Tài trợ là một nội dung rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp bởi có thể yếu tố tài trợ là yếu tố quyết định đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nhắc về nguồn tài trợ của doanh nghiệp với những vai trò của nó trên thực tế và đối với kinh tế. Vậy Nguồn tài trợ của doanh nghiệp là gì? Phân loại các nguồn tài trợ?
Mục lục bài viết
1. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp là gì?
Tài trợ trong tiếng Anh gọi là Financing. Tài trợ là hoạt động cung cấp các nguồn lực vật chất và tài chính của một tổ chức cho một hoạt động độc lập để đổi lấy các lợi ích mà họ mong muốn sẽ nhận được từ chính các hoạt động đó.
Hoạt động tài trợ chính là sự phát triển của hình thức bảo trợ trước đây (thường là do giới thượng lưu bảo trợ cho giới nghệ thuật nói chung). Tuy nhiên hoạt động tài trợ ngày nay diễn ra thường xuyên hơn và nhằm tạo ra lợi ích cho cả hai phía, không giới hạn với một người.
Nguồn tài trợ của doanh nghiệp chính là nguồn vốn dành cho nhu cầu vốn đầu tư nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục.
2. Phân loại các nguồn tài trợ:
Hiện nay như chúng ta đã biết thì có rất nhiều lựa chọn để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp của bạn, bao gồm cả các khoản tài trợ, vay vốn hoặc vốn tự có. Thật khó để chọn một hình thức phù hợp. Bạn có thể xem xét qua một số vấn đề sau trước khi quyết định.
2.1. Căn cứ vào quyền sở hữu:
Theo cách này, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu, các khoản nợ và các nguồn vốn khác.
– Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt.
Xét theo quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao gồm:
+ Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ).
+ Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong quá trình kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm đi do chủ doanh nghiệp đề nghị tăng hoặc giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp tự bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối hoặc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn tăng lên nhờ vào việc phát hành cổ phiếu mới.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp, là một trong các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và khả năng huy động vốn để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán cuối cùng của doanh nghiệp.
– Các khoản nợ: là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay từ người lao động trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua bán chịu hành hóa và đi thuê tài sản dưới các hình thức thuê hoạt động và thuê tài chính.
– Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn nêu trên, vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn có thể được tài trợ bằng các nguồn vốn khác như: các khoản nợ tích lũy, nguồn vốn liên doanh, liên kết…
2.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn:
Theo thời gian sử dụng, nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn.
– Tài trợ ngắn hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời hạn hoàn trả trong vòng 1 năm.
– Tài trợ dài hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn hơn 1 năm.
3. Vai trò của hoạt động tài trợ:
– Giúp cho công chúng làm quen với các sản phẩm mới của công ty, hình ảnh và tên tuổi, thương hiệu của một tổ chức.
– Xây dựng và tăng cường sự hiểu biết về công ty, tình cảm của công chúng với hoạt động của tổ chức, thu hút các phương tiện truyền thông đại chúng.
– Tài trợ thể hiện thiện chí của tổ chức và công ty đối với các hoạt động mang tính xã hội.
– Tạo ra hiệu ứng tích cực của công chúng và người tiêu dùng, nhất là khách hàng mục tiêu thông qua các chương trình mà công ty tài trợ.
Ví dụ: Bia Heneiken tài trợ cho bóng chuyền bãi biển; P/S tài trợ cho phẫu thuật nụ cười, Honda tài trợ cho chương trình Tôi yêu Việt Nam.
– Hoạt động tài trợ giúp nâng cao sự yêu mến của các đối tượng khách hàng mục tiêu, do đó sẽ giành được sự tôn trọng và ủng hộ hơn các đối thủ cạnh tranh khác.
4. Các nguồn tài trợ dài hạn:
4.1. Phát hành cổ phiếu thường:
Cổ phiếu thường là chứng chỉ ghi nhận sự đóng góp cổ phần của các cổ đông trong công ty.
Các cách phát hành cổ phiếu thường:
– Ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành
– Ưu tiên mua cho các đối tượng có quan hệ mật thiết với công ty
– Chào bán rộng rãi trong công chúng
Ưu điểm:
– Quy mô vốn huy động lớn, tính thanh khoản cao
– Làm giảm hệ số nợ, tăng dộ vững chắc về tài chính cho công ty, tăng khả năng huy dộng vốn và dộ tín nhiệm
Nhược điểm:
– Làm tăng cổ đông mới
– Chi phí phát hành cao
– Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm trừ thu nhập chịu thuế
4.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi:
Cố phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hưu trong công ty cổ phần và cho phép cổ đông ưu đãi có một số quyền lợi ưu đãi hơn cổ đông thường.
Ưu điểm:
– Lợi tức có thể hoàn trả nếu công ty gặp khó khăn về tài chính
– Tránh việc phân chia phần kiểm soát công ty cho cổ đông mới
– Không có thời gian đáo hạn nên việc sử dụng vốn có tính linh động, mềm dẻo hơn.
Nhược điểm:
– Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn trái phiếu
– Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm thu nhập chịu thuế
4.3. Phát hành trái phiếu:
Trái phiếu là chứng chỉ cam kết trả nợ của công ty, bản chất gống đi vay dài hạn nhưng khác là mọi điều khoản đều do doanh nghiệp đưa ra.
Ưu điểm:
– Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định
– Chi phí phát hành thấp hơn cổ phiếu
– Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia phần kiếm soát doanh nghiệp cho trái chủ
– Lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh từ đó làm giảm thu nhập chịu thuế
Nhược điểm:
– Doanh nghiệp phải trả lợi tức và gốc cho trái chủ đúng hạn. Điều này làm tăng nguy cơ phá sản nếu công ty gặp khó khăn về tài chính.
– Phát hành trái phiếu làm tăng hệ số nợ, giảm đi độ an toàn tài chính, giảm khả năng huy động vốn của công ty.
4.4. Thuê tài chính:
Thuê tài chính là hình thức tín dụng trung và dài hạn, mục đích người cho thuê là thu lãi trên vốn đầu tư, mục đích người thuê là sử dụng vốn. Vốn ở đây là hiện vật chứ không bằng tiền.
4.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian:
– Vay theo dự án đầu tư:
Tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh. Tổ chức tín dụng dải ngân theo tiến độ dự án đầu tư.
– Vay trả góp: Lãi tiền vay và nợ gốc được chia ra để trả nợ theo kì hạn
Như vậy qua bài viết này chúng ta có thể thấy nguồn tài trợ cho doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú và có các loại khác nhau để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó vấn đề lựa chọn lọa hình thức tài trợ nào cho doanh nghiệp lại là vấn đề được đặt ra. Vì để phù hợp với chiến lược của công ty và doanh nghiệp thì cũng cần có những chiến lược phát triển nó. Bởi lựa chọn nhà tài trợ cũng là cách thức để duy trì hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn.