Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một hình thức tổ chức chính phủ mà trong đó quyền lực và quyền lợi của nhân dân được đặt lên hàng đầu. Trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 - Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một hình thức tổ chức chính phủ mà trong đó quyền lực và quyền lợi của nhân dân được đặt lên hàng đầu. Nhà nước này được thành lập dựa trên ý chí và tham gia chính trị của nhân dân, nhằm phục vụ lợi ích và quản lý các khía cạnh khác nhau của cuộc sống xã hội thông qua hệ thống pháp luật. Vai trò lãnh đạo và quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đảm bảo bởi Đảng Cộng sản, nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ. Điều này đòi hỏi nhà nước phải đảm bảo quyền lợi của tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt địa vị, giai cấp hay tôn giáo. Qua việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo công bằng, trật tự và sự phát triển của xã hội.
Để thực hiện mục tiêu của mình, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản đóng vai trò là người điều hành chính trong việc xây dựng và phát triển nhà nước này. Đảng đưa ra các chính sách và quyết định cần thiết để đảm bảo quyền lợi của nhân dân và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ đảm bảo quyền lợi của nhân dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Nhà nước này thúc đẩy sự đầu tư và phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, nhà nước cũng đảm bảo bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên để bảo vệ lợi ích của nhân dân và đảm bảo sự bền vững của xã hội.
2. Trắc nghiệm Giáo dục công dân11 Bài 9 hay nhất:
Câu 1: Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện
A. Tính giai cấp của Nhà nước
B. Tính nhân dân của Nhà nước
C. Tính dân tộc của Nhà nước
D. Tính cộng đồng của Nhà nước
Đáp án: C
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lập nên
B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí
C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật
D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân
Đáp án: C
Câu 3: Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất
A. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị
B. Chức năng tổ chức và xây dựng
C. Chức năng đảm bảo trật tự, an ninh xã hội
D. Chức năng tổ chức và giáo dục
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 4: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam
B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
D. Liên đoàn Lao động Việt Nam
Đáp án: B
Câu 5: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của
A. Các cơ quan
B. Mọi công dân
C. Nhà nước
D. Lực lượng vũ trang
Đáp án: B
Câu 6: Trên đường đi Minh thấy một người đang cắt trộm dây cáp điện, Minh bang khoăn không biết phải làm gì. Nếu là bạn của Minh, em sẽ khuyên Minh lựa chọn cách nào dưới đây cho phù hợp
A. Làm ngơ coi như không hay biết
B. Xông vào bắt
C. Tránh xa để khỏi nguy hiểm
D. Báo cho công an hoặc ủy ban nhân dân
Đáp án: D
Câu 7: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?
A. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước
B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân
D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước
Đáp án: A
Câu 8: ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước
A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền
D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người
Đáp án: B
Câu 9: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh G không vi phạm pháp luật
B. Anh C không tố giác tội phạm
C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường
D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật
Đáp án: B
Câu 10: Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Rủ thêm một số người tham gia
B. Báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết
C. Lờ đi coi như không biết
D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó
Đáp án: B
Câu 11: Nhà nước xuất hiện từ khi
A. Con người xuất hiện
B. Xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy
C. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
D. Phân hóa lao động
Đáp án: C
Câu 12: Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính xã hội
B. Tính nhân dân
C. Tính giai cấp
D. Tính quần chúng
Đáp án: B
Câu 13: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. Pháp luật
B. Chính sách
C. Dư luận xã hội
D. Niềm tin
Đáp án: A
Câu 14: Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Trấn áp các lực lượng phá hoại
B. Tổ chức và xây dựng
C. Giữ gìn chế độ xã hội
Đáp án: B
Câu 15: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
A. Công nhân
B. Nông dân
C. Tri thức
D. Tiểu thương
Đáp án: A
Câu 16: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
A. Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
B. Của riêng giai cấp lãnh đạo
C. Của riêng những người lao động nghèo
D. Của riêng tầng lớp tri thức
Đáp án: A
Câu 17: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
A. Bằng pháp luật
B. Bằng chính sách
C. Bằng đạo đức
D. Bằng chính trị
Đáp án: A
Câu 18: Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc
B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam
C. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình
D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng
Đáp án: B
Câu 19:Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
C. Đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn
D. Nhân dân tích cực lao động vì đất nước
Đáp án: A
3. Trắc nghiệm Giáo dục công dân11 Bài 9 chọn lọc:
Câu 1: Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng
A. Kinh tế phát triển.
B. Năng suất lao động tăng.
C. Phân chia giai cấp.
D. Phân chia đẳng cấp.
Đáp án: C
Câu 2: Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì
A. Xảy ra chiến tranh.
B. Nhà nước ra đời.
C. Triệt tiêu giai cấp.
D. Mâu thuẫn biến mất.
Đáp án: B
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
B. Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
D. Cả A, B và C.
Đáp án: D
Câu 4: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Thống trị.
D. Bị trị.
Đáp án: B
Câu 5: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp thống trị.
C. Giai cấp công – nông – trí thức.
D. Giai cấp bị trị.
Đáp án: A
Câu 6: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả
A. Tính nhân dân và tính dân tộc.
B. Tính nhân dân và tính giai cấp.
C. Tính giai cấp và tính dân tộc.
D. Tính giai cấp và tính hiện đại.
Đáp án: A
Câu 7: Công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là
A. Công an.
B. Quốc hội.
C. Tòa án.
D. Nhà nước.
Đáp án: D
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
C. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho tất cả các dân tộc.
D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Đáp án: B
Câu 9: Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Thực hiện đoàn kết toàn dân.
B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
C. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
D. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Đáp án: C
Câu 10: Nội dung nào không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Gương mẫu thực hiện tốt pháp luật của nhà nước.
B. Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
C. Thờ ơ với những hành vi vi phạm pháp luật
D. Cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Đáp án: C
Câu 11: Hoạt động nào dưới đây thể hiện chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân?
A. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội.
B. Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu xâm hại đến nền an ninh quốc gia
C. Tạo sự ổn định chính trị trong nước
D. Tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng CNXH.
Đáp án: A
Câu 12: Khi thấy chính quyền địa phương có những biểu hiện chưa công khai minh bạch chuyện tài chính, bà M kiên quyết phê bình và đấu tranh. Việc này thể hiện bà M
A. Thích thể hiện bản thân.
B. Muốn gây rối với chính quyền địa phương.
C. Có trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng, quản lí Nhà nước.
D. Thích gây sự chú ý.
Đáp án: C