Hiện nay như chúng ta thấy trong kinh doanh tồn tại rất nhiều các loại rủi ro cụ thể như trong đầu tư chứng khoán là một điển hình, theo đó với các chiến lược đầu tư khác nhau các nhà đầu tư luôn e ngại rủi ro có thể xảy ra trên thực tế. Vậy nhà đầu tư e ngại rủi ro là gì? Các chiến lược đầu tư phòng ngừa rủi ro như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhà đầu tư e ngại rủi ro là gì?
Nhà đầu tư e ngại rủi ro trong tiếng Anh là “Risk Averse Investor”.
Khi nhắc tới đầu tư thì rất nhiều các nhà đầu tư e ngại rủi ro đây được hiểu là các nhà đầu tư khi phải đối mặt với hai khoản đầu tư có lợi nhuận kì vọng tương tự sẽ thích lựa chọn đầu tư có rủi ro thấp hơn và nhà đầu tư e ngại rủi ro đối nghịch với nhà đầu tư ưa thích rủi ro. Bên cạnh đó với một thuật ngữ khác chỉ tâm lí của nhà đầu tư trên thị trường nữa là trung lập với rủi ro còn được gọi là bàng quan với rủi ro hay thờ ơ với rủi ro và những nhà đầu tư trung lập với rủi ro xem xét tất cả các lựa chọn đầu tư thay thế và họ chỉ tập trung vào lợi ích tiềm năng bất kể mức rủi ro.
Như vậy ta thấy giữa hai chiến lược đầu tư với nhà đầu tư e ngại rủi ro sẽ lựa chọn đầu tư 100$ để thu lại 50$ thay vì đầu tư 1.000$ vẫn với khoản lợi nhuận 50$ tương tự và người trung lập với rủi ro sẽ nhìn vào lợi nhuận tiềm năng của mỗi khoản đầu tư để đánh giá hai cơ hội đầu tư trên. Nhà đầu tư e ngại rủi ro không thích nắm giữ nhiều rủi ro và do đó, thường không quan tâm dến các cổ phiếu hoặc khoản đầu tư có rủi ro cao và sẵn sàng từ bỏ tỉ lệ lợi nhuận cao hơn để đổi lại khoản đầu tư an toàn hơn và với các khoản đầu tư an toàn đối với nhiều nhà đầu tư e ngại rủi ro là các khoản đầu tư vào tài khoản tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu có cổ tức tăng trưởng và chứng chỉ tiền gửi (CD).
Nhà đầu tư e ngại rủi ro ta thấy đây là nhà đầu tư có mức chịu rủi ro thấp hay mức ngại rủi ro cao và với những nhà đầu tư e ngại rủi ro là những nhà đầu tư bảo thủ, chỉ chấp nhận tương đối ít hoặc thậm chí không có biến động nào trong danh mục đầu tư của họ thường với mục đích vào các tài sản được đảm bảo và có tính thanh khoản cao.
2. Các chiến lược đầu tư phòng ngừa rủi ro:
– Các tài khoản tiết kiệm
Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao tại ngân hàng hoặc các hiệp hội tín dụng đem lại lợi nhuận ổn định với hầu như không có rủi ro đầu tư và các nhà đầu tư e ngại rủi ro thường an tâm hơn khi đầu tư vào các tài khoản tiết kiệm do các cơ quan chính phủ bảo đảm một phần tiền trong tài khoản tiết kiệm. Nhược điểm của việc gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm là tiền lãi thấp, phần lớn các tài khoản tiết kiệm dù được xem là có lãi suất cao vẫn chỉ có lợi nhuận thấp hơn hầu hết các khoản đầu tư khác và lựa chọn đầu tư này vẫn tiềm tàng rủi ro lãi suất cho nhà đầu tư và nếu lãi suất giảm nhà đầu tư sẽ nhận được ít lãi hơn cho khoản tiết kiệm của họ.
