Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng một nhân cách rất riêng biệt, vẫn đảm bảo vẹn toàn đức nghĩa vua tôi, vẫn là vì nước vì dân nhưng theo một phong cách khác, thể hiện tài năng một cách rất "ngông, cho thấy một nhân cách nhà nho chân chính rất "Nguyễn Công Trứ".
Mục lục bài viết
1. Khái quát nội dung Bài ca ngất ngưởng:
Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan. Bài thơ như một lời khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về năng lực và phẩm chất cũng như thái độ sống phóng khoáng, khác đời, sự ngạo nghễ của một tài năng xuất chúng hơn người. Điều đó được diễn tả qua các câu thơ khi ông cho trốn quan trường như một cái lồng giam hãm con người nhưng vẫn vào làm quan vì quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình và thể hiện đạo vua tôi. Ông coi việc làm quan chỉ là phương tiện để ông thực hiện hoài bão vì nước vì dân cũng như thể hiện tài năng của mình nên ông có quyền sống ngất ngưởng. Trong môi trường nhiều chói buộc, nhưng ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ vững được bản lĩnh, cá tính, lối sống của một người thích làm những điều trái khoáy ngược đời để thể hiện thái độ và khát vọng tự do. Sau khi cáo quan khỏi nơi bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị ngất ngưởng như: Người thường cưỡi ngựa ngao du thiên hạ, ông cưỡi bò còn đeo cho nó chiếc đạc ngựa khiến cả chủ và tớ đều ngất ngưởng. Không chỉ vậy, khi đi thăm thú cảnh chùa mà ông vẫn đem theo kiếm cung bên người và mang “một đôi dì” thể hiện sự khác biệt, ngất ngưởng của mình.
2. Dàn ý cho nhan đề Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng:
2.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về Nguyễn Công Trứ, về tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
– Đi sâu vào đề bài: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng
2.2. Thân bài:
Luận điểm 1. Phân tích làm rõ vấn đề “nhân cách nhà nho chân chính”
– Nhân cách: là phẩm cách, đạo đức, phẩm hạnh con người
– Nhà nho chân chính: Nhà nho sống với những nguyên tắc, chuẩn mực của bản thân và dám khẳng định tài năng, bản lĩnh của mình mà không làm trái với lương tâm.
Luận điểm 2: Một nhà nho chân chính phải là người dám thể hiện bản lĩnh, đem tài năng cống hiến chốn quan trường
– Sự xuất hiện của nhà nho với tài năng, bản lĩnh và cá tính phóng khoáng
+ “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Thể hiện tuyên ngôn chí làm trai của tác giả: Một thái độ tự tin khi khẳng định mọi việc trong trời đất đều thuộc phận sự của tác giả.
+ “Ông Hi Văn…vào lồng”: Coi nhập thế là sự chói buộc, đồng thời nó cũng là điều kiện để phát huy tài năng của một nhà nho chân chính.
– Tác giả điểm lại những việc làm của nhà nho chân chính cần làm qua những dẫn chứng việc mà ông đã làm:
+ Mang lại tài năng: Giỏi văn chương (đỗ thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược) ⇒ Tài năng lỗi lạc xuất chúng của một nhà nho chân chính
+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên
=> Khẳng định tài năng xuất chúng và lí tưởng phóng khoáng của một nhà nho chân chính
Luận điểm 3: Một nhà nho chân chính còn là người phóng khoáng với phong cách sống tự nhiên, ung dung tự tại
– Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ có cách sống tự do tự tại theo ý chí và sở thích cá nhân:
Phân tích các luận cứ:
+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.
+ Đi chùa có gót tiên theo sau.
+ Bụt cũng nực cười: thể hiện những hành động khác thường của tác giả (lưu ý nhà nho chân chính này được chứng minh theo quan điểm cá nhân của Nguyễn Công Trứ)
=> Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo phong cách riêng
– Nhà nho chân chính trong tư tưởng của Nguyễn Công Trứ còn là sống với triết lý tự nhiên, ung dung tự tại, lấy tận hưởng làm lạc thú tồn tại.
+ “ Được mất … ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng” trong việc sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thiên hạ.
+ “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” được lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên.
+ “ Không …tục”: Khẳng định lối sống riêng độc nhất của tác giả
=> Nhà nho chân chính theo tư tưởng của Nguyễn Công Trứ là một con người thoát mình khỏi những tư tưởng phong kiến siêu hình, bảo thủ
Luận điểm 4: Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ còn là người mang trong mình đạo lí trung quân
+ “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…
=> Không chỉ khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng mà còn khẳng định mình là bề tôi trung thành.
+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”
=> Nhà nho chân chính không phải là người dập khuôn theo những quy tắc mà là sống chân chính với tài năng và chí hướng của mình.
2.3. Kết bài:
Nhận định và khái quát lại đề tài.
3. Mẫu bài Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng:
Nguyễn Công Trứ nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, là người có học thức cao và tài năng. Mặc dù phải đối mặt với vô số trở ngại và khó khăn trong cuộc sống nhưng khí chất Nho giáo chân chính của ông vẫn không hề lay chuyển. Ngay cả khi bất ngờ bị giáng chức quan lớn, ông vẫn duy trì lối sống ngất ngưởng của mình. Vẻ đẹp của nhà nho chân chính ấy đã được thể hiện một cách trọn vẹn trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của ông.
Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo trong thi văn xưa, thể hiện được chất riêng của ông:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình Tây cờ đại tướng
Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”
Nguyễn Công Trứ tin rằng trên đời này không có thứ gì thuộc quyền sở hữu riêng của ai cả. Ông đỗ quan và dùng tài, đức của mình để phục vụ, cống hiến vì nước vì dân. Tác giả gọi vị trí của mình là “vào lồng”, cho thấy rằng ông đang bị giới hạn, gò bó trong một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho chân chính, từng giữ các chức vụ cao như thủ khoa, tham tán, tổng đốc. Dù tài năng nhưng ông vẫn giữ thái độ khiêm tốn, phù hợp với tư duy của một học giả hiền triết. Tuy nhiên, ông đã phá vỡ giới luật Nho giáo và thể hiện cách tiếp cận cuộc sống độc đáo, rất phong cách Nguyễn Công Trứ. “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”, ông tự tin và mạnh dạn thể hiện tài cầm binh, thao lược của mình. Qua đó thể hiện sự ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ “ngất ngưởng” làm nêu bật phong cách sống của mình. Đó là một phong cách sống vượt bậc, hơn người. Trớ trêu thay, xã hội phong kiến cũ và tư duy cứng nhắc của Nho giáo đã không tán thành tư duy đổi mới của ông, dẫn đến việc ông thường xuyên bị giáng chức và thăng tiến tùy theo năng lực. Cuối cùng, ông đã rút lui về chốn dân thường, đặt dấu chấm hết cho trò chơi “công danh”.
“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”
Cáo quan hồi hương năm 1848, cũng là lúc ông sáng tác bài thơ này như một lời tuyên bố cho sự tự do, thoát khỏi chốn quan trường. Sự ngông của mình được thể hiện rõ khi ông từ chức về quê đã lựa chọn đi bò mà đeo đạc ngựa, khác xa hoàn toàn hình mẫu đi ngựa về quê của các quan khác làm cho mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Một cách thể hiện sự “ngất ngưởng” của ông, một cuộc sống dưới trốn thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng” – núi Đại Nại khác hẳn với cuộc sống phong cách nhà nho giản dị, thanh nhàn như bao người khác. Sống trong cuộc sống tựa như sư, nhưng ông lại làm trái với luật nhà tu và hành xử khác biệt. Những cô hầu gái đủng đỉnh theo ông tới chốn tu hành lại ca hát, đánh đàn nhưng nhà sư lại làm lơ. Phải chăng vì nể ổng từng giữ chức quan lớn trong triều, khi hết thời mới phải về sống ấn giật như này. Bụt cũng phải nực cười cho hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng” của ông:
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không tiên, không vướng tục.”
Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 không chỉ tạo âm hưởng cho bài thơ mà còn nhấn mạnh việc Nguyễn Công Trứ dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái. Chẳng những vậy, họ còn đàn ca nơi tôn nghiêm, thoát khỏi trần tục. Ông thể hiện sự “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”
Câu thơ nêu bật được suy nghĩ “được”, “mất” là hai chuyên thường tình trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ. Ông chấp nhận được hay mất cũng không quan trọng, cùng với đó “khen”, “chê” cũng được suy nghĩ theo một hướng tích cực.
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”
Hai câu cuối kết thúc bài thơ như nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông. Ông tự tin liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi khẳng định và kết thúc “Trong triều ai ngất ngưởng được như ông”. Đó là phong cách rất độc lạ, riêng biệt của nhà thơ.
Trong bài “Bài ca ngất ngưởng” đã cho ta thấy lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cũng được xuất phát từ quan niệm Nho giáo là đề cao long trung quân – một nhân cách của nhà nho chân chính. Nhân cách ấy đặc biết, khác lạ, không khuôn mình trói buộc theo những tư tưởng Nho học mà “ngất ngưởng” theo phong cách riêng của mình nhưng vẫn đảm bảo vẹn toàn đạo với vua, với nước, với dân. Phẩm chất này chính là điều khiến Nguyễn Công Trứ khác biệt và để lại ấn tượng lâu dài.