Đà Lạt.
C. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng.
D. Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Bến Tre.
Đáp án đúng: C
THAM KHẢO THÊM: