Với những điều kiện thuận lợi về đất, nước, khí hậu và tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện cho Đông Nam Á phát triển nền nông nghiệp lúa gạo trù phú và đa dạng. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
B. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.
C. Có dân số đông, nhu cầu tiêu thụ lớn.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào.
Đáp án đúng: A
2. Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á:
– Địa hình và đất
Đông Nam Á lục địa
+ Địa hình: Khu vực Đông Nam Á lục địa được đặc trưng bởi địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Các dãy núi trong khu vực này thường chạy theo hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam. Những dãy núi cao và kéo dài này tạo nên một cảnh quan hùng vĩ nhưng cũng gây khó khăn cho giao thông và phát triển hạ tầng.
+ Đất: Đất đai ở khu vực Đông Nam Á lục địa chủ yếu là đất feralit ở miền đồi núi và đất phù sa ở các đồng bằng. Đất ferali, với màu đỏ vàng đặc trưng, được hình thành từ quá trình phong hoá của các loại đá mẹ giàu sắt và nhôm, có độ phì nhiêu trung bình đến thấp thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đông Nam Á hải đảo
+ Địa hình: Đông Nam Á hải đảo chủ yếu có địa hình núi trẻ với nhiều núi lửa hoạt động hoặc đã tắt. Các hòn đảo lớn như Sumatra, Java, Borneo (Ca-li-man-tan), và New Guinea đều có nhiều dãy núi cao và các ngọn núi lửa. Các đồng bằng ở đây phần lớn nhỏ hẹp và nằm ven biển tạo ra một vùng đất phù hợp cho việc sinh sống và phát triển các khu đô thị ven biển.
+ Đất: Đất đai ở khu vực hải đảo thường khá màu mỡ đặc biệt là ở những vùng gần núi lửa. Đất bazan và đất núi lửa có độ phì nhiêu cao, thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp và nông sản xuất khẩu như cà phê, cao su và cacao.
– Khí hậu
+ Đông Nam Á chủ yếu nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới với đặc trưng là nhiệt độ cao quanh năm, dao động từ 21°C đến 27°C, độ ẩm lớn trung bình trên 80%. Lượng mưa phong phú, thường từ 1000 mm đến 2000 mm mỗi năm. Khí hậu của khu vực này có thể chia thành hai kiểu chính:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa: Phổ biến ở Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Philippines. Kiểu khí hậu này có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với lượng mưa lớn và thường xuyên. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, ít mưa hơn và thời tiết khô ráo hơn.
+ Khí hậu xích đạo và cận xích đạo: Chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. Khí hậu xích đạo có đặc trưng là mưa quanh năm và không có mùa khô rõ rệt, trong khi khí hậu cận xích đạo có mùa mưa và mùa khô nhưng không rõ rệt như khí hậu nhiệt đới gió mùa.
– Sông, hồ
Sông ngòi: Khu vực Đông Nam Á lục địa có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các con sông lớn như sông Mê Công, sông Iraoađi, sông Hồng và sông Mê Nam không chỉ cung cấp nguồn nước dồi dào cho nông nghiệp mà còn là tuyến giao thông quan trọng và nguồn thủy sản phong phú. Chế độ nước sông thường theo mùa, với mực nước lên cao vào mùa mưa và hạ xuống vào mùa khô.
– Sinh vật
Đông Nam Á nổi tiếng với sự đa dạng sinh học caoi. Diện tích rừng nhiệt đới của Đông Nam Á vào khoảng 2 triệu km² với hai hệ sinh thái chính là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Các khu rừng này là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm và có giá trị cao về mặt sinh thái học. Các loại gỗ quý như lim, nghiến, táu, có trữ lượng lớn và được khai thác để xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, đặc biệt là nạn phá rừng để lấy gỗ và mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, đang trở thành vấn đề cấp bách tại nhiều quốc gia trong khu vực.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 2. Đông Nam Á là cầu nối lục địa
A. Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.
C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Phi với lục địa Á – Âu.
Câu 3. Khu vực Đông Nam Á bao gồm có
A. 12 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 10 quốc gia.
D. 13 quốc gia.
Câu 4. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.
Câu 5. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Xin-ga-po.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Phi-lip-pin.
Câu 6. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?
A. Việt Nam.
B. Cam-pu-chia.
C. Xin-ga-po.
D. Mi-an-ma.
Câu 7. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Câu 8. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. cận xích đạo.
B. cận nhiệt đới.
C. ôn đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân cư ở Đông Nam Á phân bố không đều?
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới và ở một số khu vực.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào.
Câu 10. Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây gặp khó khăn do:
A. Đông Nam Á lục địa ít giao lưu theo hướng Đông – Tây.
B. các dãy núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam.
C. việc giao lưu theo hướng Đông – Tây ít đem lại lợi ích hơn.
D. các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên trong những năm gần đây?
A. Khai hoang, mở rộng diện tích lúa.
B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.
C. Dân số tăng, nhu cầu thị trường lớn.
D. Sử dụng giống mới năng suất cao.
Câu 12. Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.
B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.
C. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
D. Quy đất cho phát triển các cây công nghiệp lớn.
Câu 13. Các quốc gia thành viên sáng lập ASEAN gồm:
A. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Lào.
B. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Mi-an-ma.
D. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
Câu 14. Mục tiêu khái quát nhất mà các nước ASEAN cần đạt được là:
A. xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định.
B. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước.
C. đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
D. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước.
THAM KHẢO THÊM: