Tài sản cố định được hiểu là một tư liệu sản xuất tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc là vô hình, được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất. Nguyên giá tài sản cố định vô hình?
Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì chắc hẳn sẽ không ai còn quá xa lạ với cụm danh từ tài sản cố định. Hiện nay, sự thành công, phát triển của các doanh nghiệp một phần nhờ vào sự đóng góp của các tài sản cố định vô hình. Tuy được sử dụng khá phổ biến nhưng tài sản cố định vô hình chắc hẳn vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là thuật ngữ nguyên giá tài sản cố định vô hình.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tài sản cố định vô hình:
Trước tiên chúng ta cần hiểu về tài sản cố định:
Tài sản đã được Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 xác định cụ thể như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Tài sản cố định được hiểu là một tư liệu sản xuất tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc là vô hình, được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất.
Tài sản cố định cũng chính là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm).
Trên thực tế, khái niệm tài sản cố định bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành…) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về tài sản cố định.
Các doanh nghiệp trên thị trường thông thường sẽ thực hiện việc đầu tư nhằm mục đích chính là để có các nguồn lực vô hình, như: Quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc các chủ thể là các nhà cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị phần và quyền tiếp thị…
Ta hiểu về tài sản cố định vô hình như sau:
Theo Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12 định nghĩa về tài sản cố định vô hình như sau: Tài sản cố định vô hình được hiểu là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị của nó và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình do Bộ Tài chính quy định; tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại.
Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, cụ thể như:
Quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc các chủ thể là nhà cung cấp…
Một số tài sản cố định vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất. Nhằm mục đích để có thể quyết định một tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình được hạch toán theo quy định của chuẩn mực tài sản cố định hữu hình hay chuẩn mực tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào việc xác định yếu tố nào là quan trọng.
Ví dụ cụ thể như phần mềm của máy vi tính nếu là một bộ phận không thể tách rời với phần cứng của máy đó để máy có thể hoạt động được, thì phần mềm này là một bộ phận của máy và nó được coi là một bộ phận của tài sản cố định hữu hình. Trong trường hợp phần mềm là bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan thì phần mềm đó là một tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định vô hình thuê tài chính sau khi được ghi nhận ban đầu, chủ thể là bên thuê phải kế toán tài sản cố định vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo chuẩn mực này. Các quyền trong hợp đồng cấp phép đối với phim ảnh, chương trình thu băng video, tác phẩm kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền thuộc phạm vi của chuẩn mực này.
Theo thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính thì tài sản cố định vô hình được định nghĩa như sau: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Tài sản cố định vô hình được hiểu là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh cụ thể như: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình:
2.1. Nguyên giá tài sản cố định:
Khái niệm nguyên giá tài sản cố định:
Nguyên giá tài sản cố định được hiểu là giá trị ban đầu (giá trị nguyên thuỷ) của tài sản cố định khi nó xuất hiện lần đầu ở doanh nghiệp. Nguyên giá tài sản cố định thể hiện số tiền đã đầu tư vào tài sản cố định.
Nguyên giá tài sản cố định trên thực tế sẽ chỉ thay đổi khi tài sản cố định được xây lắp, trang bị thêm hay bị tháo bớt một số bộ phận không dùng đến.
Ngoài ra, nguyên giá tài sản cố định cũng thay đổi trong trường hợp đánh giá lại hoặc nâng cấp kéo dài tuổi thọ hay tăng năng lực sản xuất của tài sản cố định.
Nguyên giá tài sản cố định trong tiếng Anh là gì?
Nguyên giá tài sản cố định tạm dịch sang tiếng Anh là Fixed asset costs.
2.2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình:
Khái niệm nguyên giá tài sản cố định:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình chính là tổng các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan đến việc hình thành từng tài sản cố định vô hình cụ thể được vốn hoá theo quy định.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình trong tiếng Anh là gì?
Nguyên giá tài sản cố định vô hình tạm dịch sang tiếng Anh là Intangible fixed asset costs.
Đặc điểm và cách tính nguyên giá tài sản cố định vô hình trong từng trường hợp cụ thể:
– Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua riêng biệt sẽ bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định vào sử dụng. Nguyên giá này không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại, các khoản chiết khấu thương mại và các khoản được giảm giá.
– Trong trường hợp tài sản cố định vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm thì nguyên giá được tính theo giá trả ngay tại thời điểm mua.
– Nguyên giá tài sản cố định vô hình được mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định vô hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lí của tài sản nhận về hoặc bằng với giá trị của tài sản cố định vô hình đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản trả thêm hoặc thu về.
– Đối với tài sản cố định vô hình sẽ do doanh nghiệp tạo ra nguyên giá không bao gồm các chi phí trong giai đoạn nghiên cứu mà chỉ bao gồm các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai tạo ra tài sản cố định vô hình bao gồm: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, các chi phí sản xuất chung phân bổ cho tài sản.
Bên cạnh đó, nguyên giá tài sản cố định vô hình còn bao gồm cả các chi phí khác như chi phí đăng kí quyền pháp lí, khấu hao bằng phát minh và giấy phép được sử dụng để tạo ra tài sản đó.
Các chi phí không được tính vào nguyên giá tài sản cố định vô hình trong trường hợp này bao gồm: chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản, các chi phí không liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng, các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các khoản chi phí khác được sử dụng vượt quá mức bình thường.