Vốn con người là tài sản của mỗi quốc gia. Khi định giá tài sản của mỗi quốc gia thì những chủ thể là các nhà kinh tế cũng tính toán phần giá trị của vốn con người vào tổng tài sản. Cùng bài viết tìm hiểu về nguồn vốn con người là gì? Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn con người.
Mục lục bài viết
1. Nnguồn vốn con người là gì?
Ta hiểu về vốn con người như sau:
Vốn con người được xác định chính là tài sản của mỗi quốc gia. Khi định giá tài sản của mỗi quốc gia thì những chủ thể là các nhà kinh tế cũng tính toán phần giá trị của vốn con người vào tổng tài sản. Ngày nay, trong thực tiễn đời sống thì nguồn vốn này giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia và vốn con người cũng chính là nguồn lực quyết định tới tính bền vững sự tăng trưởng kinh tế.
Vốn con người được hiểu là vốn vô hình gắn với con người và thể hiện qua kết quả và hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất. Vốn con người hình thành và tích luỹ thông qua việc giáo dục đào tạo và từng trải trong cuộc sống lao động. Trên thế giới những nghiên cứu về chủ đề này đã bắt đầu nhiều thập kỷ trước, còn ở Việt Nam, hiện đã có một số nghiên cứu về chủ đề này trên những khía cạnh khác nhau.
Trong văn phong kinh tế người ta nói nhiều tới vốn con người cũng như ảnh hưởng to lớn của nó đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của quốc gia. Có những định nghĩa cơ bản sau đây về nguồn vốn con người, cụ thể:
– Trong từ điển kinh tế vốn đã định nghĩa vốn con người chính là giá trị của tư bản hay hàng hoá đầu tư được sử dụng vào kinh doanh mang lại lợi ích. Theo nghĩa này vốn là vốn hữu hình.
– Nhưng vốn con người theo Mincer Jacob (1974) thì nguồn vốn con người cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để tích luỹ thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người, và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập.
– Theo Nguyễn Văn Ngọc thì vốn con người chính là khái niệm được sử dụng nhằm mục đích để chỉ toàn bộ hiểu biết của con người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội.
Như vậy, ta nhận thấy, về mặt nội dung thì không có gì khác nhau vì những hiểu biết và kinh nghiệm đề được hình thành và tích luỹ trong quá trình học tập và lao động.
2. So sánh hai loại vốn con người và vốn hữu hình:
Giữa hai loại vốn con người và vốn hữu hình có một điểm chung nhất đó là chúng tăng lên nhờ hoạt động đầu tư của chủ thể và theo thời gian đều bị hao mòn. Hoạt động đầu tư làm tăng vốn hữu hình nhờ mua sắm trang bị thêm máy móc nhà xưởng và các hoạt động cụ thể khác, còn hoạt động đầu tư vào vốn con người nhờ đầu tư học hành. Sự hao mòn của chúng ở đây cùng là hao mòn vô hình dưới ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ. Tiến bộ công nghệ làm tư bản hữu hình lạc hậu và mất giá, còn những kiến thức tích luỹ được cũng bị lạc hậu trong quá trình đó nếu không được cập nhật thường xuyên thông qua quá trình đào tạo lại hay tiếp tục tự học tập để bổ sung hoàn thiện.
Hai loại vốn con người và vốn hữu hình cũng có những điểm khác nhau nhất định. Cụ thể đó là:
– Thứ nhất, vốn con người là vốn vô hình gắn với người sở hữu nó, và chỉ được sử dụng khi người chủ của nó tham gia vào quá trình sản xuất. Loại vốn này không thể mang cho vay hay thế chấp như vốn hữu hình.
– Thứ hai, Vốn này gắn với người sở hữu không chia sẻ và đầu tư dàn trải để có thể tránh rủi ro.
– Thứ ba, Vốn con người dễ dịch chuyển hơn và động hơn.
Vốn con người cấu thành từ ba nhân tố chính đó là:
– Thứ nhất: năng lực ban đầu, nhân tố này gắn liền với yếu tố năng khiếu và bẩm sinh ở mỗi người.
– Thứ hai: những năng lực và kiến thức chuyên môn được hình thành và tích luỹ thông qua quá trình đào tạo chính quy.
– Thứ ba: các kỹ năng, khả năng chuyên môn, những kinh nghiệm tích luỹ từ quá trình sống và làm việc.
Năng lực ban đầu nhận được từ cha mẹ và các điều kiện của gia đình và xã hội khi khi chăm lo cho bà mẹ mang thai và sinh nở. Khi đi học để có năng lực thì người ta phải bỏ ra chi phí học hành và cuối cùng những trải nghiệm trong cuộc sống làm việc nhiều trường hợp người ta phải trả giá rất cao.
Như vậy, từ những phân tích cụ thể bên trên, ta hiểu vốn con người hiểu đơn giản chính là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất. Vốn con người cũng hao mòn và phải tốn chi phí đề đầu tư hình thành và là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển của mỗi doanh nghiệp và quốc gia.
Nguồn vốn con người trong tiếng Anh là gì?
Nguồn vốn con người trong tiếng Anh là Human Capital.
3. Đặc điểm vè vai trò của nguồn vốn con người:
Như đã phân tích bên trên, ta nhận thấy, nguồn vốn con người thực chất là một hình thức vốn vô hình khi so sánh với các hình thức vốn hữu hình. Là các kiến thức, kĩ năng, năng lực, và các tố chất khác của các cá nhân giúp tạo ra những giá trị về kinh tế, xã hội và của bản thân.
3.1. Đặc điểm của nguồn vốn con người:
Nguồn vốn con người có những đặc điểm sau đây:
– Thứ nhất, diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) còn xây dựng Chỉ số vốn con người (Human Capital Index) để nhằm mục đích đánh giá toàn diện thực trạng cũng như triển vọng phát triển vốn con người của các quốc gia.
Chỉ số này bao gồm có 4 trụ cột chính cụ thể đó chính là: trình độ học vấn, sức khỏe, việc làm và môi trường, trong đó có môi trường pháp lí, cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác thúc đẩy sự phát triển của vốn con người. Chỉ số vốn con người là một chỉ số tổng hợp nhằm hướng tới đánh giá vốn con người một cách toàn diện.
– Thứ hai, khi vốn con người cao hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn, đem lại lợi ích cho bản thân người đó cũng như đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
3.2. Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế:
Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá, yếu tố vốn hữu hình tuy còn giữ vài trò quan trọng nhưng không như trong giai đoạn công nghiệp hoá. Thay vào đó vai trò của vốn vô hình mà đặc biệt là vốn con người ngày càng lớn hơn. Nguồn vốn con người được xem là nguồn vốn rất quan trọng với các công ty bởi vì được tính vào giá trị của họ, và hình thành nên vốn vô hình của quốc gia. Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
– Một là, nghiên cứu điển hình của Mankiw và cộng sự (1992), khi bổ sung thêm biến số vốn con người, mô hình tăng trưởng của Solow đã phản ánh sát thực trạng quá trình tăng trưởng của các quốc gia, trong đó yếu tố vốn con người có vai trò quan trọng đối với quá trình này.
Theo Nelson và Phelps (1996), vốn con người chính là nhân tố quyết định đến việc tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài và vì vậy nó có tác động tới tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
– Hai là, khi lượng vốn con người ngày càng nhiều thì năng suất nghiên cứu, tạo ra các mẫu mã mới càng cao. Cũng chính vì vậy, vốn con người đã quyết định quá trình tăng trưởng và một trong những nguyên nhân của tăng trưởng chậm là do quá ít vốn con người được sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu.
Nói chung lại, các mô hình tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh tới yếu tố vốn con người trong quá trình kiến tạo, triển khai và tiếp nhận công nghệ mới để tạo ra tăng trưởng.
– Ba là, các lí thuyết tăng trưởng nội sinh và các lí thuyết về vốn con người đều khẳng định rằng vốn con người sẽ quyết định năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu định lượng cho thấy vốn con người chính là nhân tố làm tăng thu nhập cho các cá nhân.
Mặc dù kết quả định lượng về tác động của vốn con người tới tăng trưởng kinh tế cũng rất khác nhau, đa số các nghiên cứu định lượng đều khẳng định cùng với các nghiên cứu lí thuyết về vai trò và tầm quan trọng của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.