– Đầu tư vào trái phiếu
Các nhà đầu tư e ngại rủi ro có thể đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu đô thị và nói chung, lựa chọn khác của nhà đầu tư e ngại rủi ro là những công cụ nợ trả cổ tức cố định với các loại trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi các công ty và trái phiếu thành phố được phát hành bởi chính quyền địa phương hoặc nhà nước. Các nhà đầu tư e ngại rủi ro thường ưu tiên trái phiếu đô thị hơn vì chúng có tài chính ổn định hơn trái phiếu doanh nghiệp nhưng với trái phiếu doanh nghiệp vẫn an toàn hơn so với đầu tư vào cổ phiếu phổ thông do dù công ty phát hành có rơi vào mất khả năng thanh toán, các nhà đầu tư trái phiếu sẽ được thanh toán đầu tiên sau đó mới đến các cổ đông của công ty đó. Trái phiếu đô thị có thể mang lại lợi nhuận vượt trội cho các khoản đầu tư có rủi ro tương đương nhờ các khoản miễn trừ thuế.
– Cổ phiếu tăng trưởng cổ tức
Cổ phiếu tăng trưởng cổ tức hấp dẫn các nhà đầu tư e ngại rủi ro vì ngay cả khi giá cổ phiếu giảm, các khoản thanh toán cổ tức có thể bù lỗ và các công ty tăng cổ tức hàng năm thường không có biến động lớn trong lợi nhuận như các cổ phiếu được mua nhằm mục đích tăng vốn. Cổ phiếu của các công ty phòng thủ, như các dịch vụ tiện ích và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thường tăng trưởng cổ tức liên tục do các công ty này có thể hoạt động trơn truc trong hầu hết mọi điều kiện môi trường kinh tế và các nhà đầu tư e ngại rủi ro cũng có thể tái đầu tư cổ tức để mua thêm cổ phiếu.
– Chứng chỉ tiền gửi
Các nhà đầu tư e ngại rủi ro có thể mua các chứng chỉ tiền gửi và với các chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn một chút so với các tài khoản tiết kiệm, tuy nhiên vẫn thấp hơn các khoản đầu tư khác. Để nhận được lãi suất cao hơn, nhà đầu tư cần gửi tiền trong thời gian dài và nếu muốn rút tiền sớm hơn thời gian đã thỏa thuận họ có thể bị tính phí rút tiền. Ví dụ, CD năm năm có thể kiếm được 2% lợi nhuận trong khi CD một năm chỉ có lãi suất là 0,75%. CD đặc biệt hữu ích cho các nhà đầu tư e ngại rủi ro để đa dạng hóa thành phần tiền mặt trong danh mục đầu tư của họ.
3. Các loại rủi ro trong thị trường chứng khoán hiện nay:
3.1. Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính và rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể:
Rủi ro hệ thống là rủi ro rất hay gặp phải loại rủi ro nay hay thường được gọi là rủi ro thị trường và với các rủi ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hay đến phân khúc thị trường chứng khoán và rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của công ty và theo đó tùy vào phạm vi đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa, Ví dụ, rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội.
Rủi ro cụ thể đây là loại rủi ro cũng được gọi là rủi ro phi hệ thống, với loại rủi ro cụ thể làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty hoặc đầu tư hơn. Nhìn chung, rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ rủi ro cụ thể bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng.
Rủi ro đầu tư khác cụ thể với loại rủi ro đầu tư của chung ta cũng có thể theo hướng được tăng lên nếu chúng ta không theo dõi hiệu năng và không thay đổi kịp thời danh mục đầu tư của chúng ta theo đó cần liên hệ Chuyên viên Tư vấn Tài chính của bạn thường xuyên để xem xét lại hiệu suất, mục tiêu và thời gian đầu tư có thể giúp bạn giảm rủi ro này. Sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro không đảm bảo lợi nhuận hoặc bảo vệ chúng ta khỏi thiệt hại.
3.2. Biến động thị trường:
Biến động thị trường chúng ta thấy dây cũng sẽ rất dễ gây tới rủi ro cho các nhà đầu tư cụ thể đây là sự tăng và giảm giá trị của các khoản đầu tư hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định và thường bị bóp méo bởi các nhà đầu tư và phương tiện truyền thông khi giá xuống thấp, sự biến động được hoan nghênh khi nó làm giá trị đầu tư tăng. Vì vậy, lần cuối bạn nghe ai đó sử dụng từ “biến động” để mô tả sự tăng giá là khi nào với biến động thường được so sánh giống như đi tàu lượn siêu tốc nhưng hãy nhớ là có một khác biệt quan trọng khi một chuyến tàu lượn siêu tốc kết thúc, bạn trở lại nơi mà bạn đã bắt đầu và nếu bạn đầu tư nhiều năm, bạn sẽ thành thạo được các phương pháp cơ bản để sống với biến động thị trường khi giá xuống.