Nguy cơ từ đối thủ mới là một trong các loại lí thuyết kinh tế tại lí thuyết này có đề cập tới một loại mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về nguy cơ từ đối thủ mới là gì? Rào cản gia nhập đối với các đối thủ mới?
Mục lục bài viết
1. Nguy cơ từ đối thủ mới là gì?
Nguy cơ từ đối thủ mới trong tiếng Anh là Threat of New Entrants.
Trong kinh tế chắc hẳn không ai còn xa lạ với thuật ngữ nguy cơ từ đối thủ mới hay mối đe dọa từ đối thủ mới đây được hiểu là một nhân tố trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter, đề cập đến mối đe dọa mà các đối thủ cạnh tranh mới gây ra cho những doanh nghiệp hiện tại trong một ngành.
Một số thuật ngữ liên quan cụ thể:
Hiện nay ta thấy với mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter với đặc trưng của mô hình này là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành. Theo đó với các yếu tố trong mô hình gồm có khả năng thương lượng của nhà cung cấp với khả năng thương lượng của khách hàng và cạnh tranh giữa các công ty trong ngành với các mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế và với mối đe doạ từ các đối thủ mới. Với các rào cản là nguy cơ xuất phát từ đối thủ mới tham gia gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tạo ra lợi nhuận của các công ty hiện tại. Như vậy nên khi các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào một ngành cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự, vị thế cạnh tranh của một công ty sẽ gặp rủi ro.
2. Rào cản gia nhập đối với các đối thủ mới:
Trên thực tế các doanh nghiệp sẽ có các đối thủ tiềm tàng bao gồm các công ty hiện nay không ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Hiển nhiên với sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn cũng làm tăng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong ngành. Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm tàng được đánh giá qua khái niệm “rào cản” ngăn chặn sự gia nhập vào ngành kinh doanh. Theo đó với các rào cản này bao hàm ý nghĩa 1 doanh nghiệp cần phải tốn kém rất nhiều để có thể tham gia vào một ngành nghề kinh doanh nào đó. Phí tổn này càng cao thì rào cản càng cao và ngược lại.
Trên thực tế có rất nhiều mối đe dọa của những người mới tham gia phụ thuộc vào các rào cản gia nhập. Các rào cản đề cập đến sự tồn tại của chi phí cao hoặc trở ngại có thể ngăn cản các đối thủ cạnh – tranh mới gia nhập ngành. Theo đó với loại rào cản gia nhập càng cao thì nguy cơ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đối thủ mới càng thấp và ngược lại. Rào cản gia nhập cụ thể sẽ bao gồm:
+ Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu: Khách hàng trong ngành thể hiện sự ưa thích mạnh mẽ đối với các sản phẩm, dịch vụ của các công ty hiện tại.
+ Lợi thế về chi phí: Các công ty hiện tại có thể dễ dàng sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình với chi phí thấp hơn so với những người mới tham gia.
+ Qui định của chính phủ
+ Yêu cầu về vốn: Chi phí cố định cao để tham gia vào một ngành, chẳng hạn như ngành viễn thông.
+ Khả năng tiếp cận nhà cung cấp và kênh phân phối: Các công ty hiện tại có thể là khách hàng độc quyền đối với nhà cung cấp và kênh phân phối.
+ Sự liên kết: Các công ty hiện tại có thể thông đồng với nhau để ngăn cản những người mới tham gia.
3. Các rào cản bao gồm:
Rào cản đầu tiên chúng tôi đưa ra đó là về những ưu thế tuyệt đối về chi phí cụ thể đối với những ưu thế về chi phí thuộc về các sáng chế, làm chủ một công nghệ riêng đặc thù, hoặc có một nguồn nhân lực chuyên nghiệp, làm chủ nguồn nguyên vật liệu cũng như những kinh nghiệm cho phép có được các chi phí thấp hơn. Theo đó nên với những lợi thế này, một công ty đã có vị thế vững vàng không phải quá bận tâm với những nguy cơ từ phía các đối thủ tiềm tàng gây ra trong tương lai.
Bên cạnh đó với sự khác biệt hóa sản phẩm: khách hàng đã quen với các nhãn hiệu của các doanh nghiệp hiện tại. Tính khác biệt này tạo ra rào cản xâm nhập, nó buộc các đối thủ mới phải làm rất nhiều để vượt qua sự trung thành của khách hàng và các loại chi phí cho một chiến lược khác biệt hóa là rất cao và rất mạo hiểm.
Ngoài ra còn có các rào cản như với nguồn lợi thế kinh tế theo quy mô cụ thể được hiểu là việc gia tăng hiệu quả kinh doanh bằng con đường tăng thêm quy mô hoạt động. Cũng được biết với các chi phí về sản xuất, phân phối, quảng cáo, dịch vụ, nghiên cứu sẽ giảm với sự gia tăng số lượng bán. Cũng có thể hiểu với số lượng sản xuất và bán tăng lên thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng giảm đi. Theo đó điều này có thể tạo ra bức chắn để ngăn cản sự xâm nhập của các đối thủ mới do nó buộc phải xâm nhập với quy mô lớn và phải mạo hiểm với các phản ứng mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại, hoặc nếu xâm nhập với quy mô nhỏ thì phải chịu bất lợi về chi phí, mà các đối thủ tiềm ẩn đều không mong muốn cả 2 điều này.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều rào cản xuất phát từ chính những sự đòi hỏi về vốn co stheer hiểu về vấn đề đời ỏi nay như với sự cần thiết phải đầu tư nguồn tài chính lớn để cạnh tranh cũng tạo nên các rào cản xâm nhập, đặc biệt trong các trường hợp vốn dành cho các đầu tư mạo hiểm, ví dụ hư đói với các chi phí quảng cáo không bù đắp được, hoặc cho việc nghiên cứu sản phẩm mới.
Rào cản từ các loại chi phí chuyển đổi đây là những chi phí một lần mà khách hàng phải đối mặt khi chuyển sang sử dụng sản phẩm từ nhà cung cấp này sang một nhà cung cấp khác. Theo đó đối với các chi phí chuyển đổi bao gồm các chi phí tái đào tạo nhân viên, thiết bị phụ trợ mới, chi phí và thời gian kiểm tra chất lượng nguồn cung mới, thiết kế sản phẩm hay chi phí tâm lý khi cắt đứt một quan hệ.
Bên cạnh đó đối với các loại phản ứng của các doanh nghiệp hiện tại: nếu các doanh nghiệp mới muốn vào biết cách phản ứng lại một cách tích cực và khôn khéo, một lối vào trong lĩnh vực có thể có được. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện tại phản ứng lại sẽ có thể xảy ra một cuộc chiến tranh khốc liệt, thì giá phải trả là quá đắt để gia nhập ngành.
Cũng theo đó nếu các chính sách của chính phủ: trong nhiều ngành các chính sách, các quy định của chính phủ là một nguồn rào cản xâm nhập ngành lớn. Căn cứ dựa trên việc cấp phép hay đưa ra các yêu cầu đặc biệt (về vốn, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, sử dụng lao động chất lượng cao, lao động địa phương…), chính phủ có thể kiểm soát sự xâm nhập vào một ngành nào đó. Ví dụ: những quy định về kinh doanh dược phẩm, ngân hàng, logistics…
Như vậy thông qua đó ta thấy rằng việc chúng ta có thể nhận diện các đối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng và có ý nghĩa rất lớn với lí do bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành. Theo đó nên ta thấy có một trong những nguyên nhân để có thể coi các đối thủ muốn nhập ngành như một đe dọa, đó là, họ sẽ đem vào cho ngành các năng lực sản xuất mới. Trên thực tế thường thì với các đối thủ mới thâm nhập ngành có một mối quan tâm mãnh liệt đến việc giành được thị phần lớn. Với kết quả thu lại được chính là các đối thủ cạnh tranh mới có thể thúc ép các công ty hiện có trong ngành phải trở nên hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn và phải biết cách cạnh tranh với các thuộc tính mới Ví dụ sử dụng hệ thống phân phối trên cơ sở Internet.