Thuế đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của các lĩnh vực đời sống. Việc tái phân phối thu nhập của thuế có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn. Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế là một nguyên tắc được áp dụng cho việc đánh thuế và trợ cấp của các quốc gia. Vậy nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế là gì? Nội dung nguyên tắc?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tái phân phối thu nhập:
Định nghĩa tái phân phối thu nhập:
Tái phân phối thu nhập hay còn gọi là phân phối lại thu nhập.
Tái phân phối thu nhập được hiểu cơ bản là chính sách liên quan đến việc thay đổi loại hình phân phối thu nhập trong nền kinh tế, chủ yếu nhằm vào mục tiêu xã hội, chứ không phải mục tiêu kinh tế.
Tái phân phối thu nhập trong tiếng Anh là gì?
Tái phân phối thu nhập trong tiếng Anh là income redistribution.
Mục tiêu của tái phân phối thu nhập:
– Mục tiêu chung của chính sách tái phân phối thu nhập đó là để là đạt được sự phân phối thu nhập công bằng hơn trong xã hội và đảm bảo rằng mọi người ít nhất cũng có một mức sống tối thiểu nào đó.
– Việc thực hiện chuyển giao thu nhập từ nhóm người này sang cho nhóm người khác trong xã hội chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống thuế lũy tiến và các chương trình phúc lợi xã hội khác như trợ cấp nhà ở, tiền hưu trí.
2. Sự cần thiết của tái phân phối thu nhập:
– Sự khan hiếm là vấn đề cơ bản trong những nghiên cứu về kinh tế.
Số lượng nguồn lực được sử dụng để nhằm mục đích giúp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ là có hạn và ngày một cạn kiệt. Trong khi đó, nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ thực chất là vô hạn, ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú.
– Như vậy thì ta có thể kết luận rằng do nguồn lực hạn chế và nhu cầu vô hạn, sẽ luôn luôn có vấn đề về sự khan hiếm.
– Sự khan hiếm cũng chính là lí do cho sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo trong xã hội và sự chênh lệch này được gọi là khoảng cách thu nhập hoặc bất bình đẳng thu nhập. Mục đích của tái phân phối thu nhập đó là để nhằm có thể giúp giải quyết hoặc ít nhất là giảm thiểu khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
– Phân phối lại thu nhập được hiểu cơ bản chính là một thông lệ kinh tế nhằm mục đích san bằng sự phân phối của cải hoặc thu nhập trong xã hội thông qua việc chuyển thu nhập trực tiếp hoặc gián tiếp từ người giàu sang người nghèo.
– Sau khi cân nhắc về các tệ nạn xã hội và chi phí của nghèo đói cùng cực hoặc các tác động tiêu cực mà khoảng cách thu nhập cực kì lớn có thể ảnh hưởng tới một quốc gia, các chủ thể là những nhà kinh tế trên toàn thế giới luôn nỗ lực để từ đó có thể thu hẹp khoảng cách này hoặc duy trì sự chênh lệch tích cực trong thực tiễn.
Phân biệt tái phân phối thu nhập và tái phân phối của cải:
– Nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn tái phân phối thu nhập giống như tái phân phối của cải.
– Tái phân phối của cải đề cập đến việc thu giữ tài sản từ những người giàu và phân phối của cải cho những người nghèo trong xã hội.
– Không giống như tái phân phối của cải, tái phân phối thu nhập thực chất sẽ không lấy đi các tài sản kiếm được của người dân. Tái phân phối thu nhập sử dụng các chính sách kinh tế chiến lược để nhằm mục đích có thể chuyển thu nhập từ các chủ thể là những người giàu sang người nghèo và nó không liên quan đến việc thu giữ tài sản của người dân một cách mạnh mẽ.
3. Tìm hiểu về thuế:
Ta hiểu về thuế như sau:
Thuế được hiểu cơ bản chính là một khoản thu bắt buộc vào quỹ nhà nước, nguồn thu này từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đó, nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của chủ thể thuộc đối tượng phải đóng thuế do pháp luật quy định.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
Thuế có những đặc điểm cơ bản như sau:
– Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào Ngân sách nhà nước:
+ Thuế là khoản nộp có tính chất bắt buộc đối với người nộp thuế, thể hiện ở chỗ dù họ có muốn hay không, khi họ đáp ứng được những điều kiện luật định thì bắt buộc phải nộp thuế về cho Ngân sách nhà nước.
+ Bắt buộc đối với người thu thuế, thể hiện ở chỗ khi thay mặt cho nhà nước tiến hành thu thuế, các cơ quan quản lý thuế phải thực hiện thu đúng chủ thể, bất kì chủ thể nào đáp ứng các điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế, không được phép lựa chọn hành vi có thu thuế hay không thu thuế và đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.
– Thứ hai, thuế mang tính quyền lực nhà nước:
Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, nếu nhà nước không có thuế thì nhà nước đó cũng sẽ không có tiềm lực kinh tế để có thể duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. 90% nguồn thu Ngân sách nhà nước đều được tạo lập từ thuế, chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì mới đảm bảo thực hiện thu được thuế một cách có hiệu quả nhất, tạo lập nguồn thu tài chính cho quốc gia.
– Thứ ba, thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp:
+ Thuế không mang tính đối giá, thể hiện ở chỗ bất kỳ chủ thể nào họ đủ điều kiện nộp thuế theo quy định, bất kể họ đã được nhận một khoản lợi ích công cộng nào hay chưa thì đều phải nộp thuế.
+ Thuế không hoàn trả trực tiếp, các chủ thể nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, nhà nước lấy ngân sách để chi cho xây dựng trường học, đường xá… và xã hội được hưởng trong đó, có các chủ thể nộp thuế.
Hiện nay, thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước, theo đó thuế đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người cũng như toàn xã hội.
4. Tìm hiểu về nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế:
Khái niệm nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế:
Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế được hiểu là nguyên tắc áp dụng cho việc đánh thuế và trợ cấp nhằm mục đích để có thể góp phần làm giảm sự bất bình đẳng về thu nhập.
Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế trong tiếng Anh là gì?
Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế trong tiếng Anh là Redistribution-income principle of taxation.
Nội dung về nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế:
Từ năm 1980, nhiều nhân tố đã xuất hiện và các nhân tố này cũng đã làm tăng tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Mỹ. Đạo luật về Cải cách thuế năm 1986 được ban hành đã cắt giảm số lượng nhóm thuế. Đáng tiếc là đạo luật về Cải cách thuế năm 1986 cũng làm giảm tính lũy tiến của hệ thống thuế và gây ra nhiều tổn thất cho những người nộp thuế có thu nhập thấp.
Những trường hợp này đã giúp gia tăng thuế bảo hiểm xã hội, một loại thuế có tính chất lũy thoái, đã làm mất tác dụng của các biện pháp giảm thuế do Đạo Luật năm 1986 đưa ra. Do vậy hơn một nửa số những chủ thể là người làm công ăn lương bây giờ sẽ cần phải nộp lại thuế đánh vào tiền lương cao hơn thuế đánh vào thu nhập. Kết quả là, vào năm 1987 thu nhập thực tế bình quân tính theo giờ của công nhân lao động trực tiếp thấp hơn thời kì trước năm 1966.
Chính phủ Liên bang và chính quyền bang ở Mỹ trong thực tế đã làm cắt giảm trợ cấp xã hội bằng cách không tăng chúng tương đương với tỉ lệ lạm phát. Cũng chính bởi vì vậy, trong các năm từ 1978 đến năm 1987, số gia đình công nhân bị bần cùng hoá tăng 23%. Vào năm 1989, 20 triệu chủ thể là những người nằm dưới mức nghèo khổ thuộc về các giả định có ít nhất một thành viên tham gia lao động.
Vào tháng 3/1990, Uỷ ban ngân sách của Quốc hội Mỹ đã tính rằng, thu nhập trước thuế của một gia đình trung lưu tăng 14% số với năm 1977 ( tính theo giá so sánh), nhưng 40% số gia đình có thu nhập thấp nhất với mức thu nhập hàng năm dưới 17.000 đô la đã thực sự suy sụp do tiền lương không tăng và trợ cấp giảm.
Những thay đổi trong hệ thống thuế làm cho tình hình ở Mỹ trong những năm qua xấu đi. Kể từ năm 1977, mức thuế liên bang của 10% người giàu nhất ở Mỹ giảm 8%, trong khi 20% chủ thể là người nghèo thứ nhì, những người tự coi mình là bộ phận cấu thành tầng lớp trung lưu, phải chịu mức thuế cao hơn 10%.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “Nguyên tắc tái phân phối thu nhập của thuế là gì? Nội dung nguyên tắc?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về các nội dung khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn và hỗ trợ!