Nhà nước của dân, do dân, vì dân là một nguyên tắc bất biến trong quá trình hoạt động và phát triển của Nhà nước Việt Nam. Dưới đây là bài phân tích về nguyên tắc để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tư tưởng Nhà nước của dân, do dân, vì dân:
Nhà nước của dân, do dân, vì dân là một nguyên tắc bất biến trong quá trình hoạt động và phát triển của Nhà nước Việt Nam.
Về tư tưởng Nhà nước của dân, do dân và vì dân này được khái quát với các nội dung và đặc điểm chính sau đây:
– Nhà nước của dân: Nhà nước của dân là Nhà nước có dân làm chủ, người dân có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Nước ta là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nhà nước dân chủ. Bản chất của Nhà nước của dân là tất cả quyền hạn tập trung vào tay nhân dân. Tức dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được uỷ quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước. Hay nói cách khác, mọi hoạt động, phương hướng phát triển của Nhà nước đều do dân làm chủ, thuộc quyền lực tối cao của nhân dân. Ngoài nhân dân ra, không có chủ thể nào có quyền tự định đoạt vận mệnh của đất nước. Hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước được bầu ra là đại diện người dân thực thi các hoạt động, kế hoạch phát triển đất nước, đưa đất nước đi lên. Đặc biệt, mọi phương hướng phát triển của đất nước (đơn cử là việc bầu ra bộ máy chính quyền nhân dân, cơ quan sự nghiệp Nhà nước đều do người dân quyết định).
– Nhà nước do dân: Nhà nước do dân làm chủ. Trong cơ cấu vận hành Nhà nước, có rất nhiều bộ máy vận hành. Và các lĩnh vực cụ thể, từng trường hợp hướng đến đều do người dân làm chủ. Thực tế, quyền làm chủ Nhà nước của dân được thể hiện ở những hoạt động cụ thể sau đây: Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử thì cũng có quyền thực hiện chế độ bãi miễn theo ba mức độ từ thấp đến cao: bãi miễn đại biểu; bãi miễn các cơ quan nhà nước; bãi miên nội các Chính phủ nếu các đại biểu đó, các cơ quan nhà nước và nội các Chính phủ không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Ngoài ra, nhân dân còn có quyền kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước do mình cử ra. Trên đây là những minh chứng tiêu biểu nhất để làm rõ sự vận hành trong tư tưởng Nhà nước của dân mà Đảng và Nhà nước ta đều duy trì thực hiện.
Nhà nước do dân, nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sức của tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nhà nước do dân còn bao hàm việc nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra.
– Nhà nước vì dân: Nhà nước vì dân là Nhà nước hoạt động, vận hành và phát triển nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, phục vụ người dân, đem lại lợi ích cho nhân dân. Minh chứng tiêu biểu nhất cho tiêu chuẩn vận hành tư tưởng này là mọi chủ trương mà Đảng và Nhà nước đưa ra đều hướng tới mục tiêu: Cải thiện và phát triển cuộc sống của người dân. Điều gì tốt cho người dân thì thực hiện. Điều gì không mang lại lợi ích cho người dân thì không được thực hiện. Mọi Mọi Chủ trương, chính sách mà Nhà nước đưa ra đều nhằm hướng đến việc chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, thoả mãn các nhu cầu thiết yếu nhất: làm cho dân có ăn; làm cho dân giàu, sống một cuộc sống đủ đầy. Vì dân mà phát triển, vì dân mà xây dựng. Đây chính là những giá trị cốt lõi nhất trong tư tưởng vì dân.
2. Nguyên tắc để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân:
Khi xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nhà nước ta cần thực hiện theo các nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng pháp luật, thực thi pháp luật. Tức mọi hoạt động, chính sách mà Nhà nước đề ra không được trái với Hiến pháp và pháp luật.
– Đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, song lợi ích đó phải song song với tính pháp quyền của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những nguyên tắc mà Đảng và Nhà nước ta cần phải tuân thủ thực hiện.
– Chủ trương xây dựng một bộ máy nhà nước gọn, nhẹ, có cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả, với Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho quyền lợi của toàn dân, cả nước. Vậy nên, việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân phải nằm trong khuôn khổ điều chỉnh vận hành của bộ máy Nhà nước. Điều này giúp tính chất của quyền công dân không bị vượt quá tầm kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trên nguyên tắc tuân thủ những triết lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng một Nhà nước hòa bình, công bằng, ổn định và phát triển.
– Ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Đảng và Nhà nước cần chú trọng hướng đến nguyên tắc sau đây: Việc xây dựng Nhà nước phải nằm trong cơ sở tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng; kết hợp nhuần nhuyễn cả “đức trị” và “pháp trị” trong quản lý xã hội. Nhà nước được xây dựng trong quan hệ đồng hành song song giữa Nhà nước và pháp luật. Tuy nhiên, đạo đức vẫn là gốc, là cơ sở để xây dựng và thực hiện luật pháp. Có như vậy, việc xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân mới đảm bảo tính toàn diện, trọn vẹn và nhân văn nhất.
– Khi xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân phải đảm bảo tính dân tộc được duy trì trong xuyên suốt chặng phát triển. Tính dân tộc sẽ giúp quá trình xây dựng, phát triển bộ máy Nhà nước đạt được kết quả phát triển cao nhất. Đây cũng là cơ sở để tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, đưa Việt Nam phát triển đi lên, đạt được những giá trị rực rỡ nhất trong chặng hành trình phát triển.
Trên đây là những nguyên tắc mà Đảng và Nhà nước ta cần đảm bảo thực hiện và duy trì trong chặng hành trình xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ta tin tưởng rằng, trong thời gian không xa, tư tưởng đó sẽ đạt được giá trị tối ưu nhất, nhân dân được hưởng cuộc sống thịnh vượng và phát triển.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân:
Hiện nay, chủ trương xây dựng Nhà nước mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới là xây dựng dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Việc chủ trương xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc đối với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Cụ thể như sau:
– Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là nhằm mục đích phục vụ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hướng nhân dân đến những mục tiêu phát triển tốt đẹp nhất.
– Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân sẽ giúp tất cả người dân Việt Nam đều được hưởng một cách trọn vẹn quyền công dân; mọi giá trị nền tảng về kinh tế, xã hội đạt được đều hướng đến mục tiêu chung là phát triển quyền con người, bảo vệ quyền con người. Lúc này, theo lẽ dĩ nhiên, mọi quyền lợi của người dân đều được tập trung đảm bảo. Người dân sẽ có cơ hội được học tập, làm việc và phát triển một cách tốt nhất.
– Đồ sống, quyền lợi của người dân được đảm bảo, thì người jjo3wekdkoyhosuti sjdsnKNDKTON NDBDN IJdân sẽ có một môi trường nền tảng để phát triển lành mạnh. Đồng thời, Nhà nước đặc biệt chú trọng quan tâm đến quyền công dân giúp hạn chế đến mức tối đa những xung đột giai cấp có thể xảy ra. Đây chính là nền tảng để duy trì trật tự an toàn xã hội của Nhà nước Việt Nam.
– Dân tộc Việt Nam sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện, tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, đưa đất nước phát triển một cách bền vững nhất. Bởi lẽ, mục đích lớn nhất là đạt được những thành tựu rực rỡ trong quá trình phát triển để phục vụ cuộc sống cho tất cả người dân.