Như chúng ta đã biết thì các nguồn lợi từ khai thác đánh bắt và chế biến thủy hải sản đem lại giá trị kinh tế cao vè đem lại rất nhiều giá trị khác cho xã hội. Vậy nên vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản cũng cần được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác nhất. Vậy để hiểu thêm về nguồn lợi thủy sản là gì?
Mục lục bài viết
1. Nguồn lợi thủy sản là gì?
Chắc hẳn khi nhắc tới nguồn lợi thuỷ sản chúng ta sẽ hình dung ra đây là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên như ao, hồ, sông, ngòi, biển…, và nguồn lợi thủy sản này đem lại các giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Trên khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ, ngư dân cùng chính quyền địa phương, các tổ chức có các hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản và tăng giá trị kinh tế thu về cho quốc gia.
2. Nguồn lợi thủy sản tiếng Anh là gì?
Nguồn lợi Thủy sản tiếng Anh là “Aquatic resources”.
3. Trình bày nguồn lợi thủy sản nước ta:
Đúng như tên gọi về nguồn lợi thủy sản, tức là nó phải tạo ra được giá trị về mặt kinh tế, thực tế thủy sản Việt Nam là ngành kinh tế mũi nhọn, ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, không những vậy ngành này đã tạo việc làm cho khoảng nửa triệu lao động trực tiếp trên biển và khoảng 4 triệu lao động dịch vụ nghề cá. Dựa theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, giai đoạn 2010-2020, theo thống kê với tổng sản lượng khai thác thủy sản tăng từ 2,41 triệu tấn năm 2010 lên 3,86 triệu tấn năm 2020, gấp 1,6 lần và với giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác đạt 3,4 tỷ USD.
Bên cạnh đó thì lĩnh vực bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đang đối mặt nhiều khó khăn và thách thức. Nguồn lợi thủy sản suy giảm, với cơ cấu ngành nghề khai thác chưa phù hợp, công nghệ khai thác còn lạc hậu, tổn thất sau thu hoạch còn lớn, chuỗi liên kết trong sản xuất thiếu và yếu… Hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão đang xuống cấp, ô nhiễm, khó đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển. Bên cạnh đó, ngành thủy sản còn xung đột phát triển với các ngành kinh tế khác, như: du lịch, giao thông…
Như vậy nắm được những khó khăn và thử thách gặp phải cần có các giải pháp để giải quyết thách thức đặt ra trong tình hình mới, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 phê duyệt “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để đưa ngành thủy sản phát triển một cách bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Tổng cục Thủy sản thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản (viết tắt là Dự thảo).
Trong bàn dự thảo này đã có đặt ra mục tiêu đến năm 2030, đưa diện tích vùng ven biển, ven đảo được bảo vệ, bảo tồn đạt 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia theo mục tiêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Như vậy nên cơ quan thẩm quyền và Nhà nước cần thực hiện công tác định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng cụ thể đó là cần tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong đó chú trọng thiết lập các khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản, quản lý nghề cá dựa vào quản lý cộng đồng… làm cơ sở để tái tạo, sử dụng hiệu quả bền vững nguồn lợi thủy sản… Quy hoạch khai thác thủy sản theo hướng giảm dần số lượng tàu cá và sản lượng khai thác để phù hợp trữ lượng nguồn lợi thủy sản và kết hợp với tăng giá trị chuyển đổi tỷ trọng sản lượng khai thác giữa các vùng biển, ngư trường; phát triển khai thác xa bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hợp lý…
Với tình hình nguồn lợi thủy sản được đặt ra với cả những tiềm năng và thách thức tại nước ta cho ngành thủy sản thì cần phải tiến hành công tác nắm bắt tình hình nguồn lợi thủy sản bằng cách điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, xây dựng quy hoạch chi tiết để thành lập khu bảo tồn biển và cũng từ đó có thể bổ sung dự án ưu tiên điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ, qua đó, hỗ trợ địa phương xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng ven bờ và tuyến lộng. Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu cần bổ sung thêm số lượng trung tâm nghề cá lớn tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm và sẽ có hướng dẫn về đồng quản lý trong khai thác thủy sản… Từ những định hướng và giải pháp như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, thiết nghĩ cần các cơ quan chức năng cần nghiên cứu kỹ để có bản một quy định hoàn chỉnh về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nước ta.
4. Vai trò của nguồn lợi thủy sản ở nước ta:
Như những điều đã trình bày như trên ta thấy với nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế thủy sản, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong thủy vực, cung cấp thực phẩm cho cuộc sống cộng đồng. Theo đó việc kịp thời bảo vệ, bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản, gìn giữ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là hết sức cần thiết và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của không chỉ ngành Nông nghiệp mà cả cho tương lai các thế hệ mai sau. Với lí do đó nên chúng tôi cho rằng cần phải tích cực phối hợp với các sở, ngành, các địa phương gia tăng các hoạt động tuyên truyền, cổ động và thu hút sự chung tay tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tất cả các cá nhân, các tổ chức chính trị xã hội.
Không những vậy, với giá trị mà nguồn lợi thủy sản của nước ta tạo ra cho thấy vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, tạo công ăn việc làm cho hơn 4 triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống ở các tỉnh ven biển. Bên cạnh đó thì cũng sẽ có một thực tế là, tình trạng vi phạm về khai thác nguồn lợi thủy sản có thể ví dụ như việc đánh bắt cá con, đánh bắt ở vùng biển ven bờ, thủy vực nội đồng… vẫn diễn ra phổ biến dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Trong khi đó, việc phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái còn nhiều hạn chế, bất cập…
Nếu nhìn theo hướng lâu dài thì để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế bền vững cho chính người dân nuôi trồng và đánh bắt thì ở các tỉnh, thành phố quản lý nguồn lợi thủy sản theo trữ lượng và khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi, bảo đảm khai thác gắn với bảo vệ, tái tạo, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và cũng đồng thời xây dựng chính sách chuyển đổi nghề, hỗ trợ cộng đồng ngư dân. Cộng thêm việc phát triển nghề cá đánh bắt xa bờ bằng các loại tàu có công suất lớn, hạn chế việc sử dụng tàu nhỏ đánh bắt gần bờ…
Một điuè cũng nên lưu ý đó là để bảo vệ, hướng tới phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản là cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp và cần có thái độ kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác thủy sản…Để nguồn lợi về thủy sản được phát triển lâu bền và giữ được sự đa dạng của nó.
Trên thực tế thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, đề án, dự án nhằm phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản, phát triển hệ sinh thái biển, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển thuộc địa bàn tỉnh quản lý; phối hợp với địa phương triển khai thực hiện thí điểm mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trên cơ sở mô hình thí điểm, đánh giá rút kinh nghiệm để nhân rộng; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn tình trạng khai thác tận diệt, gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại hệ sinh thái biển, khai thác nguồn lợi hải sản trái phép; phối hợp, hướng dẫn huyện, thành phố, thị xã tổ chức thả giống các loài thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế, loài nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng vào những thủy vực tự nhiên nhằm phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản…
Như vậy tóm lại nguồn lợi thủy sản có vai trò hết sức quan trọng nên cần phải thực hiện tăng cường các hoạt động bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản không chỉ là trách nhiệm của ngành chức năng, chính quyền các địa phương mà cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội để giữ gìn môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sống của các loại thủy sản bản địa, góp phần phát triển sản xuất thủy sản bền vững.